Thứ nhất, đa dạng hóa các sản phẩm Thẻ tín dụng quốc tế. VietinBank cần tiếp tục hợp tác, phát triển thêm những loại Thẻ tín dụng quốc tế khác nhau ví dụ Diner Clubs, China UnionPay,... phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau và không ngừng gia tăng thêm những tiện ích, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của chủ thẻ.
Thứ hai, các Thẻ tín dụng quốc tế vẫn đang còn bị hạn chế trong việc thanh toán trực tuyến. Ngân hàng mặc định đóng chức năng này và rất dè dặt trong việc khuyến khích khách hàng thanh toán vì dễ phát sinh rủi ro. Điều này đã gây ảnh hưởng không ít đến doanh thu cũng như lợi nhuận thu được từ dịch vụ này. VietinBank nên có kế hoạch triển khai phương thức bảo mật 3D – Secure khi thanh toán trực tuyến nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng và giảm thiểu rủi ro tối đa cho khách hàng. Bên cạnh đó, không ngừng tăng cường công tác phòng chống rủi
ro để tạo được sự yên tâm của người dân trong quá trình thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến.
Thứ ba, giảm phí chiết khấu. Đây là trở ngại lớn nhất trong việc phát triển mạng lưới đại ý của các ngân hàng tại Việt Nam nói chung và ngân hàng VietinBank nói riêng. Với mức phí 2% áp dụng cho tất cả mọi đại lý chấp nhận thẻ quốc tế như hiện nay là khá cao so với doanh thu của các đơn vị kinh doanh, đặc biệt là trong tình hình quy mô của các đại lý vẫn còn tương đối nhỏ ở Huế. Vì vậy, để thu hút thêm nhiều cơ sở kinh doanh chấp nhận thanh toán Thẻ tín dụng quốc tế, VietinBank nên phối hợp có kế hoạch đưa ra mức phí chiết khấu phù hợp và hấp dẫn hơn. Ngoài ra, có thể có kế hoạch đề xuất cho các chi nhánh VietinBank chủ động làm việc với các đại lý chấp nhận thẻ trên địa bàn của mình và đề xuất mức chiết khấu phù hợp…
Thứ tư, giảm phí giao dịch cho chủ thẻ. Hiện tại, các mức phí đối với Thẻ tín dụng quốc tế của ngân hàng VietinBank (phí phát hành, phí thay thẻ, phí quản lý) đều ở mức trung bình so với mức phí của một số ngân hàng khác. Trong khi đó, ngày càng nhiều các ngân hàng thương mại tham gia vào lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng này. Như vậy, để có thể cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác, VietinBank cần nghiên cứu, điều chỉnh biểu phí đối với thẻ tín dụng sao cho phù hợp với mức sống của người dân hiện nay và có tính cạnh tranh nhất.
Thứ năm, Đầu tư đổi mới công nghệ nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc và xử lý số liệu, thiết lập hệ thống dự phòng để hạn chế rủi ro, giảm bớt các trục trặc kỹ thuật và tình trạng nghẽn mạng đang thường xuyên xảy ra.
Tiểu kết chương 3
Với những kết quả đã đạt được cùng những hạn chế gặp phải trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã đề cập trong chương 2, tác giả đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị như trên để giúp cho hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế của Vietinbank CN Huế ngày càng phát triển hơn, thu hút ngày càng nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng, tăng thị phần trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, thanh toán không dùng tiền mặt (KDTM) trở thành một trong những đề tài nóng được nhiều người quan tâm. NHNN đã dần hoàn thiện cơ chế, chính sách và triển khai ứng dụng công nghệ vào hoạt động thanh toán; tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt động thanh toán, bên cạnh hoàn thiện về hành lang pháp lý cho phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, cùng với việc phát triển hạ tầng phục vụ thanh toán, chất lượng dịch vụ thanh toán và công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt,.. qua đó hoạt động thanh toán đã có những chuyển biến tích cực. Trong năm 2017, số lượng giao dịch qua POS đạt gần 136 triệu giao dịch (tăng khoảng 40% so với năm 2016); giá trị giao dịch đạt trên 318 nghìn tỷ đồng (tăng khoảng 27% so với năm 2016). Số lượng thẻ ngân hàng được phát hành và giá trị giao dịch qua thẻ tăng khá nhanh
Khi thanh toán KDTM được khuyến khích và đưa vào như một phương thức thanh toán chính yếu trong xã hội đem lại nhiều lợi ích để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, nó sẽ tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng và trơn tru hơn.
