Di tích lích sử văn hóa là một bộ phận của di sản văn hóa vật thể, do vậy nội dung quản lý di tích lịch sử văn hóa cũng bám sát các nội dung của quản lý di sản văn hóa. Nội dung quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa đƣợc đề cập cụ thể tại Điều 54 và Điều 55. Tại Điều 54, Mục 1, chƣơng 5 của Luật di sản văn hóa ban hành năm 2001 và sửa đổi, bổ sung năm 2009, gồm
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa.
3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về di sản văn hóa;
4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa;
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
6. Tổ chức, chỉ đạo khen thƣởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
7. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa.
Những nội dung quản lý tại Điều 54 và Điều 55 của Luật Di sản văn hóa đã cụ thể hóa đƣợc chức năng, nhiệm vụ quản lý về di tích lịch sử - văn hóa. Trong đó nội dung quản lý về di tích lịch sử - văn hóa rất rộng, nên trong quá trình quản lý vẫn phải vận dụng đƣợc phƣơng pháp phù hợp để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa nói riêng và di sản văn hóa nói chung
1.3.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, bảo vệ và phát huy các di tích lích sử - văn hóa
Trên cơ sở tiềm năng và lợi thế về sự phong phú các di tích lịch sử - văn hóa của đất nƣớc; nhà nƣớc phải xây dựng các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển lễ hội. Đây là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nƣớc và có tính chất quyết định đối với sự phát triển các di tích. Nếu không đƣợc định hƣớng phát triển đúng sẽ gây ra lãng phí, kém hiệu quả, tạo dƣ luận xấu… Các chính sách, chiến lƣợc hợp lý đƣợc đƣa ra thì góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của lễ hội cổ truyền. Vì thế, phải hết sức quan tâm đến việc xây dựng và công khai kịp thời các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển di sản văn hóa phi vật thể của địa phƣơng, đặc biệt là các di tích lịch sử - văn hóa. Các mục tiêu, chỉ tiêu trong chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển các di tích phải phù hợp với chiến lƣợc, quy hoạch phát triển chung và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, của địa phƣơng.
Cần có kế hoạch tổng thể về các di tích đang bị mai một để có phƣơng án khôi phục, bảo vệ tôn tạo, tu bổ các di tích lịch sử - văn hóa; Xây dựng chiến lƣợc về nguồn nhân lực lâu dài để đáp ứng cho nhu cầu từng giai đoạn và của từng địa phƣơng.
Kế hoạch, chiến lƣợc bảo tồn và phát triển các di tích lịch sử - văn hóa có ý nghĩa trong ngành di sản văn hóa góp phần thực hiện tốt các mục tiêu lớn về văn hóa của một quốc gia, dân tộc.
1.3.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy định pháp luật về các di tích lịch sử - văn hóa các di tích lịch sử - văn hóa
Trên cơ sở chiến lƣợc quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch, Nhà nƣớc phải cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật tạo môi trƣờng, hành lang pháp lý cho hoạt động của các di tích lịch sử - văn hóa; tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật đó. Các văn bản quy phạm pháp luật đƣợc ban hành phải đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng, phù hợp tình
hình thực tiễn, có tính khả thi cao, giảm tối đa sự trùng lặp, gây khó khan cho việc tổ chức các hoạt động của các di tích. Việc xây dựng thể chế, chính sách về hoạt động bảo tồn và phát triển các di tích ngày càng hoàn thiện hơn sẽ giúp việc quản lý nhà nƣớc trong hoạt động này thuận lợi hơn.
Cần sớm hoàn chỉnh hệ thống chính sách về di tích, nhất là những chính sách về xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Đặc biệt là những quy định của các Luật thuế cho phép các doanh nghiệp, cá nhân đƣợc giảm một phần thuế kinh doanh, thuế thu nhập… nếu doanh nghiệp hoặc cá nhân đó có những đóng góp trực tiếp cho việc tu bổ di tích, mua di vật, cổ vật hiến tặng bảo tàng nhà nƣớc, tài trợ cho những chƣơng trình nghiên cứu về di tích.v.v. Thông qua đó nâng cao vai trò quản lý và định hƣớng của Nhà nƣớc để sử dụng có hiệu quả hơn nữa sự đóng góp của nhân dân cho bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá
1.3.3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lích sử - văn hóa; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về di tích di tích lích sử - văn hóa; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về di tích lích sử - văn hóa
Để tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa cần phải tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về các di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử - văn hóa nói riêng. Trong phân công thực hiện các nhánh quyền lực nhà nƣớc, Chính phủ đƣợc phân công thực hiện quyền hành pháp. Trọng tâm quyền hành pháp của Chính phủ - với vị trí pháp lý là cơ quan hành chính nhà nƣớc cao nhất – Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong quản lý nhà nƣớc về di tích văn hóa pháp luật về di sản văn hóa quy định trách nhiệm cụ thể của các chủ thể nhƣ sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa cụ thể nhƣ: trình Thủ tƣớng Chính phủ quyết định: quy hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, tổ chức và
hƣớng dẫn thực hiện sau khi đƣợc phê duyệt; thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành; xếp hạng và điều chỉnh khu vực bảo vệ đối với di tích quốc gia đặc biệt; đề nghị tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận di sản văn hóa và thiên nhiên tiêu biểu của Việt Nam là di sản thế giới; phƣơng án xử lý tài sản là di sản văn hóa vật thể bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trừ trƣờng hợp luật có quy định khác; cấp phép đƣa bảo vật quốc gia ra nƣớc ngoài. Quyết định theo thẩm quyền: về việc xếp hạng di tích quốc gia, bảo tàng hạng I; điều chỉnh khu vực bảo vệ đối với di tích quốc gia, giao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho bảo tàng nhà nƣớc có chức năng theo quy định của pháp luật; phê duyệt quy hoạch dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt; phê duyệt hoặc thỏa thuận việc xây dựng các công trình ở khu vực bảo vệ II đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt; thẩm định quy hoạch dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt; dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu bảo vệ di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt xét thấy có khả năng ảnh hƣởng xấu đến di tích theo quy định của pháp luật; cấp phép thăm đo, khai quật khảo cổ; đƣa di vật, cổ vật ra nƣớc ngoài, làm bản sao di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia thuộc các bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành; quản lý việc cấp phép cho ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài nghiên cứu, sƣu tầm di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam hƣớng dẫn hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, lễ hội truyền thống, tín ngƣỡng gắn bởi các di tích và nhân vật lịch sử; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; công nhận, trao tặng danh hiệu vinh dự đối với các nghệ nhân có công gìn giữ, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa theo phân công của Chính phủ. Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ trong việc phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện thống nhất quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa.
- Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa ở địa phƣơng theo phân cấp của Chính phủ. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ trình ủy ban nhân dân tỉnh cụ thể nhƣ: tổ chức thực hiện quy chế, giải pháp huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tại địa phƣơng sau khi đƣợc phê duyệt; hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích thuộc địa phƣơng quản lý sau khi đƣợc phê duyệt; tổ chức điều tra, phát hiện, thống kê, phân loại và lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể thuộc địa bàn tỉnh; hƣớng dẫn thủ tục và cấp phép nghiên cứu, sƣu tầm di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh cho tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài và ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài; tổ chức thực hiện kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh thuộc địa bàn tỉnh; thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích cấp tỉnh có khả năng ảnh hƣởng đến cảnh quan, môi trƣờng của di tích; tổ chức việc thu nhận, bảo quản các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do tổ chức, cá nhân giao nộp và thu giữ ở địa phƣơng theo quy định của pháp luật; đăng ký và tổ chức quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong phạm vi tỉnh; cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng cấp tỉnh và sở hữu tƣ nhân; quản lý, hƣớng dẫn tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, lễ hội truyền thống, tín ngƣỡng gắn với các di tích, nhân vật lịch sử tại địa phƣơng, ủy ban nhân dân các cấp hoặc cơ quan quản lý nhà nƣớc về văn hóa, thể thao và du lịch ở địa phƣơng có trách nhiệm bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa quốc gia khi phát hiện di tích bị lấn chiếm, hƣ hại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn, bảo vệ và báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp. Phòng Văn hóa Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, có chức năng tham mƣu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa
trong phạm vi địa bàn huyện; ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hóa, tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa ở địa phƣơng.
Công tác bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử - văn hóa nói riêng cần đƣợc chung tay thực hiện giữa Nhà nƣớc cùng với cộng đồng. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia công tác xã hội hóa trong các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị các di tích. Thống kê, rà soát, nhận diện và phân loại các di tích hiện có, trên cơ sở đó tiến hành quy hoạch nhằm quản lý và có kế hoạch bảo tồn, phục hồi và phát triển. Bảo tồn có chọn lọc các giá trị văn hóa truyền thống, đặc sắc, coi trọng tính đặc thù, độc đáo của mỗi loại hình di tích ở địa phƣơng, đồng thời loại bỏ dần các yếu tố lạc hậu; khai thác những kinh nghiệm, các tập tục cổ truyền tốt đẹp, kiến thức về tổ chức lễ hội còn tiềm ẩn trong dân gian, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của các di tích. Xây dựng thêm các tiêu chí văn hóa trên nền truyền thống, phù hợp đặc điểm văn hóa dân tộc, xu hƣớng phát triển và nhịp sống văn hóa của thời đại, làm cho các di tích có thêm sức sống mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.
Bản thân chính sách, pháp luật đối với nền văn hóa của một đất nƣớc nói chung và trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có các di tích lịch sử - văn hóa nói riêng mới chỉ là những quy định của Nhà nƣớc, là ý chí của Nhà nƣớc bắt mọi chủ thể khác (trong đó có chính bản thân nhà nƣớc) phải thực hiện. Vì vậy, để chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống, để các thông tin chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về bảo tồn và phát triển các di tích đến đƣợc với mọi ngƣời, Nhà nƣớc phải tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về các di tích cho cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân trên địa bàn giúp họ nhận thức đúng đắn, từ đó có hành động đúng trong hoạt động thực tiễn; đảm bảo sự tuân thủ, thi hành chính sách, pháp luật về các di tích lịch sử - văn hóa một cách nghiêm túc.
1.3.4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn về quản lý văn hóa – xã hội dưỡng cán bộ chuyên môn về quản lý văn hóa – xã hội
Các cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền cần khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sƣu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Do đó, cần tạo điều kiện và khuyến khích đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học về bảo tồn và phát triển các di tích lịch sử - văn hóa. Bởi các cuộc hội thảo, nghiên cứu khoa học sẽ giúp tìm ra giải pháp để giải quyết những vấn đề quản lý lễ hội, bảo tồn các di tích … đang đặt ra và xã hội rất quan tâm.
Cần quan tâm hơn nữa về nguồn nhân lực, cũng nhƣ trong các lĩnh vực, ngành nghề khác, chất lƣợng nguồn nhân lực trong hoạt động bảo tồn, tôn tạo