Quận Hoàn Kiếm là trung tâm của Hà Nội và của Việt Nam, đƣợc hình thành cách đây gần nghìn năm, có một bề dày lịch sử phát triển. Trong số các quận của Thủ đô, quận Hoàn Kiếm gắn liền với lịch sử, truyền thống văn hoá
Thăng Long - Hà Nội. Có thể nói, hồn cốt của văn hóa nghìn năm Thăng Long - Hà Nội đƣợc tụ hội ở Hoàn Kiếm - quận trung tâm của Thủ đô. Hiện nay trên địa bàn quận có trên 190 điểm di tích lịch sử - văn hoá và di tích cách mạng - kháng chiến. Tiêu biểu là hồ Hoàn Kiếm - di tích lịch sử, danh thắng cấp quốc gia đặc biệt và khu Phố cổ Hà Nội - di tích lịch sử cấp quốc gia với những ngôi nhà truyền thống, phố nghề đặc trƣng, hoạt động kinh doanh buôn bán đa dạng náo nhiệt, khu phố Pháp với những con đƣờng rợp bóng cây và những ngôi biệt thự. Bên cạnh đó là hệ thống các công trình kiến trúc văn hoá có giá trị, trong đó có 81 điểm đã đƣợc xếp hạng và gắn biển. Trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã có 157 công ty lữ hành đang hoạt động; 464 khách sạn, cơ sở lƣu trú với 10.846 phòng (trong đó có 225 khách sạn đƣợc xếp hạng, gắn sao, tiêu biểu nhƣ: Khách sạn Hilton Opera, Movempik, Metropol, Silk park,...).
Khu phố cổ (36 phố phƣờng) đƣợc hình thành từ đầu thế kỷ XIX thuộc triều Nguyễn. Cùng với việc xây dựng Hoàng thành, Kinh thành, nhiều Đình, Đền, Chùa đƣợc xây dựng nhƣ đình Kim Ngân, chùa Báo Ân, Báo Thiên, đền Vua Lê, Ngọc Sơn, Bà Kiệu…
Từ năm 1886, quận Hoàn Kiếm đƣợc phát triển về phía nam hồ Hoàn Kiếm theo kiểu khu phố của ngƣời châu Âu, với hệ thống bàn cờ đƣợc hoạch định trƣớc. Đây là một giai đoạn phát triển mới, mang phong cách xây dựng đô thị châu Âu với nhiều công trình kiến trúc có sắc thái riêng mang nhiều đƣờng nét kiến trúc Pháp.
Từ năm 1955, đặc biệt là sau 1975 việc xây dựng và phát triển của quận Hoàn Kiếm đẩy mạnh ra phía ngoài đê, các khu nhà ở tập thể cơ quan đƣợc hình thành. Do sự hình thành các khu vực theo từng giai đoạn nhƣ vậy, quận Hoàn Kiếm đƣợc phân rõ với đặc điểm của từng giai đoạn lịch sử.
Khu phố cổ gồm các phƣờng: Cửa Đông, Đồng Xuân, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã và một phần của 2 phƣờng Hàng Bông, Lý Thái Tổ. Các công trình chủ yếu là nhà ở kết hợp với cửa hàng, mật độ xây dựng cao, đƣờng giao thông nhỏ và ngắn.
Khu phố cũ gồm các phƣờng: Cửa Nam, Hàng Bài, Hàng Bông, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Tràng Tiền, Trần Hƣng Đạo. Nhiều loại công trình hình thức kiến trúc đẹp nhƣ biệt thự, công sở, nhà hát, cửa hàng, khách sạn, bảo tàng, thƣ viện.v.v.
Khu ngoài đê gồm 2 phƣờng: Chƣơng Dƣơng và Phúc Tân, công trình chủ yếu là nhà ở của dân lao động, xây dựng manh mún, chắp vá, không có quy hoạch.
Hoàn Kiếm là quận trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của Thủ đô. Quận tập trung nhiều đầu mối giao thông đƣờng sắt, đƣờng thủy, đƣờng bộ. yếu tố này đã gắn kết Hoàn Kiếm với các quận, các tỉnh thành khác tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy giao lƣu phát triển kinh tế - văn hóa và du lịch. Là nơi tập trung nhiều Bộ, Sở, Ban ngành và các cơ quan quản lý nhà nƣớc (10 Bộ trong tổng số 17 Bộ của trung ƣơng đóng trên toàn địa bàn Thành phố Hà Nội), các văn phòng đại diện nƣớc ngoài, nơi tập trung các cơ quan chính trị - xã hội –tôn giáo, Hoàn Kiếm xứng đáng là trung tâm hành chính –chính trị của Thành phố.
