Cần tiếp tục thực hiện Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cần sớm ban hành những văn bản hƣớng dẫn cụ thể của UBND quận Hoàn Kiếm về công tác xã hội hóa giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa của địa phƣơng. Các văn bản hƣớng dẫn phải rõ ràng, dễ hiểu, thể hiện rõ sự cụ thể hóa các quy định chung của Nhà nƣớc để mọi ngƣời dân khi tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.
Ban hành các quy định, quy chế bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận. Ban hành cơ chế phối hợp giữa các ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể nhân dân trong việc bảo vệ, giữ gìn và khai thác, sử dụng các giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa quốc gia; quy định cụ thể trách nhiệm, có chế độ, chính sách hỗ trợ, đãi ngộ thỏa đáng và động viên khuyến khích những ngƣời trực tiếp trông coi tại các di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Cần ban hành quy định cụ thể danh mục di tích ƣu tiên đầu tƣ và huy động nguồn lực xã hội để tu bổ, sửa chữa chống xuống cấp các di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
3.2.3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản tích lịch sử - văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm
Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với di sản, thực hiện tốt Luật Di sản Văn hóa, Pháp lệnh tín ngƣỡng tôn giáo, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý
nghiêm mọi trƣờng hợp vi phạm lấn chiếm, phá hoại cảnh quan di tích nhƣ: xây dựng không phép, sai phép, gây ô nhiễm môi trƣờng, tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan trong di tích; giải quyết dứt điểm những mâu thuẫn, tồn tại, các điểm "nóng" liên quan tới di tích, cơ sở tôn giáo, không để phát sinh khiếu kiện.
Tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc của chính quyền quận, phƣờng và các ngành chức năng, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm thu hút mọi nguồn lực tham gia vào các Chƣơng trình, Đề án, Kế hoạch về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích, di sản văn hoá, góp phần phát triển sự nghiệp Văn hóa - Xã hội, nâng cao chất lƣợng cuộc sống nhân dân trên địa bàn quận
Tiếp tục thực hiện tốt Thông báo số 292/TB-UBND ngày 21/9/2018 của UBND quận về tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Kế hoạch số 185/KH-UBND ngày 13/10/2017 về Giải phóng mặt bằng và tu bổ, tôn tạo các di tích trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm (giai đoạn 2016 - 2020), nhất là các di tích đã đƣợc xếp hạng và di tích trong khu phố cổ trên địa bàn quận.
Thƣờng xuyên tổ chức điều tra, khảo sát đánh giá đúng thực trạng di tích lịch sử văn hoá, di tích cách mạng trên địa bàn để có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, tôn tạo, tu bổ, phát huy giá trị di tích; lập hồ sơ khoa học phục vụ công tác quản lý, đề nghị xếp hạng, gắn biển cho các điểm di tích có giá trị và đủ điều kiện. Nghiên cứu, thống kê phân loại các di sản văn hóa phi vật thể nhằm đề xuất các giải pháp có hƣớng bảo tồn và phát triển, phục vụ đời sống, thúc đẩy cho hoạt động du lịch và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền giáo dục và thực hiện tốt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hoá, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của cán bộ, đảng viên và mỗi ngƣời dân thực hiện tốt Luật di sản văn hoá, tích cực tham gia bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa; qua đó nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của di sản văn hoá trong đời sống văn hoá tinh thần và sự phát triển kinh tế
xã hội. Kiên trì công tác tuyên truyền, giáo dục về di sản văn hóa và Luật Di sản văn hóa. Chú trọng tới đối tƣợng thanh thiếu niên, triển khai có hiệu quả khẩu hiệu “Di sản nằm trong tay thế hệ trẻ” của UNESCO. ICOMOS nhấn mạnh tới “một chƣơng trình thông tin đại cƣơng” cho mọi ngƣời, bắt đầu từ trẻ em ở tuổi đến trƣờng.
Phát huy vai trò, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và mọi tầng lớp nhân dân nghiêm túc thực hiện các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc tổ chức và quản lý các lễ hội ở địa phƣơng. Đảm bảo việc tổ chức và quản lý lễ hội theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với thuần phong mỹ tục, tạo sự chuyển biến tốt về nhận thức của ngƣời tham gia lễ hội với ý thức tôn trọng các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, xây dựng môi trƣờng văn hoá lành mạnh, đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
Phòng Văn hóa – Thông tin quận phối hợp với Phòng Giáo dục đào tạo quận, các trƣờng học trên địa bàn tổ chức cho các học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa quốc gia ở địa phƣơng và tuyên truyền, giới thiệu các di tích với bạn bè, cộng đồng dân cƣ, khách tham quan du lịch các giá trị văn hóa truyền thống tại các di tích. Giáo dục truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nƣớc cho các thế hệ học sinh, thế hệ trẻ hiểu biết về văn hóa, lịch sử dân tộc để có thể tự hào, trân trọng và nâng cao ý thức trách nhiệm của mình cho xứng đáng với lịch sử dân tộc.
Tập trung tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân nhất là cán bộ, đảng viên về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Ngăn chặn việc tách hộ khẩu; mua bán, chuyển nhƣợng nhà đất trong khuôn viên các di tích lịch sử văn hóa. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thƣờng xuyên và để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn. Tiếp tục kiện toàn củng cố, phát huy vai trò, trách nhiệm của các Ban chỉ đạo, Ban tổ chức lễ hội phù hợp yêu cầu thực tế và đặc điểm lễ hội ở mỗi địa phƣơng. Kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, thƣờng xuyên tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm ngay trong và sau khi kết thúc lễ hội.