Do vai trò, giá trị của di tích lịch sử văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 26)

Luật Di sản văn hoá đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá X kỳ họp thứ 9 thông qua đã khẳng định “Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của Di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc của nhân dân ta”.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII đã xác định 10 nhiệm vụ về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó nhiệm vụ thứ tƣ là bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Nghị quyết đã chỉ rõ nội dung của nhiệm vụ này nhƣ sau: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lƣu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể.

Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại”.

Nƣớc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, những trang sử hào hùng của dân tộc đƣợc ghi lại qua nhiều hình sử liệu khác nhau: di tích – di vật, hình ảnh, chữ viết, ngôn ngữ truyền miệng… trong những nguồn sử liệu ấy thì di tích lịch sử - văn hóa đóng vai trò nhƣ một nguồn sử liệu vật chất quan trọng nhất. Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia cho chúng ta những thông tin trực tiếp về hoạt động của con ngƣời trong quá khứ và giúp cho các nhà nghiên cứu lịch sử có những bằng chứng cụ thể để khẳng định sử có mặt của cộng đồng dân cƣ đã sống và tồn tại trên mảnh đất này.

Di tích là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc. Di tích giúp cho con ngƣời biết đƣợc cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trƣng văn hoá của đất nƣớc và do đó có tác động ngƣợc trở lại tới việc hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam hiện đại.

Di tích chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn (trị giá nhiều ngàn tỷ đồng) nếu bị mất đi không đơn thuần là mất tài sản vật chất, mà là mất đi những giá trị tinh thần lớn lao không gì bù đắp nổi. Đồng thời, di tích còn mang ý nghĩa là nguồn lực cho phát triển kinh tế, một nguồn lực rất lớn, sẵn có nếu đƣợc khai thác, sử dụng tốt sẽ góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế đất nƣớc và nó càng có ý nghĩa to lớn khi đất nƣớc đang rất cần phát huy tối đa nguồn nội lực để phát triển.

Ngày nay có nhiều di tích đã và đang đƣợc bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị đúng mức nhƣng cũng có không ít những di tích lịch sử - văn hóa quốc gia nhƣ bị bỏ quên đang xuống cấp hoặc đang bị xâm hại nghiêm trọng và đã bị khai thác sử dụng quá mức. Chúng ta cần quan tâm, chú ý hành động chung tay góp sức bảo vệ, gìn giữ những tài sản vô giá mà cha ông chúng ta đã để lại qua nhiều thế kỷ.

Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, di tích lịch sử - văn hóa đƣợc chia thành: Di tích lịch sử - văn hóa cấp Thành phố là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phƣơng, do Chủ tịch UBND Thành phố quyết định xếp hạng di tích. Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của Quốc gia

do Bộ trƣởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng cấp Quốc gia. Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của Quốc gia, do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia đặc biệt.

Việt Nam là một quốc gia có lịch sử lâu đời với những trang sử sáng chói trong cuộc đấu tranh dựng nƣớc, giữ nƣớc, giành độc lập dân tộc. Trong suốt quá trình lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, các thế hệ đi trƣớc đã để lại cho chúng ta kho tàng di sản văn hóa với nhiều giá trị. Việc bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử - văn hóa quốc gia để lƣu truyền lại cho muôn đời sau là một việc quan trọng và cần thiết. Chiến lƣợc phát triển văn hóa đến năm 2020 đã xác định: “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc là nhiệm vụ then chốt của Chiến lƣợc phát triển văn hóa”.

1.2.2. Thách thức của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập

Nƣớc ta là một nƣớc đang phát triển, lại bị chiến tranh kéo dài tàn phá nặng nề, nên sau khi giành độc lập, thống nhất đất nƣớc, ƣu tiên hàng đầu của Nhà nƣớc và nhân dân là phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Tuy nhiên, tập trung phát triển kinh tế trong khi chƣa xây dựng hoàn thành hành lang pháp lý bảo vệ di sản văn hóa; đồng thời ý thức chấp hành pháp luật và nhận thức cộng đồng về bảo tồn di sản văn hóa trong phát triển chƣa đầy đủ rất dẫn đến tình trạng phát triển không bền vững. Hơn nữa di sản văn hóa vật thể của Việt Nam phần lớn làm bằng chất liệu hữu cơ, lại bị thiên tai và địch họa tàn phá, sự tác động của phát triển dân số, kinh tế, do nhu cầu khai thác, xây dựng và sản xuất ngày càng tăng. Tuy nhiên, do trải qua hàng chục năm chiến tranh, chúng ta chƣa có nhiều điều kiện chăm lo, bảo vệ di tích nên đến nay, mặc dù đã rất cố gắng nhƣng vẫn còn nhiều di tích bị vị phạm chƣa đƣợc giải tỏa. Phần lớn các vi phạm này đã diễn ra từ nhiều chục năm nay nên việc giải quyết cần có quyết tâm và sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp.

