2.4.1. Những kết quả đạt được
Dƣới sự lãnh đạo toàn diện của Quận ủy, sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự tham gia tích cực của MTTQ, các ban ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân, công tác quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa quận Hoàn Kiếm càng đạt đƣợc nhiều thành tích.
Một là, nhiều công trình di tích có giá trị đƣợc đầu tƣ tu bổ, các hộ dân ở trong di tích và trƣờng học đã đƣợc di chuyển đi nơi khác. Các lễ hội truyền thống phục vụ nhu cầu tín ngƣỡng của nhân dân địa phƣơng cũng đã đƣợc quan tâm khôi phục và nâng cấp về quy mô tổ chứ
ực đối với cuộc sống của ngƣời dân phố cổ
ần nâng cao đời sống tinh thần, hƣởng thụ những giá trị văn hóa truyền thống, khích lệ lòng yêu nƣớc và tự hào dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể trên đị
Hai là, công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến trong nhân dân, các đơn vị cơ sở về chủ trƣơng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc trong việc bảo tồn giữ gìn và phát huy giá trị các di tích, các di sản văn hóa trên địa bàn quận luôn đƣợc thƣờng xuyên coi trọng, đã đạt đƣợc nhiều kết quả tốt. Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn của Trung ƣơng và Thành phố về công tác quản lý, tu bổ, tôn tạo di tích và phát huy di sản văn hóa, tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngƣỡng, lễ hội đến các cấp chính quyền, đoàn thể và lực lƣợng vũ trang trên địa bàn quận. Công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật, gắn việc tuyên truyền về các lễ hội với giới thiệu, quảng bá về nguồn gốc và giá trị của di tích, lễ hội, tri ân, tƣởng nhớ công đức các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá, các bậc tiền bối, các nhân vật thờ
phụng đã có công xây dựng và bảo vệ tổ quốc; tôn vinh các giá trị văn hoá truyền thống, bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc và phát huy các giá trị di sản văn hoá theo hƣớng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
Ba là, về cơ chế tổ chức và việc phân công thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ các di tích đƣợc giao quản lý, hệ thống bộ máy tổ chức quản lý trực tiếp đối với di tích trên địa bàn đã đƣợc quận tổ chức triển khai thực hiện tốt, thống nhất theo Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 về việc ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá và danh thắng trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Đến nay quận đã củng cố, kiện toàn, tổ chức bộ máy hoạt động và Quyết định thành lập đƣợc 18 Ban quản lý di tích, 38 Tiểu ban quản lý di tích trên địa bàn 18/18 phƣờng quận Hoàn Kiếm đồng thời xây dựng Quy chế hoạt động đi vào nề nếp.
Bốn là, quận Hoàn Kiếm có Khu phố cổ nên UBND quận đã Quyết định giao cho Ban Quản lý phố cổ Hà Nội trực tiếp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị lịch sử văn hóa 04 di tích: Đình Đồng Lạc - 38 Hàng Đào, Ngôi nhà di sản - 87 Mã Mây, Đền Quan Đế - 28 Hàng Buồm, Đình Kim Ngân - 42 Hàng Bạc. Các di tích này cũng đều đƣợc ban hành Quyết định thành lập, củng cố, kiện toàn lại tổ chức bộ máy, xây dựng Quy chế hoạt động theo quy định chung của nhà nƣớc. Các hoạt động văn hoá nghệ thuật dân gian, lễ hội truyền thống đƣợc quan tâm bảo tồn theo Đề án “Tổ chức lễ hội truyền thống trong khu phố cổ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm”. Các lễ hội đã đƣợc quan tâm khôi phục, nâng cấp về quy mô nhằm tôn vinh và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, phục vụ nhu cầu tín ngƣỡng, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Thƣờng xuyên tổ chức các biểu diễn nghệ thuật dân tộc hát xẩm, ca trù, hát chầu văn vào các tối cuối tuần trên đƣờng phố, các điểm di tích trong Khu phố cổ và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm; tổ chức giao lƣu văn hóa, trình diễn nghệ thuật, giới thiệu tranh ảnh, trang phục Hà Nội, nghề thủ công truyền thống tại các địa điểm di sản nhƣ: Ngôi nhà cổ 87 Mã Mây, Đình Đồng Lạc 38 Hàng Đào, trung tâm thông tin phố
cổ 28 Hàng Buồm, trung tâm Giao lƣu văn hóa 50 Đào Duy Từ thu hút đông đảo khách du lịch nƣớc ngoài và trong nƣớc tới tham quan, tìm hiểu, góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận.