Với chợ Đồng Xuân – một khu thƣơng mại và dịch vụ lớn, là đầu mối giao lƣu hàng hóa cả khu vực phía Bắc cùng với một loạt chợ lớn nhƣ chợ Hàng Da, Cửa Nam, Hàng Bè và những tuyến phố thƣơng mại sầm uất nhƣ Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Ngang…Hoàn Kiếm đã và đang trở thành trung tâm thƣơng mại lớn của Thủ đô Hà Nội.
Hoàn Kiếm phát triển rất mạnh dịch vụ cho thuê văn phòng và là quận có nhiều tiềm năng phát triển loại hình dịch vụ cao cấp này, điều đó tạo cho Hoàn Kiếm một bộ mặt mới, văn minh bên cạnh những công trình kiến trúc cổ đồng thời khẳng định vị thế trung tâm dịch vụ của quận.
Với hệ thống các trung tâm tài chính, ngân hàng đầu não tập trung tại quận Hoàn Kiếm có tiềm năng phát triển mạnh các giao dịch về kinh tế tài chính. Trong 10 năm tới, trên cơ sở Nhà nƣớc đổi mới chính sách tài chính ngân hàng và sự phát triển của các thành phần kinh tế, Hoàn Kiếm sẽ trở thành trung
tâm tài chính lớn của Hà Nội. Đây chính là loại hình dịch vụ cao cấp, một hình thức dịch vụ dựa trên tri thức và dựa trên sự tiến bộ, văn minh của nền kinh tế.
Đất nƣớc bƣớc sang thời kỳ mở cửa, Hoàn Kiếm cũng thể hiện sự năng động trong cuộc sống mới. Ngƣời Hoàn Kiếm vừa nỗ lực giữ gìn và phát huy giá trị quý báu của những di tích văn hóa, lịch sử, vừa nhanh chóng bắt nhịp với cuộc sống mới. Kinh tế phát triển nhanh, mạnh. Các chƣơng trình văn hóa, giáo dục, thể thao, y tế cũng đạt đƣợc những kết quả vững chắc, toàn diện. Với vai trò là quận trung tâm, Hoàn Kiếm luôn đảm bảo an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững. Cùng với thực hiện nghiêm túc duy trì các tuyến phố văn minh đô thị và Kế hoạch 159/KH-UBND ngày 24/8/2016 của UBND Thành phố về tổ chức thí điểm không gian đi bộ khu vực Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận đã tạo ra nét đẹp trong cảnh quan cũng nhƣ nét riêng đầy quyến rũ của Hoàn Kiếm. Một thế mạnh nữa của Hoàn Kiếm chính là việc thực hiện hiệu quả công tác văn hóa, thông tin, cổ động, văn hóa văn nghệ vào các ngày lễ lớn, các dịp kỷ niệm của Thủ đô, đất nƣớc, tạo nên dấu ấn, tăng thêm phần phấn khởi, vui tƣơi cho nhân dân.
2.1.3. Đặc điểm truyền thống, con người Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Nói đến Thăng Long - Hà Nội xƣa là nói đến “Băm sáu phố phƣờng” với những đƣờng phố phƣờng nghề có chữ “hàng” ở đầu. Quận Hoàn Kiếm hầu nhƣ thâu tóm gần hết những phố “hàng” ấy nhƣ Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Mã... Những con phố mà tên gọi đã giúp ta nhận biết dáng dấp của những làng nghề. Khu Phố cổ Hà Nội đƣợc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, khu phố cũ đã trở thành cụm di sản đô thị đặc trƣng, là tài sản quý giá trong kho tàng di sản văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, nơi đang lƣu giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc, nét đẹp truyền thống của ngƣời Hà Nội hào hoa, thanh lịch.
Có thể nói, Hoàn Kiếm là một quận trung tâm của thành phố Hà Nội, có sự kết hợp hài hòa các yếu tố văn hóa trong phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch nên cần có nhiều hơn nữa các chính sách thích hợp để một mặt hòa nhập, tiếp thu đƣợc tinh hoa của văn hóa nhân loại, đồng thời phát triển nền văn
hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Với những giá trị lịch sử văn hoá, giá trị không gian đô thị, quần thể kiến trúc tiêu biểu qua các thời kỳ, quận Hoàn Kiếm đã mang trong mình bản sắc văn hóa tiêu biểu của Hà Nội - nơi hồn thiêng sông núi, hội tụ nhân tài và tỏa sáng về văn hóa truyền thống Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Phát huy lợi thế là một trong bốn quận trung tâm của Thủ đô, thời gian qua Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân quận Hoàn Kiếm đã đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu để quận ngày càng giàu đẹp, văn minh hơn, xứng đáng là quận trung tâm, là trái tim của trái tim cả nƣớc.
