Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện cần giờ thành phố hồ chí minh (Trang 79)

2.3.2.1. Những hạn chế, yếu kém

Việc xây dựng Đồ án, quy định quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã và điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch ngành của huyện, Đề

án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới huyện, xã giai đoạn 2016 - 2020 được phê duyệt chậm, làm ảnh hưởng đến việc triển khai tổ chức thực hiện và quản lý theo quy hoạch được duyệt. Chất lượng quy hoạch ở một số địa phương chưa cao; việc thực hiện công bố công khai quy hoạch tại các xã còn chậm theo quy định.

Công tác triển khai, quán triệt các văn bản quản lý nhà nước và chính sách về xây dựng nông thôn mới chưa tổ chức theo từng chuyên đề, chủ yếu là tuyên truyền lồng ghép. Một số cán bộ, đảng viên chưa nắm vững, đầy đủ, sâu sắc về mục đích, ý nghĩa và vai trò của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Một bộ phận nhân dân chưa hiểu sâu sắc về nội dung các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Chủ yếu là vận dụng các chính sách của trung ương, thành phố, chưa chủ động đề xuất chủ trương, chính sách phù hợp để hỗ trợ cho huyện Cần Giờ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Vai trò tham mưu của Cơ quan giúp việc cho Ban Chỉ đạo huyện và công tác điều hành, tổ chức triển khai thực hiện của Ban Quản lý cấp xã còn nhiều hạn chế, chưa chủ động đề xuất các giải pháp tập trung tháo gỡ khó khăn. Trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Chưa thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo theo chuyên đề, theo từng nhiệm vụ, nội dung xây dựng nông thôn mới. Tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đạt chậm so với kế hoạch đề ra. Khả năng huy động nguồn lực đầu tư còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu trong xây dựng nông thôn mới.

Công tác kiểm tra, giám sát xây dựng nông thôn mới chưa được thực hiện thường xuyên, chưa kiểm tra, giám sát toàn diện việc thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Hiệu quả chưa cao, ít đi khảo sát thực tế. Chế độ thông tin, báo cáo định kỳ chưa nghiêm túc, gây khó khăn trong chỉ đạo thực hiện.

Do năng lực của cán bộ trong quản lý xây dựng, đất đai còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Công tác khảo sát, đánh giá thực trạng để xây dựng Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới huyện, xã giai đoạn 2016 - 2020 chưa đạt yêu cầu; việc phối hợp xây dựng, hoàn chỉnh, trình và phê duyệt Đề án còn chưa chặt chẽ, phải lấy ý kiến góp ý, chỉnh sửa nhiều lần mới được phê duyệt.

Thời gian tuyên truyền còn hạn hẹp, việc huy động nhân dân nghe tuyên truyền còn gặp khó khăn. Lực lượng tuyên truyền viên chưa được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng tuyên truyền. Hình thức chủ yếu là tuyên truyền miệng nên người dân khó nắm bắt. Do trình độ, năng lực, vai trò tham mưu của Cơ quan giúp việc còn nhiều hạn chế, chưa chủ động đề xuất chủ trương, chính sách phù hợp để tháo gỡ khó khăn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Thành viên Ban chỉ đạo huyện, Ban Quản lý xã hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, thường xuyên có sự thay đổi về nhân sự nên công tác tham mưu, phối hợp thực hiện còn hạn chế. Tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ dưới đại học còn cao gây khó khăn trong việc tham mưu, thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Công tác tuyên truyền chưa nhấn mạnh đến vai trò chủ thể của người dân; hình thức tuyên truyền trực quan còn hạn chế. Công tác vận động nhân dân cùng tham gia xây dựng nông thôn mới còn gặp nhiều khó khăn. Sự phối hợp giữa các ngành với các xã trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn chưa chặt chẽ.

Công tác phối hợp, hỗ trợ của các phòng ban, đoàn thể chưa đồng bộ. Các đoàn kiểm tra, giám sát thường được tổ chức với số lượng đông, thời gian thực hiện ngắn nên khó khăn trong việc tổ chức khảo sát thực tế.