Năm là, công tác đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức và những ngƣời làm công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích đƣợc duy trì thƣờng xuyên hàng năm. Năm 2017, 2018 Phòng Văn hoá và Thông tin quận phối hợp với Trung tâm bồi dƣỡng chính trị quận đã tổ chức 02 lớp tập huấn về công tác quản lý di tích cho cán bộ cơ sở ở 18 phƣờng trong quận, với sự tham gia của trên 200 học viên. Đồng thời đã phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tổ chức 02 hội nghị tập huấn về công tác quản lý di tích cho cán bộ chuyên trách, quản lý di tích thuộc các quận, huyện, phƣờng, xã trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017 tại huyện Sóc Sơn, năm 2018 tại huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Sáu là, nguồn lực cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị các di tích đƣợc duy trì ổn định thƣờng xuyên. Đã thực hiện tốt công tác quản lý, huy động nguồn lực của toàn xã hội quan tâm đầu tƣ bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giá trị lịch sử khu phố cổ, khu phố cũ, khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận; hiện nay quận đang triển khai xây dựng Quỹ bảo tồn và phát triển văn hoá, huy động các nguồn lực trong và ngoài nƣớc tham gia góp phần tích cực, chủ động trong việc duy tu, bảo dƣỡng các công trình di tích văn hoá.
Bảy là, công tác xã hội hóa tu bổ, tôn tạo di tích tiếp tục đƣợc duy trì và đẩy mạnh, tăng cƣờng công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, cán bộ đảng viên, các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và nhân dân về chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc về công tác xã hội hóa tu bổ, tôn tạo di tích. Từng bƣớc đổi mới cơ chế và biện pháp quản lý nhằm khuyến khích, vận động mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân tham gia bảo tồn, giữ gìn di tích, đóng góp nguồn vốn đầu tƣ tu bổ sửa chữa, phát huy giá trị các di tích trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Tám là, công tác quản lý tài chính, sử dụng tiền công đức tài trợ, huy động từ nguồn lực của xã hội trong công tác tổ chức lễ hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tại các di tích trên địa bàn quận đƣợc thực hiện đúng quy định của nhà nƣớc, bảo đảm thu, chi dân chủ, minh bạch, công khai dƣới sự giám sát của nhân dân. Quản lý chặt chẽ hòm công đức, bố trí lực lƣơng thu gom kịp thời các loại tiền lễ, tiền giọt dầu đặt không đúng quy định, sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch và đúng mục đích. Hiện nay quận đang triển khai xây dựng Quỹ bảo tồn và phát triển văn hoá, huy động các nguồn lực trong và ngoài nƣớc tham gia góp phần tích cực, chủ động trong việc duy tu, bảo dƣỡng các công trình di tích văn hoá.