Khu phố cổ Hà Nội là nơi lƣu trữ giá trị lịch sử, văn hóa và phong cách sống của ngƣời dân Hà Nội. Những giá trị ấy nằm ngay trong hệ thống kiến trúc, sự phân loại khá rõ nét trong hệ thống di tích kiến trúc tôn giáo, di tích lịch sử cách mạng và cả những ngành nghề đặc trƣng của từng con phố.
Đặc trƣng nổi tiếng nhất của khu phố cổ là các phố nghề. Thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xƣa tụ tập về đây, tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình. Các thuyền buôn có thể vào giữa phố để buôn bán trao đổi, khiến các phố nghề càng phát triển. Và chính sản phẩm đƣợc buôn bán trở thành tên phố, với chữ "Hàng" đằng trƣớc, mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại mặt hàng.
Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ đƣợc sản phẩm truyền thống nhƣ phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, Thuốc Bắc, Lãn Ông, Lò Rèn...Ngoài ra một số phố tuy không giữ nghề truyền thống, nhƣng cũng tập trung chuyên bán một loại hàng hóa nhƣ phố Hàng Quạt bán đồ thờ, Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên dịch vụ du lịch,...
2.2. Thực trạng hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm Hoàn Kiếm
2.2.1. Số lượng và loại hình
Quận Hoàn Kiếm ở vị trí trung tâm Thủ đô, là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế văn hoá của Thủ đô, nơi hội tụ, kết tinh và gắn liền với bề dày
truyền thống lịch sử văn hoá của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, nơi có nhiều di tích lịch sử văn hoá, di tích cách mạng kháng chiến. Các di tích trên địa bàn quận có mật độ dày đặc, phong phú, đa dạng về loại hình, có nhiều giá trị tiêu biểu về văn hoá, kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo. Hiện nay toàn quận có 190 di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, di tích Cách mạng kháng chiến và các loại hình di tích khác, bao gồm: 66 đình, 39 đền, 15 chùa, 57 di tích CMKC và 13 loại hình di tích khác nhƣ (miếu, am, nhà thờ họ, nhà cổ, hội quán, cổng ô, tƣợng đài, danh thắng…). Căn cứ quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 14/10/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt, công bố danh mục kiểm kê, bàn giao di tích trên địa bàn thành phố Hà Nội đến nay thì trên địa bàn quận có 67 di tích đã xếp hạng và có giá trị cần nghiên cứu bảo tồn; Trong đó đã có 46/86 di tích lịch sử văn hóa đã đƣợc công nhận xếp hạng, chiếm tỷ lệ 53,5% (01 di tích là Đền Ngọc Sơn - Hồ Hoàn Kiếm là di tích cấp Quốc gia đặc biệt, 39 di tích đƣợc xếp hạng cấp Quốc gia (gồm Khu phố cổ Hà Nội và 38 di tích lịch sử văn hóa khác), 07 di tích đƣợc xếp hạng cấp Thành phố); 35/57 di tích Cách mạng kháng chiến đã đƣợc gắn biển công nhận, chiếm tỷ lệ 61,4%; hiện còn lại 42 di tích chƣa đƣợc xếp hạng và gắn biển công nhận. Trên địa bàn quận có 08 di tích thuộc thành phố trực tiếp quản lý (di tích Nhà tù Hoả Lò; di tích 48 Hàng Ngang; di tích 5D Hàm Long; di tích 90 Thợ Nhuộm; cụm di tích Hồ Hoàn Kiếm - Đền Ngọc Sơn - tƣợng đài Vua Lê; di tích Đền Bà Kiệu).