Tiểu kết Chương 2

Trong chương 2, luận văn đã khái quát giới thiệu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Cần Giờ; luận văn sử dụng lý thuyết ở chương 1

phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện Cần Giờ. Từ những phân tích về thực trạng công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Cần Giờ cho thấy qua quá trình triển khai thực hiện trong giai đoạn 2013 – 2018, huyện Cần Giờ đã đạt được những thành tựu nhất định, tạo được sự thống nhất trong toàn thể hệ thống chính trị cùng tham gia xây dựng nông thôn mới và tạo nền tảng phát triển phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện còn bộc lộ những khuyết điểm và hạn chế nhất định. Những khuyết điểm và hạn chế đó là cơ sở quan trọng để định hướng, nghiên cứu những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cần Giờ trong thời gian tới.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI

HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Phương hướng

3.1.1. Chủ trương, quan điểm của Thành phố Hồ Chí Minh về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 và những năm tiếp theo dựng nông thôn mới đến năm 2020 và những năm tiếp theo

Thực hiện Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 và Quyết định 6182/QĐ-UBND ngày 24/11/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Bộ tiêu chí về nông thôn mới đặc thù vùng nông thôn thành phố giai đoạn 2016 - 2020, ngày 25/11/2016, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 6183/QĐ-UBND về Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn vùng nông thôn thành phố, cụ thể như sau:

- Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong toàn hệ thống chính trị và nhân dân về thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; duy trì các tiêu chí đã đạt được kết hợp với thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các tiêu chí. Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng an ninh được giữ vững. Trong đó, tập trung vào các nội dung tiêu chí: phát triển sản xuất; nâng cao thu nhập; giảm nghèo bền vững; giảm thiểu ô nhiễm môi trường; rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch theo hướng tập trung quy hoạch khu dân cư

nông thôn mới gắn với cảnh quan môi trường nông thôn; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng nông thôn.

- Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2020 phấn đấu 100% các xã (56/56 xã) trên địa bàn vùng nông thôn thành phố tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt; đạt tiêu chuẩn nông thôn mới cao hơn, bền vững hơn (theo Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn thành phố giai đoạn 2016 - 2020), chia ra:

+ Đến năm 2018: phấn đấu ít nhất 30 xã trên địa bàn thành phố đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh.

+ Đến năm 2019: thêm 26 xã còn lại đạt chuẩn nông thôn mới. Nâng tổng số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới trên địa bàn thành phố là 56 xã. Có 3/5 huyện được Trung ương công nhận đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

+ Đến năm 2020: thêm 02 huyện còn lại được Trung ương công nhận đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. [48]

Để tiếp tục định hướng xây dựng nông thôn mới cho các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh; căn cứ Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2016-2020, ngày 16/11/2018 Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 5134/QĐ- UBND về Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2018-2020, gồm các tiêu chí sau:

- Tiêu chí 1 - Sản xuất - Thu nhập - Hộ nghèo:

+ Tổ chức sản xuất: Có mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ ít nhất 10% sản phẩm nông nghiệp chủ lực của x0ã với thời gian ổn định từ 02 năm trở lên; có ít nhất từ 01 - 02 hợp tác xã kiểu mới liên kết làm ăn có hiệu quả (hợp tác xã đăng ký hoạt động tại địa bàn xã dưới các hình thức: đặt trụ sở chính, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh).

+ Thu nhập bình quân đầu người của xã tại thời điểm xét, công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu phải cao hơn từ 1,5 lần trở lên so với thu nhập bình quân đầu người tại thời điểm được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.

+ Không có hộ nghèo (trừ các trường hợp thuộc diện bảo trợ xã hội theo quy định hoặc thuộc diện khó khăn đặc biệt).

- Tiêu chí 2 - Giáo dục - Y tế - Văn hóa:

+ Tỷ lệ huy động trẻ đi học mẫu giáo đạt từ 90% trở lên; tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào học lớp 1 đạt 100%; tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học đạt từ 95% trở lên, số trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học; tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp đạt từ 95% trở lên.

+ Trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; dân số thường trú trên địa bàn xã được quản lý, theo dõi sức khỏe đạt từ 90% trở lên. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt từ 95% trở lên.

