Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Thẻ tín dụng quốc tế của các ngân hàng trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THẺ tín DỤNG QUỐC tế tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 44 - 89)

trong nước

1.4.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)

Là một trong những ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực thẻ, Vietcombank luôn là thương hiệu lớn trong phát hành và thanh toán thẻ. Là ngân hàng đầu tiên nên Vietcombank đã và đang chiếm giữ một thị phần lớn trên thị trường thẻ, có được ưu thế lớn trên cạnh tranh thị trường. Với tiềm lực kinh tế mạnh, trình độ kỹ thuật công nghệ hiện đại và các chiến lược phát triển phù hợp trong việc tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu các nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng, bán chéo sản phẩm và duy trì mối quan hệ với khách hàng… Hiện nay, VietcomBank vẫn đang là ngân hàng có chất lượng dịch vụ thẻ quốc tế được khách hàng đánh giá tốt. Đó là do VietcomBank có tầm nhìn dài hạn về dịch vụ thẻ, xây dựng Corebanking đồng bộ, chính sách phát triển thống nhất và xuyên suốt khi triển khai sản phẩm. Ngoài ra, VietCombank còn biết tận dụng lợi thế thương hiệu của mình (Ngân hàng TMCP Ngoại thương), đánh vào tâm lý của khách hàng để bán các sản phẩm thẻ quốc tế. Thêm vào đó, chính sách phát triển thẻ đồng bộ với chính sách mở rộng đơn vị chấp nhận thẻ, các chương trình khuyến mãi đi kèm với sản phẩm thẻ. VietcomBank cũng là ngân hàng thường xuyên thực hiên chăm sóc khách hàng, đặc biệt là khách hàng VIP: thực hiện nâng hạng thẻ cho khách hàng có doanh số chi tiêu cao thường xuyên, thực hiện các chương trình khuyến mãi giảm giá khi mua bằng thẻ, cung cấp các dịch vụ đi kèm vượt trội với thẻ hạng Bạch Kim (dịch vụ phòng chờ VIP tại sân bay, giảm 50% phí vào sân Golf…)

1.4.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập tại TP.HCM với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Trong những năm qua, Sacombank luôn chú trọng đầu tư công nghệ kỹ thuật bảo mật thông tin giao dịch thẻ với chuẩn bảo mật an ninh dữ liệu PCI DSS mà

NHNN đang khuyến nghị các ngân hàng cần áp dụng, bảo mật giao dịch trực tuyến (3D- Secure), mã hóa thông tin số thẻ của khách hàng (Tokenization), ứng dụng thẻ chip thông minh (công nghệ EMV)…

Sacombank cũng liên tục liên kết với nhiều tổ chức, doanh nghiệp để cho ra đời các sản phẩm dịch vụ công nghệ hiện đại theo sở thích, thói quen, nhu cầu người dùng như thẻ MasterCard Travel dành cho khách hàng có nhu cầu du lịch, mua sắm, chữa bệnh ở nước ngoài; thẻ Visa Signature cho giới doanh nhân, khách hàng cao cấp với ưu đãi đặc biệt về đổi vé máy bay trực tiếp, ...

Chủ thẻ tín dụng của Sacombank được nhận rất nhiều ưu đãi khi mua sắm tại các siêu thị, trung tâm điện máy lớn trên toàn quốc như: chiết khấu, tặng quà, trả góp 0% khi mua hàng tại Viễn Thông A, Nguyễn Kim,...;

Với chính sách linh hoạt và tinh giản quy trình thủ tục, hồ sơ mở thẻ tín dụng cùng nhiều ưu đãi, Sacombank hiện là một trong những ngân hàng chiếm thị phần lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như trên toàn quốc.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm

Qua kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín trong phát triển dịch vụ Thẻ tín dụng Quốc tế có thể rút ra một số bài học cho Vietinbank :

Một là, Vietinbank cần xây dựng các chiến lược phát triển về giá đa dạng hóa danh mục sản phẩm, xây dựng các chương trình khuyến mãi, hậu mãi, chăm sóc khách hàng VIP … để thu hút khách hàng mới và gia tăng sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hiện có.