- Về giá trị lịch sử:
Di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận chứa đựng trong đó những giá trị lịch sử trải dài qua các thời kỳ. Với bề dầy truyền thống quý báu, Hoàn Kiếm còn là nơi lƣu giữ 190 di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng nổi tiếng nhƣ: Quần thể di tích Hồ Gƣơm - đền Ngọc Sơn - đền Bà Kiệu, chùa Quán Sứ, đình Kim Ngân, chùa Báo Ân (chùa Liên Trì), tháp Báo Thiên; Khu tƣợng đài Vua Lê ở 16 Lê Thái Tổ thờ vua Lê Thái Tổ; Đền Bạch Mã, một trong tứ trấn của Thăng Long xƣa thờ thần “Long Đỗ Thần Quân Quảng Lợi Bạch Mã Đại Vƣơng”. Đền Bạch Mã là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xƣa nằm
ở địa chỉ 76 phố Hàng Buồm, phƣờng Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; Đình Yên Thái ở số 8 Tạm Thƣơng thờ Nguyên Phi Hoàng Thái hậu Ỷ Lan có công lao với lịch sử dân tộc; Đình Vũ Thạch ở 13 Bà Triệu thờ Thần Khỏa Ba Sơn, vị tƣớng tài dƣới thời Hai Bà Trƣng và Ly Ly công chúa; Đền Phù Ủng ở 25 Lý Quốc Sƣ thờ Phạm Ngũ Lão và Trần Hƣng Đạo; Đình Nam Hƣơng ở 75 Hàng Trống thờ Linh Lang, Cao Sơn và Bạch Mã; Đình Phả Trúc Lâm ở 40 Hàng Hành thờ ông tổ nghề Da; chùa Hàm Long ở 18 Hàm Long thờ Phật và thần Ngô Long; Đình Đức môn ở 38 Hàng Đƣờng thờ Ngô Văn Long; Đình Nhân Nội ở 33 Bát Đàn thờ Bạch Mã Đại Vƣơng; Đình Đông Thành ở số 7 Hàng Vải thờ Huyền Thiên Trấn Vũ; Chùa Quán Sứ ở 73 Quán Sứ thờ Phật; Đình Thanh Hà ở 10 Ngõ Gạch thờ tƣớng Trần Lựu; Đình Thái Cam ở 44 Hàng Vải thờ thần Tô Lịch, Thiết Lâm, Bạch Mã; Đền Sơn Hải ở 16/53 Bạch Đằng thờ Trần Hƣng Đạo và nhà Trần; Đình Kim Ngân ở 42 Hàng Bạc thờ ông tổ Bách nghệ và nghề Kim hoàn; cửa Ô Quan Chƣởng, Nhà hát Lớn Hà Nội, nhà tù Hỏa Lò, Quảng trƣờng 19-8, Nhà Thờ Lớn, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, tƣợng đài Lý Thái Tổ, Bƣu điện Hà Nội, chợ Đồng Xuân... và đình thờ các ông tổ nghề nhƣ đình Lò Rèn, đình Hàng Giấy... Quần thể di tích văn hóa lịch sử và di tích cách mạng gắn liền với truyền thống Thủ đô ngàn năm văn hiến đã và đang đƣợc chính quyền thành phố quan tâm tôn tạo và đây chính là thế mạnh, tiềm năng du lịch văn hóa của quận, tạo nên sức hút với du khách, đặc biệt là du khách nƣớc ngoài.
- Về giá trị văn hóa nghệ thuật, kiến trúc, thẩm mỹ
Kiến trúc tôn giáo tín ngƣỡng là những không gian văn hóa truyền thống điển hình có sức hút đối với mọi tầng lớp dân cƣ trong xã hội. Nhƣ chùa Bà Đá, còn có các tên: Linh Quang tự, Sùng Khánh tự, là một ngôi chùa cổ ở số 3 phố Nhà thờ, Hà Nội, gần hồ Hoàn Kiếm. Chùa Bà Đá đƣợc xây năm 1056 dƣới đời Lý Thánh Tông. Chùa đƣợc dựng trên nền tháp Báo Thiên nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xƣa. Chùa có tiền đƣờng xây theo kiểu chữ nhất, trung đƣờng xây theo kiểu chữ đinh, đƣợc nối liền với nhau, tạo nên một khối kiến trúc
vuông vắn. Trong chùa có nhiều tƣợng gỗ. Chùa nằm trên một con phố nhỏ và dài chỉ vài trăm mét nhƣng hiện diện cả hai hệ ý thức tín ngƣỡng Phật giáo và Công giáo. Chùa vốn là trƣờng sở của Lâm Tế tông; hiện nay chùa là trụ sở chính Thành hội Phật giáo Hà Nội. Trong chùa có Trƣờng Trung cấp Phật học Hà Nội. Tại chùa hàng năm vẫn tổ chức các buổi lễ của Thành hội Phật giáo Hà Nội. Trƣớc kia trong chùa có Tƣợng Phát Lâm (tƣợng có nụ cƣời yêu đời) đƣợc coi là một trong tứ khí của Hà Nội. Chùa Bà Đá là di tích có giá trị kiến trúc, nghệ thuật khá tiêu biểu của thế kỷ XIX, có lịch sử tạo dựng khá đặc biệt so với những ngôi chùa khác trong kinh thành Thăng Long và nằm trong tuyến tham quan du lịch các di tích lịch sử - văn hóa quanh hồ Gƣơm.
- Về giá trị du lịch: Quận Hoàn Kiếm là trung tâm chính trị, văn hóa, thƣơng mại và du lịch của Thành phố Hà Nội, đa số các di tích lịch sử của quận Hoàn Kiếm đều đƣa vào khai thác du lịch, đặc biệt quần thể di tích đền Ngọc Sơn và Hồ Hoàn Kiếm đƣợc công nhận xếp hạng di tích cấp Quốc gia đặc biệt, khu Phố cổ Hà