Thực trạng quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện cần giờ thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 77)

huyện Cần Giờ

2.2.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn mới:

Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung huyện Cần Giờ đến năm 2025 đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt tại Quyết định số 4766/QĐ-UBND ngày 15/9/2012 và tổ chức công bố, công khai quy hoạch theo đúng quy định. Tuy nhiên, đến năm 2017, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí

Minh có chủ trương điều chỉnh Quy hoạch chung huyện Cần Giờ đến năm 2025 với mục tiêu phát triển Cần Giờ theo hướng du lịch nghỉ dưỡng, giải trí nhưng phải bảo tồn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn; và đã giao Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện và các ngành, đơn vị liên quan lập nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng của huyện. Đến ngày 26/3/2018 Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 1141/QĐ- UBND phê duyệt nhiệm vụ tuyển chọn ý tưởng quy hoạch phát triển huyện; hiện nay đang lựa chọn đơn vị tư vấn để triển khai ý tưởng quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 huyện Cần Giờ theo phương án được chọn.

Do thành phố có chủ trương điều chỉnh Quy hoạch chung của huyện nên thành phố đã chấp thuận chủ trương cho tạm ngưng thực hiện công tác cắm mốc giới theo quy hoạch được duyệt trên địa bàn huyện. Việc cắm mốc sẽ được thực hiện khi có kết quả thi tuyển ý tưởng quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 huyện Cần Giờ và việc điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt theo quy định.

Bên cạnh đó, huyện đã thực hiện rà soát các quy hoạch ngành phục vụ sản xuất đảm bảo thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo công tác phối hợp rà soát và đề xuất Thành phố điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch ngành, cụ thể như sau:

- Về quy hoạch sản xuất muối đến năm 2020, tầm nhìn năm 2025 đã được Thành phố phê duyệt từ năm 2010 (Quyết định số 5756/QĐ-UBND ngày 20/02/2010): Ủy ban nhân dân thành phố đã có văn bản thống nhất không thực hiện điều chỉnh quy hoạch sản xuất muối mà chỉ xây dựng Phương án chuyển đổi diện tích sản xuất muối trên địa bàn huyện đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Huyện đã tổ chức khảo sát tình hình sản xuất, lấy ý kiến diêm dân và xây dựng Phương án trình Ủy ban nhân dân thành phố (tháng 01/2018), hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đang tổ chức lấy ý kiến lần 02 để trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

- Về quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025: đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 3179/QĐ-UBND ngày 22/3/2011, với diện tích vùng nuôi được quy hoạch là 2.400 ha. Năm 2016, Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố lập Quy hoạch phát triển thủy sản trên địa bàn thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt.

- Về quy hoạch vùng nuôi chim yến trong nhà trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn chỉnh Phương án và đang trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt (từ tháng 02/2018).

Đối với việc thực hiện nhiệm vụ quy hoạch tại các xã: đã thưc hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT. Ngay từ đầu các nội dung trong công tác quy hoạch đã được các xã tổ chức lấy ý kiến nhân dân thông qua các cuộc hội thảo, lấy ý kiến góp ý của các phòng, ban chuyên môn huyện và ý kiến của Hội đồng nhân dân xã đối với các nội dung quy hoạch có liên quan trực tiếp đến đời sống người dân để nhân dân bàn bạc và quyết định theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát và dân hưởng”; trong quá trình lập quy hoạch luôn bám sát hướng dẫn, tiêu chí, tình hình cụ thể của từng địa phương và lấy ý kiến tham gia đóng góp xây dựng quy hoạch của đơn vị, doanh nghiệp, nhân dân một cách rộng rãi, dân chủ, tạo được sự đồng tình, ủng hộ cao.

Tuy nhiên do lần đầu tiên thực hiện lập quy hoạch nên các xã còn lúng túng, phải chỉnh sửa, lấy ý kiến góp ý nhiều lần; các xã chủ yếu chỉ thực hiện công tác phối hợp: cung cấp thông tin, lấy ý kiến góp ý… việc lập quy hoạch và chỉnh sửa giao cho đơn vị tư vấn thực hiện. Nhưng do các xã cùng ký hợp đồng cùng với 01 đơn vị tư vấn là Viện Nghiên cứu phát triển thành phố, ngoài việc

thực hiện tư vấn công tác quy hoạch của các xã trên địa bàn huyện Viện nghiên cứu còn tham gia tư vấn quy hoạch cho nhiều xã khác trên địa bàn thành phố, đồng thời được Ủy ban nhân dân thành phố giao thực hiện nhiều nội dung về quy hoạch tổng thể phát triển quy hoạch ngành của thành phố nên gặp nhiều khó khăn và chưa đáp ứng được yêu cầu tiến độ theo kế hoạch đề ra. Theo kế hoạch, phải hoàn trong quý I năm 2014, nhưng phải đến đầu năm 2015, Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã mới được phê duyệt để thực hiện công bố, công khai, tổ chức thực hiện, quản lý theo đúng quy định.