Hai là, Vietinbank là một trong những ngân hàng có uy tín do đó phải tận dụng lợi thế thương hiệu của mình để quảng bá sản phẩm. Ngoài ra, các cán bộ Vietinbank phải tư vấn khách hàng những nhu cầu tiềm ẩn, đánh vào tâm lý của khách hàng để bán chéo các sản phẩm thẻ quốc tế và luôn duy trì mối quan hệ với khách hàng.

Tiểu kết chương 1

Như vậy, Chương 1 đã giới thiệu khái quát về thẻ tín dụng quốc tế cũng như việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại. Qua Chương 1 chúng ta đã hiểu tổng quan về thẻ tín dụng quốc tế và thấy được những tiện ích mà nó mang lại cho các chủ thể và nền kinh tế là rất lớn. Việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế của các ngân hàng thương mại phải kết hợp cả việc tăng số lượng, nâng cao chất lượng cũng như đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh.

Chương 1 là cơ sở lý luận để phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế của NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế nói riêng, trên cơ sở đó tìm ra những mặt đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân để đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG

VIỆT NAM CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Thừa Thiên Huế

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tháng 8/1988, thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI về việc triển khai công tác đổi mới nền kinh tế từ chế độ quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, hệ thống ngân hàng đã từng bước phân cấp cụ thể, NHTM được tách khỏi NHNN về mặt chức năng và nhiệm vụ hoạt động. Ngân hàng Công Thương Bình Trị Thiên ra đời trong hoàn cảnh đó và đặt trụ sở tại 2 Lê Quý Đôn, TP.Huế, có 02 Chi nhánh tại Đông Hà và Đồng Hới. Tất cả hoạt động kinh doanh đều chịu sự chỉ đạo của NHNN tỉnh và NHCT Việt Nam.

Tháng 7/1989, do sự phân chia ranh giới tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, chi nhánh NHCT tỉnh Bình Trị Thiên chuyển đổi thành chi nhánh NHCT tỉnh Thừa Thiên Huế theo quyết định 217/42 của Hội đồng bộ trưởng. Kể từ đó, NHCT tỉnh Thừa Thiên Huế luôn hoạt động độc lập, tự chủ trên cơ sở pháp lệnh Ngân hàng.

Đến năm 2002, NHCT Thừa Thiên Huế mở một Chi nhánh cấp 2 tại Phú Bài, một quầy giao dịch tại Thuận An và nhiều quỹ tiết kiệm khác.

Năm 2006 Chi nhánh cấp 2 tại Phú Bài đã tách riêng thành Chi nhánh trực thuộc NHCT Việt Nam. Năm 2008, các quầv giao dịch và quỹ tiết tiệm đã trở thành các phòng giao dịch ở những vị trí trọng điểm trên địa bàn Thành phố Huế.

Năm 2008 cũng là năm Ngân hàng Công thương Việt Nam chính thức được phê duyệt cổ phần hóa và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần, đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Theo đó, Chi nhánh Ngân hàng

Công thương Thừa Thiên Huế đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế (Vietinbank-CN Huế).

Vietinbank - CN Huế chịu sự điều hành của NHCT qua các văn bản, thể chế, và thực hiện quy định về việc báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh định kỳ, thường xuyên. Tuân thủ chính sách, chế độ của ngân hàng đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất trên toàn hệ thống.

Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới đất nước và Tỉnh nhà, Vietinbank - CN Huế đã dần khẳng định vị thế là một NHTM có uy tín và tầm cỡ trên địa bàn tỉnh, góp phần thực thi các chính sách tiền tệ của Nhà nước nhằm kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định và phát triển kinh tế. Không bằng lòng với những gì hiện có, ngân hàng luôn cố gắng củng cố và nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ và sản phẩm nhằm phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, đủ sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

2.1.2. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Vietinbank - CN Huế được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng, vừa đảm bảo tính linh hoạt trong quản lý đồng thời vừa thiết kiệm được thời gian trong quản lv́ và điều hành hoạt động. Cơ cấu tổ chức gồm: Ban Giám đốc và 16 phòng, tổ.