+ Có mô hình hoạt động văn hóa, thể thao tiêu biểu như: Hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ quần chúng; hội thi, thi đấu thể dục thể thao thu hút từ 60% trở lên số người dân thường trú trên địa bàn xã tham gia. Mỗi ấp có ít nhất 01 câu lạc bộ, đội, nhóm văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao hoạt động thường xuyên, hiệu quả.

- Tiêu chí 3 - Môi trường:

+ Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý theo đúng quy định đạt 100%; tỷ lệ rác thải sinh hoạt được phân loại, áp dụng biện pháp xử lý phù hợp đạt từ 50% trở lên.

+ Các tuyến đường xã, ấp phải đảm bảo yêu cầu về thoát nước và được khuyến khích trồng cây bóng mát hoặc trồng hoa, cây cảnh toàn tuyến.

+ Có mô hình bảo vệ môi trường (hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ, đội, nhóm tham gia thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, vệ sinh đường làng

ngõ xóm và các khu vực công cộng; câu lạc bộ, đội tuyên truyền về bảo vệ môi trường) hoạt động thường xuyên, hiệu quả, thu hút được sự tham gia của cộng đồng dân cứ.

+ Có từ 90% trở lên số hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường.

+ 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện xử lý rác thải, nước thải đạt tiêu chuẩn và đảm bảo bền vững.

- Tiêu chí 4 - An ninh trật tự - Hành chính công:

+ Trong 03 năm liên tục trước năm xét, công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu, trên địa bàn xã: không có khiếu kiện đông người trái pháp luật; không có công dân thường trú ở xã phạm tội nghiêm trọng trở lên; tệ nạn xã hội được kiềm chế, giảm.

+ Công khai minh bạch, đầy đủ các thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức, công dân đảm bảo có hiệu quả; có mô hình điển hình về cải cách thủ tục hành chính hoạt động hiệu quả. [28]

Theo đó, các xã sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục phấn đấu nâng cao chất lượng các tiêu chí và hướng tới xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu, huyện nông thôn mới kiểu mẫu nhằm tiếp tục thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao thu nhập của người dân. Xác định rõ xây dựng nông thôn mới là quá trình liên tục, lâu dài; giai đoạn sau có sự kế thừa của giai đoạn trước. Việc triển khai nội dung Bộ tiêu chí về xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu phải lấy vai trò của cộng đồng dân cư là chính, phải để cộng đồng dân cư tự bàn bạc, thống nhất lựa chọn lĩnh vực phù hợp, là điểm mạnh của cộng đồng để phấn đấu trở thành kiểu mẫu. Tuyệt đối không vì thành tích mà huy động quá sức dân, phải để người dân thực sự tự nguyện, tự mình chung tay, góp sức xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, quán triệt nhận thức đối với đội ngũ cán bộ làm công tác xây

dựng nông thôn mới các cấp (huyện, xã) và người dân, cộng đồng về mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch triển khai xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 và hướng tới xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu, huyện nông thôn mới kiểu mẫu sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

3.1.2. Phương hướng, mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại huyện Cần Giờ đến năm 2020 và những năm tiếp theo Giờ đến năm 2020 và những năm tiếp theo

Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình hành động số 06-CTrHĐ/HU ngày 23/11/2015 của Huyện ủy về nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn 2016 – 2020 và Quyết định số 5134/QĐ-UBND ngày 16/11/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu với những nội dung như sau:

1. Phương hướng: Đảm bảo 100% số xã trên địa bàn huyện đạt tiêu chí và giữ vững danh hiệu xã nông thôn mới, huyện giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí huyện nông thôn mới. Đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục triển khai thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu theo Bộ tiêu chí được ban hành tại Quyết định số 5134/QĐ-UBND ngày 16/11/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

2. Mục tiêu chung: Giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; phát huy các nguồn lực xã hội, tập trung đầu tư, khai thác có hiệu quả các công trình hạ tầng kỹ thuật; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng khai thác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện cần giờ thành phố hồ chí minh (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)