Chín là, công tác quản lý, kiểm kê, phân loại, giám định, xác lập hồ sơ khoa học cho các di vật, cổ vật, hiện vật, đồ thờ tự ở nhiều di tích trên địa bàn quận luôn đƣợc chú trọng thƣờng xuyên nên đƣợc bảo quản tốt, không để xảy ra hiện tƣợng mất cắp cổ vật, không có hiện tƣợng tự ý sơn sửa đồ thờ tự, tƣợng phật trong di tích. Thƣờng xuyên hƣớng dẫn các di tích trên địa bàn tăng cƣờng công tác quản lý theo phân cấp, không tự ý đƣa tƣợng pháp, đồ thờ tự mới vào di tích khi chƣa có ý kiến thoả thuận của ngành văn hóa và cơ quan quản lý cấp trên. Chủ động phối hợp với Ban Quản lý di tích Thành phố để tập trung phân loại, kiểm kê, bảo quản và tiến hành tổ chức giám định, xác lập hồ sơ khoa học cho các di vật, cổ vật, hiện vật, đồ thờ tự ở nhiều di tích quan trọng, kịp thời phục vụ tốt cho công tác tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích theo kế hoạch của quận và thành phố.
Mƣời là, công tác kiểm tra hoạt động tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích đƣợc thƣờng xuyên coi trọng và duy trì tốt công tác kiểm tra chống vi phạm, bảo vệ di tích trên địa bàn theo phân cấp quản lý và Luật Di sản văn hoá, Luật Xây dựng, Luật Tín ngƣỡng, tôn giáo. Công khai giám sát chặt chẽ của cộng đồng, kịp thời phát hiện và xử lý kiên quyết các vi phạm mới phát sinh, chất lƣợng của các công trình bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích đƣợc đảm bảo tốt, đã góp phần tích cực trong việc phát huy giá trị, khai thác sử dụng có hiệu quả các công
trình di tích đã đƣợc tu bổ, tôn tạo trên địa bàn quận. Phát hiện và xử lý nghiêm những sai phạm trong lĩnh vực quản lý và tổ chức lễ hội; có nhiều biện pháp để ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực tại các lễ hội nhƣ: chèo kéo khách du lịch; mất vệ sinh an toàn thực phẩm; đặt quá số lƣợng hòm công đức; đốt đồ mã, đặt lễ, đặt tiền giọt dầu không đúng nơi quy định.
2.4.2.Những hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc thì hiện tại hoạt động quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm trong thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế:
Một là, công tác quản lý nhà nƣớc đối với các di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng kháng chiến còn nhiều khó khăn, tồn tại, chƣa đáp ứng yêu cầu thực tế. Tiến độ triển khai thực hiện một số dự án tu bổ, tôn tạo di tích; giải phóng mặt bằng, di chuyển các hộ dân, cơ quan, đơn vị, trƣờng học ra khỏi di tích tuy có cố gắng nhƣng còn chậm, một số công trình dự án phải giãn hoặc hoãn tiến độ. Số lƣợng di tích có giá trị đã bị xuống cấp, nguy hiểm, cần đƣợc tu bổ, tôn tạo còn nhiều.
Hai là, do quá trình lịch sử để lại, nhất là trải qua các cuộc chiến tranh, do chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ nên bộ mặt, cảnh quan môi trƣờng của nhiều di tích bị hủy hoại, kiến trúc di tích bị biến dạng, xuống cấp nhanh chóng. Nhiều di tích bị thất thoát hết đồ thờ tự, không còn yếu tố thờ cúng, tình trạng vi phạm, lấn chiếm di tích diễn ra khá phổ biến, nhiều ngƣời dân chiếm dụng khuôn viên di tích làm nơi ở và sinh hoạt hoặc trở thành diện tích tự quản của cơ quan, đơn vị, trƣờng học. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn quận có 50 di tích đã bị biến dạng hoàn toàn, không còn yếu tố thờ tự, chỉ còn lại vết tích.
Ba là, việc huy động nguồn vốn xã hội hóa của các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp và nhân dân để tạo nguồn kinh phí tu bổ sửa chữa, nâng cấp các công trình di tích lịch sử văn hóa còn ít, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng kinh tế của quận trung tâm Thủ đô. Công tác quản lý nguồn công đức đối với chùa còn bất
cập, hiện tại nguồn công đức các chùa do các vị trụ trì quản lý, chƣa có sự giám sát của chính quyền địa phƣơng và các ban, ngành đoàn thể nên việc quản lý thu - chi nguồn công đức chƣa đƣợc thực hiện minh bạch và hiệu quả.