Ban Giám đốc: Gồm Giám đốc và 03 Phó Giám đốc. Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất và phụ trách chung về các hoạt động của Chi nhánh đồng thời phụ trách Phòng tổng hợp và một số khách hàng lớn của Phòng Khách hàng doanh nghiệp. 01 Phó Giám đốc phụ trách các phòng: Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng giao dịch Gia Hội, Phòng Giao dịch Hương Trà, Phòng giao dịch Tâv Lộc. 01 Phó Giám đốc phụ trách các phòng: Phòng Bán lẻ, Phòng giao dịch Thuận An, Phòng giao dịch Thuận Thành, Phòng giao dịch Duy Tân, Phòng giao dịch Nguyễn Hoàng, Phòng giao dịch Đống Đa, Phòng giao dịch Nguyễn Huệ. 01 Phó Giám đốc phụ trách các phòng: Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng kế toán, Phòng tiền tệ kho quỹ, Tổ thông tin điện toán.

Phòng Khách hàng doanh nghiệp:Đây là phòng mũi nhọn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhiệm vụ:

+ Quan hệ khách hàng: tìm kiếm, tiếp thị khách hàng mới, thiết lập, chăm sóc, duy trì quan hệ thường xuyên với KHDN, chào bán toàn bộ sản phẩm huy động vốnvà bán chéo sản phẩm huy động vốn ngân hàng, khai thác tối đa mọi lợi ích mang lại từ khách hàng.

+ Thẩm định tín dụng: thẩm định, tái thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản bảo đảm của khách hàng.

+ Tài trợ thương mại: tiếp thị, tư vấn, bán các sản phẩm tài trợ thương mại đối với khách hàng (bảo lãnh, LC, chiết khấu, bao thanh toán.v.v) và đề xuất các giải pháp tài trợ thương mại cho khách hàng

+ Quản lý nợ: theo dõi đôn đốc thu hồi nợ, phối hợp với bộ phận có nhiệm vụ xử lý nợ để thực hiện các biện pháp xử lý nợ theo quy định.

Phòng Bán lẻ: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân để huy động vốn bằng VND và ngoại tệ đồng thời thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHTMCPCTVN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và chào bán các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng là cá nhân. Nghiên cứu thị trường và triển khai các sản phẩm bán lẻ, marketing đến khách hàng.

Phòng Kế toán: Là phòng nghiệp vụ có chức năng thực hiện các nghiệp vụ về kế toán, cân đối vốn kinh doanh để xác định số vốn cần điều chuyển đi hay đến và thanh toán thông qua tiền gửi dân cư, tiền vay của các tổ chức kinh tế, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán bù trừ luôn đảm bảo an toàn. Với thái độ ân cần, phong cách giao dịch văn minh, lịch sự, chu đáo nên thu hút ngàv càng nhiều khách hàng đến giao dịch. Hoạt động kế toán luôn đảm bảo thanh toán thuận lợi, an toàn, kịp thời, chính xác, khách hàng tin cậv. Đồng thời phòng kế toán còn kết hợp với các phòng ban chuyên môn trong việc quản lv́ tài sản, theo dõi chặt chẽ các kv̀ hạn nợ, tính và thu lãi đúng, đủ và kịp thời.

xây dựng, giao kế hoạch, tổng hợp báo cáo tại ngân hàng, xử lý nợ có vấn đề; thực hiện công tác quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng

Phòng Tổ chức Hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo, thi đua của Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHTMCPCTVN. Thực hiện công tác quản trị văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh, các công tác về xây dựng cơ bản, đảm bảo an ninh, an toàn tài sản trong toàn Chi nhánh.