Đó là những nguy cơ hiện hữu đẩy di sản văn hóa đến với những cơ hội và thách thức lớn lao. Những sức ép do sự tác động tiêu cực của sự phát triển

cộng với sự xuống cấp hàng loạt của di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, nhận thức chung của công đồng về bảo vệ di sản, di tích vẫn còn bị hạn chế so với nhu cầu phát triển kinh tế phục vụ đời sống hàng ngày. Chính vì vậy, di sản, di tích lịch sử - văn hóa của nƣớc ta đã và đang chịu tác động ngày càng nhanh chóng của sự biến đổi môi trƣờng tự nhiên và xã hội.

Trong giai đoạn hiện nay, những thách thức đối với quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa nói chung và di tích lịch sử - văn hóa quốc gia nói riêng chủ yếu gồm:

Thứ nhất là, trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa tạo cơ hội để chúng ta tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới, tuy nhiên cũng nảy sinh những nguy cơ về sự thay đổi quan niệm sống, lối sống khác thâm nhập tác động tiêu cực đến giá trị văn hóa truyền thống.

Thứ hai là, hoạt động quản lý nói chung chƣa gắn kết với thực tiễn, trên mọi phƣơng diện do trình độ quản lý còn lạc hậu và yếu kém.

Thứ ba là, đặc tính thƣơng mại trong văn hóa nếu không đƣợc kiểm soát chặt chẽ, dễ bị chi phối bởi yếu tố thị trƣờng, làm thay đổi chức năng của văn hóa.

Thứ tƣ là, dữ liệu cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách làm căn cứ để đƣa ra những quyết sách đúng đắn vì những số liệu liên quan để đánh giá cần phải điều tra xã hội học, mất nhiều thời gian và chi phí.

Thứ năm là, khoảng cách đời sống ở các vùng miền còn cách xa nhau. Do vậy muốn phát huy đƣợc bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo giữ gìn, phát huy những nhân tố tích cực của văn hóa truyền thống thấm sâu vào lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, để kinh tế - xã hội có những bƣớc phát triển bền vững thì nhà nƣớc cần phải có những chính sách và giải pháp đúng đắn, phù hợp, cùng với sự nỗ lực chung của toàn xã hội.

1.2.3. Công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa

* Những thành tựu đạt được

- Nghiên cứu sƣu tầm, điều tra khảo sát, nắm vững tình hình di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn. Nhiều di tích lịch sử - văn hóa bị các yếu tố tự nhiên và

xã hội tàn phá, nhƣng với truyền thống văn hóa dân tộc, trên nền móng cũ của nhiều công trình nhƣ những ngôi đình thờ thành hoàng làng, ngôi chùa thờ đƣợc phục dựng.

- Đền thờ những ngƣời có công với nƣớc đƣợc phục hồi để bảo tồn giữ gìn và phát huy các giá trị tinh thần truyền thống văn hóa của dân tộc xu thế toàn cầu hóa là tất yếu, trong tiến trình phát triển mạnh mẽ và đầy biến động, nhiều giá trị mới sinh ra, cùng với sự mất đi của giá trị truyền thống, vì vậy cần phải tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc để bảo tồn các giá trị truyền thống và phát hiện, giữ gìn các giá trị mới.

- Tăng cƣờng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cập nhật cùng với sự phát triển chung của thế giới vì lợi ích, sự phát triển của quốc gia, dân tộc, phát huy hiệu lực, hiệu quả trong thực tiễn và tăng cƣờng hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy để quản lý bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa.

- Lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích; bảo vệ chống vi phạm di tích; tu bổ, tôn tạo di tích; tuyên truyền, giáo dục phát huy giá trị di tích. Việc bảo tồn đƣợc các di tích – văn hóa tại địa phƣơng cũng góp phần đáng kể vào quá trình phát triển du lịch, mang nhiều nguồn lợi cho kinh tế địa phƣơng.

* Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu thì cũng có một số hạn chế:

Thứ nhất là, do quá trình hội nhập kinh tế, những giá trị mới dần thay thế những giá trị xƣa cũ, vấn đề này đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý nhà nƣớc về các di tích lịch sử - văn hóa, nhƣ việc tham quan các di tích còn gắn với mê tín dị đoan, việc công đức tại các di tích làm mục đích thƣơng mại hay quảng cáo…đòi hỏi nếu không tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa từ việc đầu tƣ bảo tồn, xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đủ mạnh, có hiệu lực trong thực tiễn thì các di tích khó giữ gìn đƣợc cho các thế hệ tƣơng lai.

Thứ hai là, do sự thiếu đồng bộ, thiếu ý thức, thiếu sự quan tâm đến việc bảo tồn di sản, di tích của một số ngành chức năng, địa phƣơng không tuân thủ các quy định của nhà nƣớc trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ, phát triển cơ sở sản xuất nhƣ: cầu đƣờng, bến cảng, khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy sản không chú ý đến việc bảo tồn di sản, di tích trong khu vực triển khai dự án; việc phát triển nhanh các đô thị, xây dựng nhà cao tầng, vô hình chung đã làm cho di sản, di tích bị mất đi không gian truyền thống, nhiều di tích còn bị các công trình mới chèn lấn, có nguy cơ bị mai một. Các công trình cấp thoát nƣớc và xử lý rác thải, khói bụi gây ô nhiễm môi trƣờng xung quanh khu vực di sản, di tích.