Bốn là, phần lớn các di tích cách mạng kháng chiến thuộc sự quản lý của các cơ quan, hoặc gia đình, dẫn đến những khó khăn nhất định trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy tác dụng.
Năm là, công tác tuyên truyền giáo dục, quảng bá giới thiệu giá trị di sản văn hóa, lễ hội chƣa hiệu quả, chƣa có sự phối hợp đồng bộ với các đơn vị du lịch, lữ hành để khai thác và phát huy giá trị di sản văn hoá, thu hút đông đảo nhân dân, khách thập phƣơng tham gia.
Sáu là, tác động của mặt trái kinh tế thị trƣờng dẫn đến nhận thức sai lệch về mục đích tổ chức lễ hội, coi di tích và lễ hội là nguồn lợi của địa phƣơng, chú trọng tập trung khai thác giá trị kinh tế làm phai mờ bản sắc văn hóa của lễ hội.
Bảy là, một số lễ hội không thể hiện đƣợc bản chất đặc trƣng, việc khai thác và phát huy các diễn xƣớng, trò chơi, hoạt động thể thao dân gian còn hạn chế.
Tám là, khuôn viên của di tích còn hạn chế, còn có tình trạng gây ùn tắc giao thông. Công tác vệ sinh môi trƣờng sau lễ hội đôi lúc chƣa kịp thời.
Chín là, việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội có lúc chƣa triệt để, trách nhiệm và ý thức của ngƣời dân còn hạn chế nhƣ xả rác tùy tiện, đặt tiền giọt dầu, đốt vàng mã chƣa đúng với quy định.
2.4.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân từ những hạn chế trên xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân chủ quan
- Quản lý nguồn thu công đức còn bất cập, thiếu các quy định, chế tài quản lý nên việc kiểm tra, giám sát, nhất là đối với các chùa còn khó khăn, không thực hiện đƣợc.
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền trong việc giải quyết các vi phạm tại di tích chƣa thống nhất, thiếu cƣơng quyết. Sự phối hợp
của các cấp, các ngành trong công tác giải phóng mặt bằng, quy hoạch cắm mốc giới, giải quyết các tranh chấp, xử lý các vi phạm còn hạn chế.
- Việc quản lý các đồ thờ tự, tƣợng pháp, di vật, cổ vật trong các di tích còn chƣa chặt chẽ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm về quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở cấp cơ sở nhìn chung còn hạn chế.
Nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên là do quá trình tồn tại của lịch sử để lại, thiên tai bão lũ huỷ hoại, nhất là trải qua các cuộc chiến tranh phá hoại, do công tác quản lý bất cập, thiếu chặt chẽ nên tình trạng vi phạm, lấn chiếm đất trong di tích vẫn còn tồn tại nhiều, phần lớn do các hộ dân tự vào ở trong di tích từ trƣớc giải phóng Thủ đô năm 1954; Những ngƣời đi kinh tế miền núi trở về Hà Nội không có nhà, vào ở trong di tích từ những năm 1960; Những ngƣời dân lao động ngoài bờ sông chạy lụt vào ở nhờ trong di tích vào những năm 1971-1972; Những hộ dân đƣợc Nhà nƣớc bố trí, sắp xếp vào ở trong di tích thuộc diện Z30 vào những năm 1980-1982; là con cháu của ngƣời trụ trì, trông nom di tích, những trƣờng hợp tự ý mua bán chuyển đổi; trong chiến tranh và thời gian bao cấp sắp xếp, bố trí địa điểm, trụ sở làm việc tạm thời của UBND phƣờng, cơ quan, đơn vị, trƣờng học, trạm y tế, tổ phục vụ, sản xuất