Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dƣỡng độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 109)

dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm

Cần tăng cƣờng hoạt động nghiên cứu khoa học về di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, tổ chức các cuộc hội thảo nghiên cứu khoa học về di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể nằm trong mỗi di tích gắn với lễ hội văn hóa dân gian ở địa phƣơng. Tăng cƣờng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích, bao gồm đội ngũ quản lý, đội ngũ nghiên cứu về di tích, các kiến trúc sƣ, kỹ sƣ xây dựng, kỹ thuật viên, thợ nghề, nghệ nhân, những ngƣời làm công tác bảo vệ di tích ở cơ sở...

Nghiên cứu tìm hiểu giá trị của di tích lịch sử - văn hóa quốc gia để biết quý trọng tài sản quý báu của dân tộc. Gắn thu nhập chính của cán bộ làm công tác nghiên cứu, hƣởng theo kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học; xây dựng cơ chế khuyến khích cán bộ trẻ tham gia công tác nghiên cứu khoa học. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn, phát huy giá trị di tích, các lễ hội truyền thống của quận cần căn cứ chiến lƣợc Phát triển văn hóa đến năm 2020 của quốc gia Ban hành theo Quyết định số 125/2007/QĐ-TTg ngày 31/7/2007 của Chính phủ.

Kế hoạch cần đảm bảo mục tiêu tập trung kiểm kê toàn diện, nghiên cứu, sƣu tầm, bảo tồn, và phát huy giá trị lịch sử- văn hóa của lễ hội, góp phần ngăn chặn nguy cơ xuống cấp các di tích và sự hủy hoại văn hóa phi vật thế; nghiên cứu bảo tồn đi đôi với đề xuất các giải pháp phát huy lễ hội truyền thống. Đồng thời, xác định đúng chức năng nhiệm vụ của các đơn vị, cá nhân trong nghiên cứu khoa học đối với di tích lịch sử - văn hóa và lễ hội:

- Đối với nhà quản lý là xây dựng kế hoạch, định hƣớng nghiên cứu, cung cấp các nguồn lực phục vụ, chỉ đạo và kiểm tra quá trình nghiên cứu.

- Đối với nhà khoa học là triển khai thực hiện kế hoạch nghiên cứu. Cần tôn trọng giá trị truyền thống, đề xuất các nội dung cần bảo tồn nguyên trạng, các nội dung có thể bổ sung cho phù hợp, đề xuất loại bỏ các yếu tố không phù

hợp từ những đánh giá có căn cứ khoa học, khách quan, không mang yếu tố chủ quan cá nhân hay của một nhóm ngƣời nhất định và tôn trọng cộng đồng.

Cần ƣu tiên đầu tƣ kinh phí cho công tác nghiên cứu khoa học, nhất là kinh phí phục vụ phục dựng lễ hội truyền thống, kinh phí xây dựng cơ sở dữ liệu và trang bị các phƣơng tiện lƣu giữ, kinh phí học tập và trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, công tác chuyển giao các kết quả nghiên cứu.

Cần tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa; xây dựng tiêu chuẩn và cơ chế lựa chọn, bố trí cán bộ quản lý có đủ năng lực, trình độ để đảm đƣơng công việc. Xây dựng chƣơng trình kế hoạch cụ thể đào tạo đội ngũ hƣớng dẫn viên văn hóa du lịch có chất lƣợng cao, có năng khiếu và am hiểu sâu sắc về lịch sử, văn hóa trên địa bàn quận, tạo sức hấp dẫn khách đến tham quan, du lịch; có chính sách khuyến khích về vật chất, tình thần để thu hút nhân tài, sử dụng chuyên gia có trình độ cao; chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức theo đúng chức danh, nhiêm vụ; hỗ trợ cán bộ trẻ tự đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn; cần có chế độ đãi ngộ đặc biệt đối với chuyên gia, cán bộ có năng lực quản lý chuyên ngành di sản văn hóa đến công tác và phục vụ lâu dài ở địa phƣơng.

Cần tiếp tục đổi mới công tác quản lý, chăm lo chính sách, kiện toàn, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn hóa - xã hội, quản lý di tích, di sản văn hoá thống nhất trên địa bàn quận và toàn thành phố. Nhằm quản lý hiệu quả việc bảo tồn phát huy giá trị tại di tích. Đồng thời đẩy mạnh công tác trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ thuật với các tổ chức quốc tế trong việc xây dựng và triển khai các dự án về bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị di sản văn hóa.

3.2.5. Tăng cường xã hội hóa để huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ, gìn giữ, phát huy các di tích trên địa bàn quận

Tập trung đầu tƣ kinh phí ngân sách, đẩy mạnh công tác xã hội hóa để thực hiện việc chống xuống cấp, tu bổ, bảo tồn di sản văn hoá. Tăng cƣờng các nguồn lực và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá, nâng

cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong việc bảo tồn các di sản văn hoá trên địa bàn. Thƣờng xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lƣợng hoạt động và phát huy vai trò, trách nhiệm của các ban, tiểu ban quản lý di tích cơ sở đối với công tác bảo vệ, giữ gìn di tích theo phân cấp quản lý.

Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, tăng tính hấp dẫn của di tích nhằm thu hút nhiều hơn nữa khách tham quan; tổ chức các hoạt động văn hoá tại di tích hƣớng tới mục tiêu phục vụ phát triển du lịch bền vững là hết sức cần thiết. Nguồn tài nguyên di tích cũng sẽ bị cạn kiệt nhƣ những nguồn tài nguyên dầu mỏ, than đá... nếu chỉ khai thác mà không bảo tồn. Bảo tồn và khai thác luôn là hai mặt của một vấn đề, nếu chỉ bảo tồn mà không chú ý tới khai thác sẽ gây lãng phí tài nguyên, hạn chế việc phát huy giá trị; nếu chỉ khai thác mà không bảo tồn thì còn nguy hiểm hơn nữa, điều đó sẽ gây hủy hoại di tích, hủy hoại môi trƣờng và những hậu quả to lớn khác cho toàn xã hội.

Việc huy động các nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ vào lĩnh vực văn hóa – xã hội để phát triển du lịch văn hóa, đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng dịch vụ và du lịch và dịch vụ. tập trung ngân sách đầu tƣ của Thành phố để nhanh chóng hoàn thiện hạ tầng du lịch xung quanh các di tích lịch sử - văn hóa quốc gia; khôi phục các lễ hội truyền thống theo hƣớng văn minh nhƣng đậm đà bản sắc dân tộc.

Cần tổ chức phát huy giá trị di tích, tạo không gian di tích để ngƣời dân đến hƣởng thụ các giá trị di tích và nhận thức mình là ngƣời tạo ra và có quyền làm chủ những giá trị văn hóa đó; phát huy sức mạnh của dƣ luận xã hội gắn với các phong trào hành động thiết thự, tinh thần tự nguyện, tính tự quản, năng lực làm chủ của nhân dân trong việc bảo vệ, giữ gìn và khai thác sử dụng hiệu quả giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận.

Giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, với quan điểm di tích là cái đang có, cái không thể thay thế, nên vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích cộng đồng, lợi ích của các thế hệ hôm nay và mai sau thì cái mới, cái xây dựng sau cần phải hết sức tôn trọng di sản gốc. Từ thực tiễn và những bài

học có tính phổ quát trên phạm vi toàn thế giới, UNESCO, ICOMOS đã ban hành nhiều công ƣớc, hiến chƣơng trong đó có nêu những nguyên tắc cơ bản để giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển nhƣ Hiến chƣơng về bảo vệ thành phố và đô thị lịch sử: “...bảo vệ các thành phố và các đô thị lịch sử khác phải là một bộ phận hữu cơ của hệ thống cố kết các chính sách phát triển kinh tế và xã hội...”; “Những chức năng mới và các mạng kết cấu hạ tầng do đời sống đƣơng đại đòi hỏi phải thích hợp với đặc trƣng của thành phố lịch sử.”; bảo vệ di tích không có nghĩa bảo vệ một cách bất di bất dịch, Hiến chƣơng cũng nêu rõ: “Việc đƣa các yếu tố đƣơng đại vào mà hài hòa đƣợc với tổng thể khung cảnh là có thể chấp nhận, bởi vì các yếu tố mới đó có thể góp phần làm cho khu vực thêm phong phú.”.

3.2.6. Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng tạo động lực nâng cao chất lượng quản lý các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm

Cần có chính sách khen thƣởng động viên, khuyến khích những ngƣời có nhiều công hiến lớn bằng cách vinh danh khen thƣởng động viên xứng đáng, quan tâm đến những nội dung văn bia phù hợp với sự công hiến. Công khai cụ thể những đóng góp, công đức của nhân dân; hƣớng dẫn xây dựng bia, lập sổ vàng ghi danh.

Cần có quy chế công khai minh bạch, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh để các tập thể và cá nhân trên địa bàn quận tham gia công tác bảo tồn, tu bổ, giữ gìn các di tích phát huy hết khả năng của mình.

Cần kịp thời biểu dƣơng các tập thể, các cá nhân có thành tích trong hoạt động bảo vệ, giữ gìn di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận; đổi mới hình thức thi đua khen thƣởng cả về vật chất và tinh thần để ghi nhận công sức đóng góp, tạo động lực tích cực cho các cá nhân, tổ chức và thu hút nhân dân tham gia bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di tích.

3.2.7. Tăng cường sự phối hợp liên ngành trong quản lý nhà nước về các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm

Tăng cƣờng phối hợp liên ngành các ban ngành, đoàn thể thống nhất trong các hoạt động nhằm đạt hiệu quả trong công tác quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa.

