Quận Hoàn Kiếm là một trong 12 quận nội thành của Thành phố Hà Nội, có diện tích tự nhiên 5,287 km2 gồm 18 phƣờng với số dân 204,100 ngƣời (theo số liệu thống kê của UBND quận Hoàn Kiếm, ngày 31/12/2015). Quận Hoàn Kiếm ở vị trí trung tâm thành phố, phía Bắc giáp quận Ba Đình tới phố Hàng Đậu làm ranh giới; phía Đông giáp sông Hồng với cả vùng bãi ngoài đê từ Phúc Tân - chợ Long Biên chạy dài đến đƣờng Vạn Kiếp; phía Nam giáp quận Hai Bà Trƣng giới hạn bởi các đƣờng phố Hàn Thuyên - Lê Văn Hƣu - Nguyễn Du; phía Tây giáp hai quận Ba Đình, Đống Đa, phân cách bởi phố Lý Nam Đế và khu vực ga Hà Nội.
Quận Hoàn Kiếm luôn là trung tâm của Hà Nội và của Việt Nam, đƣợc hình thành cách đây gần 1000 năm, có một bề dày lịch sử phát triển.Quận Hoàn Kiếm nằm ở vị trí trung tâm Thủ đô, nơi hội tụ và kết tinh những tinh hoa văn hóa, truyền thống lịch sử của Thăng Long - Hà Nội. Có diện tích nhỏ nhất trong các quận huyện của thành phố, nhƣng quận Hoàn Kiếm là trung tâm chính trị - hành chính, trung tâm thƣơng mại - dịch vụ của thành phố Hà Nội, nơi thƣờng xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của Thủ đô. Các đơn vị hành chính quận gồm 18 phƣờng: Cửa Đông, Cửa Nam, Chƣơng Dƣơng, Đồng Xuân, Hàng Bài, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Phúc Tân, Tràng Tiền, Trần Hƣng Đạo.
Lịch sử hình thành quận Hoàn Kiếm gắn liền với lịch sử nghìn năm xây dựng và gìn giữ Thăng Long - Hà Nội. Qua tƣ liệu cũ để lại quận Hoàn Kiếm hiện nay thuộc huyện Thọ Xƣơng xƣa, nơi đây là đầu mối giao lƣu với “tứ trấn”
và cũng là điểm hội tụ nhân tài bách nghệ khắp bốn phƣơng mà tên các phố hôm nay còn ghi đậm dấu ấn Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Đào, Hàng Buồm, Hàng Mã, Hàng Gai…
Trong quá trình phát triển Hà Nội, địa giới của quận Hoàn Kiếm ngày càng mở rộng. Năm 1886, quận Hoàn Kiếm đƣợc phát triển về phía Nam hồ Hoàn Kiếm theo kiểu khu phố của ngƣời Châu Âu, với hệ thống bàn cờ đƣợc hoạch định trƣớc. Đây là một giai đoạn phát triển mới, mang phong cách xây dựng đô thị Châu Âu với nhiều công trình kiến trúc có sắc thái riêng mang nhiều đƣờng nét kiến trúc Pháp.
Từ năm 1954-1961, khu vực này gồm khu phố Hoàn Kiếm, khu phố Đồng Xuân và một phần của khu phố Hàng Cỏ, khu phố Hai Bà.
Thực hiện chủ trƣơng xây dựng, mở rộng Thủ đô của Bộ Chính trị và Nghị quyết của kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa II, ngày 31/5/1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 78-CP về việc chia các khu vực nội thành và ngoại thành của thành phố Hà Nội. Khi đó, khu phố Hoàn Kiếm gồm có: Khu phố Hoàn Kiếm cũ; Khu phố Đồng Xuân cũ; Các khối 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 15, 16, 17 của khu phố Hàng Cỏ cũ; Các khối 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41 của phu khố Hai Bà cũ.
Sau năm 1975, việc xây dựng phát triển của quận Hoàn Kiếm đẩy mạnh ra phía ngoài đê, hình thành các khu nhà ở tập thể của các cơ quan.
Tháng 1/1981, thực hiện Hiến pháp mới, bộ máy chính quyền thành phố đƣợc tổ chức thống nhất thành 3 cấp, khu phố Hoàn Kiếm chính thức gọi là quận Hoàn Kiếm, là cấp trên cơ sở; các tiểu khu đại diện hành chính chuyển thành phƣờng, là cấp chính quyền cơ sở. Theo đó, quận Hoàn Kiếm gồm có 18 phƣờng và giữ ổn định cho đến ngày nay.