Trên cơ sở Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt, các xã đã phối hợp cùng đơn vị tư vấn thiết kế hoàn tất hồ sơ Quy định quản lý quy hoạch trình thông qua Hội đồng nhân dân xã và gửi Phòng Quản lý đô thị huyện thẩm định, đến tháng 02 năm 2019 Quy định quản lý quy hoạch của 6/6 xã đã được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.

Bảng 2.1. Thời gian phê duyệt Đồ án và ban hành Quy định quản lý quy hoạch các xã nông thôn mới huyện Cần Giờ

STT Phê duyệt Đồ án quy

hoạch Ban hành Quy định quản lý 1 Xã Lý Nhơn 12/10/2011 11/01/2019 2 Xã Bình Khánh 25/03/2015 11/01/2019 3 Xã An Thới Đông 25/03/2015 11/01/2019

4 Xã Tam Thôn Hiệp 25/03/2015 19/02/2019

5 Xã Long Hòa 06/02/2015 11/01/2019

6 Xã Thạnh An 25/03/2015 11/01/2019

(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ)

Các đồ án quy hoạch, quy định quản lý sau khi được phê duyệt Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân các xã đã tổ chức công bố rộng rãi đến người dân trên địa bàn, thực hiện niêm yết các bản đồ quy hoạch tại trụ sở Ủy ban nhân dân và các Văn phòng ấp để người dân nắm bắt. Tuy nhiên, việc tổ

chức các Hội nghị công bố, công khai quy hoạch tại các xã chưa đảm bảo theo thời gian quy định do không chủ động được thời gian, phải chờ đơn vị tư vấn sắp xếp thời gian tổ chức tại các xã (đơn vị tư vấn trình bày nội dung quy hoạch tại hội nghị công bố quy hoạch).

Nhìn chung, chất lượng Đồ án quy hoạch cơ bản đảm bảo yêu cầu; công tác lập quy hoạch được thực hiện nghiêm túc theo các văn bản hướng dẫn của trung ương và thành phố. Việc tập trung thực hiện tốt công tác quy hoạch đã tạo động lực, điều kiện để huyện Cần Giờ thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo kết cấu hạ tầng nông thôn được bền vững.

Tuy nhiên, do năng lực của cán bộ trong quản lý xây dựng, đất đai còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nên quá trình lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch còn lúng túng. Một số nội dung chưa đảm bảo yêu cầu, định hướng phát triển của huyện (quy hoạch và thực hiện quy hoạch mạng lưới thủy lợi chưa đảm bảo tốt cho định hướng phục vụ phát triển thủy sản và diêm nghiệp trên địa bàn huyện). Việc xây dựng Đồ án, quy định quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã và điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch ngành của huyện tiến hành chậm, làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch. Việc công bố công khai các đồ án quy hoạch chung xây dựng được duyệt tại 6/6 xã chưa thực hiện đúng thời gian theo quy định.

Trên cơ sở các quy hoạch đã được duyệt và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Phòng Kinh tế huyện hướng dẫn các xã xây dựng Đề án của từng xã. Ban Chỉ đạo của huyện và Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới các xã chịu trách nhiệm lập đề án, không thuê đơn vị tư vấn. Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt đề án được tổ chức chặt chẽ, đảm bảo tính dân chủ và có sự tham gia của người dân, cộng đồng và các đối tượng có liên quan khác.

- Đối với Đề án của xã: Căn cứ các văn bản hướng dẫn của trung ương, thành phố và huyện, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã xây dựng đề án

trong từng giai đoạn thực hiện theo quy trình sau: Ban quản lý xã dự thảo đề án (bao gồm cả danh mục các công trình, dự án và kế hoạch tổng thể thực hiện) và thực hiện bản công bố công khai dự thảo đề án tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã và được chuyển cho các trưởng ấp để chủ trì tổ chức họp với tất cả các hộ dân trong ấp, có sự tham gia của các đoàn thể xã hội để thảo luận lấy ý kiến đóng góp. Các ý kiến đóng góp được ghi thành biên bản và được chuyển tới Ban quản lý xã và Hội đồng nhân dân xã, Hội đồng nhân dân xã tổ chức cuộc họp nghe ý kiến đại diện các ấp, ý kiến giải trình, tiếp thu của Ban quản lý xã, trên cơ sở đó ban hành Nghị quyết thông qua đề án hoặc yêu cầu Ban quản lý xã chỉnh sửa một số nội dung cho phù hợp. Sau khi hoàn chỉnh và được sự thống nhất của Ban chỉ đạo nông thôn mới huyện, trình đề án xây dựng nông thôn mới của xã lên Ủy ban nhân dân Thành phố thẩm định và phê duyệt. Sau khi được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt, Đề án sẽ được công bố công khai cho nhân dân trong xã biết để thực hiện.