Thứ ba là, những hạn chế của đội ngũ cán bộ quản lý số lƣợng và chất lƣợng không song hành, những cán bộ có chuyên môn về đúng chuyên ngành bảo tồn di tích còn khiêm tốn, mà đa phần có thể là các cán bộ học kinh tế, thƣơng mại, nông nghiệp hay học những ngành khác lại làm công tác bảo tồn di tích.

Thứ tƣ là, nguồn kinh phí, bất kể vấn đề gì liên quan đến bảo tồn hay trùng tu các di tích trong quản lý nhà nƣớc tại địa phƣơng thì mối quan tâm lớn luôn là nguồn kinh phí, hiện nay ngoài ngân sách nhà nƣớc thì nguồn vốn xã hội hóa là nguồn vốn chính để duy trì hoạt động cũng nhƣ trùng tu tại các di tích, tuy vậy việc huy động nguồn vốn này từ các doanh nghiệp hay nhân dân là vấn đề khó nếu không có sự hƣớng dẫn của quản lý nhà nƣớc tại địa phƣơng.

Thứ năm là, đô thị hóa nông thôn, phát triển du lịch trong khi chƣa có đủ cơ sở hạ tầng, chƣa có những công cụ pháp lý hữu hiệu để điều chỉnh các hành vi liên quan dẫn đến tình trạng quá tải, tập trung quá đông ngƣời trong mùa lễ hội tại di tích, cơ sở dịch vụ, nhà hàng lấn át gây bất lợi cho di tích.

1.2.4 Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý di tích lịch – văn hóa

Trong quá trình xây dựng và phát triển nhiều năm qua, việc đẩy mạnh công tác quản lý văn hóa cả về chiều rộng và chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực đã đƣợc chú trọng, tạo không ít thành quả. Tuy nhiên, có thể thấy chất lƣợng, số lƣợng, quy mô, phƣơng thức…của công tác quản lý văn hóa chƣa đáp ứng đƣợc

nhu cầu phát triển, chƣa theo kịp thực tiễn hoạt động văn hóa chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển, chƣa theo kịp thực tiễn hoạt động văn hóa và đang đặt ra nhiều vấn đề đƣợc quan tâm giải quyết một cách thấu đáo. Hoạt động quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực di tích lịch sử - văn hóa tuy có chuyển biến, tiến bộ song còn nhiều hạn chế, có lúc, có nơi còn buông lỏng quản lý (để xảy ra xây dựng không phép, trái phép, làm vỡ cảnh quan di tích, lấn chiếm đất đai, mua bàn chuyển nhƣợng diện tích ở trong di tích).

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và sự hiểu biết về quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở cấp cơ sở nhìn chung còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc với nhu cầu nhiệm vụ, nên ảnh hƣởng không nhỏ tới việc bảo vệ di sản văn hóa. Hiện nay đa phần số cán bộ làm quản lý văn hóa tại các địa phƣơng làm công tác về văn hóa nhƣng hầu hết lại không có chuyên môn về văn hóa, nghiệp vụ chính của họ là làm công tác quản lý, điều này cũng đặt ra nhiều vấn đề cho công tác quản lý các di tích lịch sử - văn hóa tại các địa phƣơng.

Hiện nay, tuy chúng ta đang tiến hành quản lý văn hóa trong cơ chế kinh tế thị trƣờng, nhƣng dấu ấn của cơ chế bao cấp vẫn còn khá sâu đậm, khiến cho nhiều cơ quan quản lý, doanh nghiệp, tổ chức văn hóa vẫn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nƣớc, chƣa phát huy tốt tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Chủ trƣơng xã hội hóa các hoạt động văn hóa chƣa phát huy hiệu quả cao. Việc xây dựng hoàn thiện thể chế văn hóa còn thiếu và chƣa đồng bộ, chƣa theo kịp sự phát triển của thực tiễn. Công tác kiện toàn tổ chức, bộ máy nhân sự ngành văn hóa, thể thao và du lịch còn nhiều lúng túng. Trong khi quản lý văn hóa là một công việc rất phức tạp, nhạy cảm, đòi hỏi cả về kiến thức, kỹ năng lẫn tinh thần trách nhiệm, thì đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là cấp cơ sở, còn nhiều hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, chƣa đáp ứng tốt yêu cầu công tác. Tóm lại, năng lực nguồn nhân lực quản lý văn hóa vẫn còn nhiều hạn chế…dẫn đến ảnh hƣởng tới chất lƣợng công tác quản lý nhà nƣớc về văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)