Ban hành các văn bản một cách rõ ràng cụ thể cho từng ban ngành, có khen thƣởng, kỷ luật kịp thời và rõ ràng để phân rõ trách nhiệm cho từng các nhân, tổ chức gắn với trách nhiệmđƣợc phân công. Công tác thực thi và chấp pháp nhanh chóng kịp thời theo các chế tài của pháp luật đẻ giảm thiệt hại. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc của chính quyền quận, phƣờng và các ngành chức năng, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân.

Chủ động phối hợp với các phòng, ban, ngành, đoàn thể quận, thành phố, UBND các phƣờng chỉ đạo tổ chức triển khai các hoạt động di tích, lễ hội trên địa bàn đảm bảo đúng quy định; hƣớng dẫn và phối hợp với đội kiểm tra liên ngành của quận và các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra công tác quản lý di tích và tổ chức lễ hội trên địa bàn quận thực hiện tốt những quy định chung của Nhà nƣớc.

- UBND các phƣờng phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin quận triển khai, thực hiện các nội dung và nhiệm vụ đƣợc giao; xây dựng Kế hoạch tăng cƣờng công tác quản lý di tích và tổ chức lễ hội trên địa bàn.

- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, Ban quản lý, Tiểu ban quản lý di tích cùng các ban ngành đoàn thể tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến, hƣớng dẫn, vận động nhân dân, các di tích thực hiện tốt Luật Di sản văn hóa, Pháp lệnh Tín ngƣỡng tôn giáo; tổ chức các lực lƣợng thƣờng xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm trong quản lý di tích, lễ hội trên địa bàn đảm bảo đúng quy định.

3.2.8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về các di tích nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm

Công tác thanh tra, kiểm tra phải thực sự đổi mới về hình thức và nội dung hoạt động. Cần thực hiện thanh tra, kiểm tra toàn diện hoạt động tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích đƣợc thƣờng xuyên coi trọng và duy trì tốt công tác kiểm tra chống vi phạm, bảo vệ di tích trên địa bàn theo phân cấp quản lý và Luật Di sản văn hoá, Luật Xây dựng, Luật Tín ngƣỡng, tôn giáo. Việc các vi phạm pháp luật về di sản văn hóa, nhất là trong các hoạt động liên quan tới tu

bổ, tôn tạo, sử dụng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh (lấn chiếm đất đai di tích, tu bổ di tích sai nguyên tắc, lợi dụng việc phát huy giá trị di tích để trục lợi…) chậm đƣợc xử lý và khắc phục kịp thời. Điều này dẫn tới việc pháp luật về di sản văn hóa chƣa đƣợc nhiều tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành.

Chủ động hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các công trình bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích theo quy định của nhà nƣớc tại cơ sở. Thực hiện thống nhất, đúng quy trình trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai dự án bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích, cấp phép xây, sửa cơ sở thờ tự theo các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nƣớc về công tác quản lý di tích

Xây dựng phối hợp với thanh tra chuyên ngành giữa Thanh tra Phòng Văn hóa Thông tin quận với Đội an ninh quận tăng cƣờng hoạt động thanh tra, định kỳ kiểm tra việc chấp hành pháp luật; kiên quyết xử lý vi phạm về xây dựng, lấn chiếm khuôn viên di tích; hoạt động kinh doanh, phá hoại cảnh quan gây ô nhiễm môi trƣờng di tích lịch sử - văn hóa.

Xây dựng phƣơng án phối hợp thanh tra liên ngành để khắc phục khó khăn về số lƣợng và năng lực của cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra; bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ văn hóa cho cán bộ thanh tra. Tránh tình trạng cán bộ thanh tra không đủ để đi đến các lễ hội, không hiểu biết sâu sác về văn hóa phi vật thể thì khó chỉ ra sai phạm cho địa phƣơng điều chỉnh, sửa chữa. Bồi dƣỡng đạo đức, phẩm chất của cán bộ thanh tra, vận động nhân dân tố giác các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp để tăng cƣờng hiệu quả và chất lƣợng công tác thanh tra, kiểm tra.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trong chƣơng 3 tác giả trình bày các quan điểm và các giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, thông qua đó có những kiến nghị và giải pháp.

Để tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, cần quán triệt thống nhất quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực này. Cần có sự phân công, phân cấp hợp lý, khoa học, khả thi giữa Trung ƣơng và địa phƣơng, có sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan đƣợc giao chủ trì là Phòng Văn hóa – Thông tin quận với các cơ quan, tổ chức khác trên địa bàn quản lý nhà nƣớc về các di tích lịch sử - văn hóa ở địa phƣơng. Việc quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa phải bảo tồn, tôn tạo, phát huy đƣợc các giá trị của các di tích; phải triển kinh tế - xã hội và phải phục vụ tốt cộng đồng; phải huy động đƣợc sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, nhân dân trên địa bàn và các tổ chức quốc tế trong việc tôn tao, tu bổ và phát huy các giá trị của các di tích.

Trong quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa, vấn đề quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)