- Đối với đề án của huyện: Trên cơ sở Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và dự thảo Bộ tiêu chí về nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh và hướng dẫn của Ban chỉ đạo thành phố, Ban chỉ đạo huyện đã xây dựng dự thảo Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020, tổ chức lấy ý kiến người dân, các phòng ban chuyên môn, sở ngành thành phố sau đó trình thông qua Hội đồng nhân dân huyện và chỉnh sửa theo các góp ý trình Ủy ban nhân dân thành phố thẩm định, phê duyệt.

Đề án của huyện, xã được các thành viên trong Ban Chỉ đạo và Tổ Công tác giúp việc thành phố khảo sát thực tế và góp ý nhằm giúp cho Đề án nhanh chóng hoàn chỉnh, chuẩn xác trình Ủy ban nhân dân thành phố để sớm phê duyệt. Nhìn chung công tác lập đề án được Ban chỉ đạo huyện, Ban Quản lý xã chỉ đạo rất quyết liệt, tích cực, đã bám theo đề cương và chỉnh sửa theo các yêu cầu, hướng dẫn, các ý kiến góp ý, đảm bảo các nội dung cơ bản của đề án.

Sau khi Đề án được phê duyệt, huyện đã chỉ đạo tổ chức Hội nghị triển khai, công bố các Đề án, thực hiện niêm yết, tuyên truyền đến người dân. Xây dựng kế hoạch tổng thể từng giai đoạn, kế hoạch hàng năm có phân công nhiệm vụ cụ thể để triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ theo lộ trình đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

Các kế hoạch tổng thể cũng đã tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và được Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành Nghị quyết thông qua. Kế hoạch triển khai được các thành viên góp ý cụ thể; đồng thời Huyện ủy, Đảng ủy xã xây dựng các Nghị quyết chuyên đề, chương trình hành động cụ thể để lãnh đạo thực hiện Đề án nông thôn mới. Các thành viên Ban Chỉ đạo huyện, Ban Quản lý xã xây dựng kế hoạch thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

Tuy nhiên việc xây dựng, trình thẩm định, phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới huyện, xã trong giai đoạn 2016 - 2020 rất chậm, phải chỉnh sửa rất nhiều lần do: việc đánh giá thực trạng các tiêu chí, nhất là các tiêu chí về cơ sở hạ tầng chưa chi tiết, cụ thể, chưa xác định được thứ tự ưu tiên, còn tập trung nhiều vào các tiêu chí về hạ tầng giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất, chưa chú trọng nhiều vào các tiêu chí phát triển thu nhập, đời sống nhân dân… phải chỉnh sửa nhiều lần mới được phê duyệt.

Bảng 2.2. Thời gian xây dựng và phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020

STT ĐƠN VỊ Thời gian bắt đầu xây dựng Đề án Thời gian Đề án được phê duyệt

1 Xã Lý Nhơn Tháng 8/2016 ngày 29/11/2017

2 Xã Bình Khánh Tháng 8/2016 ngày 29/03/2018 3 Xã An Thới Đông Tháng 8/2016 ngày 12/01/2018 4 Xã Tam Thôn Hiệp Tháng 8/2016 ngày 08/01/2018

5 Xã Long Hòa Tháng 8/2016 ngày 15/01/2018

6 Xã Thạnh An Tháng 8/2016 ngày 29/12/2017

7 Huyện Cần Giờ Tháng 4/2016 ngày 04/7/2018

Từ những phân tích trên cho thấy, công tác lập quy hoạch, đề án và kế hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cần Giờ được nghiêm túc triển khai thực hiện theo quy định và các văn bản hướng dẫn; tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập đòi hỏi huyện Cần Giờ phải có những định hướng, giải pháp cụ thể để khắc phục trong thời gian tới.

2.2.2.2. Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước và chính sách về xây dựng nông thôn mới

Ủy ban nhân dân thành phố, huyện đã ban hành nhiều văn bản quản lý nhà nước và thực hiện chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố và trên địa bàn huyện. (Xem phụ lục 6)

Trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới huyện không ban hành các cơ chế, chính sách riêng mà triển khai, vận dụng các chính sách của Trung ương và Thành phố. Ngoài việc xây dựng các Đề án, các kế hoạch thực hiện giai đoạn, hàng năm về thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; giai đoạn 2013 - 2018, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành hơn 460 văn bản để cụ thể hóa hoạt động chỉ đạo, điều hành thực hiện các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới như: Phê duyệt phương án hỗ trợ lãi vay cho các hộ vay vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu cho Hợp tác xã nông nghiệp mới thành lập; triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững theo hướng giảm dần từ trợ cấp sang hỗ trợ phương tiện sản xuất cho hộ nghèo tổ chức sản xuất, kinh doanh, cải thiện cuộc sống làm ăn vươn lên thoát nghèo; hỗ trợ đào tạo nghề lao động nông thôn kết hợp giải quyết việc làm; các chính sách miễn giảm học phí, cấp bảo hiểm y tế cho học sinh là thành viên hộ nghèo; trao tặng học bổng; hỗ trợ chi phí học tập, tạo điều kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện cần giờ thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)