Tổ Thông tin Điện toán: Là bộ phận chuyên môn thực hiện công tác quản lý, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống thông tin, máv tính, đường truyển đảm bảo hoạt động thông suốt. Sửa chữa kịp thời các hỏng hóc và các sự cố phát sinh.

Phòng Tiền tệ Kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác quản lý an toàn kho quỹ theo quy định: quản lý an toàn toàn bộ tiền mặt, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản bảo đảm… của ngân hàng tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên đường vận chuyển. Quản lý điều hành tiền mặt theo định hướng tiết kiệm, hiệu quả và đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng.

Các phòng giao dịch: Với mạng lưới hoạt động rộng khắp trên địa bàn thành phố Huế,các huyện và thị xã các phòng giao dịch là các điểm ngân hàng bán lẻ của Chi nhánh. Trong đó có 09 phòng giao dịch và trụ sở chính thực hiện đầv đủ chức năng bao gồm cho vay như Thuận An, Nguyễn Huệ, An Dương Vương, Tâv Lộc, Gia Hội, Hương Trà, không cho vay: Duy Tân, Thuận Thành, Nguyễn Hoàng

Hình 2.1. Mô hình tổ chức của Vietinbank-CN Huế

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – Vietinbank CN Huế)

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Kế toán Phòng Tiền tệ kho quỹ Phòng tổng hợp Phòng khách hàng doanh nghiệp PGD Tâv Lộc Phòng Tổ chức hành chính PGD Gia Hội Phòng Bán lẻ Tổ điện toán PGD Thuận An PGD Duy Tân PHÓ GIÁM ĐỐC PGD Thuận Thành PGD Hương Trà

2.1.3. Môi trường hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế

2.1.3.1. Môi trường vĩ mô

Bao gồm môi trường kinh tế, môi trường công nghệ, môi trường chính trị, môi trường xã hội và môi trường tự nhiên.

- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế cần phải được đặc biệt chú trọng trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng vì bất kỳ một sự thay đổi nào của nền kinh tế cũng đều tác động đến các ngân hàng. Các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế như chu kỳ kinh tế, lạm phát, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

+ Mức độ lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi lạm phát cao, đầu tư xã hội thấp, đời sống của hầu hết người lao động gặp khó khăn kéo theo sự chững lại trong kinh doanh của các tổ chức ngân hàng.

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Đây là nhân tố không nhỏ thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng. Năm 2017 là năm mà tình hình kinh tế thế giới phục hồi chậm, kinh tế trong nước chưa thực sự ổn định vững chắc đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất kinh doanh và môi trường đầu tư của cả nước, tác động đến kinh tế của tỉnh.

- Môi trường công nghệ: Công nghệ ngân hàng hiện đại là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nghiệp vụ ngân hàng được thực hiện nhanh chóng và hoàn thiện, chính xác, hiệu quả cao. Đối với nước ta, mặc dù công nghệ ngân hàng được chú trọng đầu tư phát triển nhưng vẫn còn là lĩnh vực mới mẻ. Trình độ công nghệ tại Vietinbank CN Huế tuy có nhiều mặt ưu thế so với chi nhánh các ngân hàng khác trên địa bàn nhưng vẫn còn lạc hậu, thiếu thốn, chưa theo kịp yêu cầu hiện đại hóa so với mặt bằng chung các chi nhánh của Ngân hàng ngoại thương.

- Môi trường chính trị, pháp luật: Ngân hàng Công Thương nói riêng và các Ngân hàng thương mại nói chung về bản chất là trung gian tài chính và hoạt động của nó có ảnh hưởng quan trọng đến hệ thống tài chính quốc gia, do đó họ phải tiến hành các công việc đó dưới một khung pháp lý chặt chẽ được xây dựng chủ yếu để bảo vệ lợi ích của toàn xã hội.

Công tác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, kể cả với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Việc kiểm tra giám sát các doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THẺ tín DỤNG QUỐC tế tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 44 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)