Thanh toán qua thẻ tín dụng quốc tế là một trong những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đang được các ngân hàng chú trọng phát triển. Hiện nay có sự tham gia của nhiều ngân hàng trong và ngoài nước tạo nên một áp lực cạnh tranh rất lớn. Theo đó, các Ngân hàng đua nhau ra mắt các sản phẩm thẻ tiện ích cùng những chương trình khuyến mại hấp dẫn đã tạo cho khách hàng ngày càng nhiều sự lựa chọn. Vì vậy, để phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế đòi hỏi Vietinbank nói chung và Vietinbank CN Huế cần có những chính sách và định hướng rõ ràng, mang tính chiến lược trong việc phát triển dịch vụ này.
Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã làm được các công việc như sau:
1. Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về thẻ tín dụng quốc tế, đưa ra các tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng và các nhân tố ảnh
hưởng đến sự phát triển của hoạt động này.
2. Phân tích, đánh giá có hệ thống thực trạng hoạt động phát triển dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế của Vietinbank CN Huế, các kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động phát triển thẻ tín dụng quốc tế làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp.
3. Đưa ra các giải pháp, kiến nghị có tính thực tiễn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của trong Vietinbank CN Huế lĩnh vực phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng, thu hút ngày càng nhiều đối tượng khách hàng, tăng trưởng mạnh cả về doanh số phát hành và doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian tìm hiểu thực tế có hạn nên trong quá trình phân tích và nhận xét sẽ không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý từ phía các Thầy cô giáo, các chuyên gia trong lĩnh vực này đề đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồng Dung (2015), Bảo mật thông tin khách hàng: lỗ hổng từ ngân hàng, https://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/bao-mat-thong-tin-khach-hang-lo-hong-tu- ngan-hang-134093.html.
2. Lê Minh Hưng (2017), Gian lận thanh toán thẻ gia tăng từ lỗ hổng bảo mật từ ngân hàng, http://vanhoadoanhnhan.net.vn/van-de-su-kien/thong-doc-gian-lan- thanh-toan-the-gia-tang-do-lo-hong-bao-mat-tu-ngan-hang.html
3. Lê Thị Huyền Diệu (2009), Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Tham luận, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
4. Nguyễn Cao Phong (2011),Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng,Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng
5. Nguyễn Thành Đạt (2015), Những giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương Mại
6. Nguyễn Thanh Bằng (2016), Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
7. Nguyễn Tiến Trung (2017), Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và phát hành thẻ thanh toán, thẻ tín dụng
8. Nguyễn Thị Kim Thoa (2017), Một số vấn đề pháp lý về đảm bảo bí mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng
9. Ngân hàng Nhà nước (2015, 2016, 2017), Báo cáo thường niên, Hà Nội 10. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2017), Báo cáo tổng hợp hoạt động thẻ, Thừa Thiên Huế
11. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2015, 2016, 2017), Báo cáo tổng kết, Thừa Thiên Huế
12. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2015, 2016, 2017), Báo cáo tổng kết hoạt động dịch vụ thẻ, Thừa Thiên Huế
13. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (2015, 2016, 2017), Báo cáo thường niên, Hà Nội
14. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (2015), Quy định, quy trình phát hành và thanh toán thẻ trên hệ thống Transware
15. Thống đốc Ngân hàng nhà nước (2016), Quy định về hoạt động thẻ ngân hàng theo Thông tư 19/2016/TT-NHNN ngày 30/06/2016, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
16. Thủ tướng chính phủ (2016), quyết định phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 ngày 30/12/2016
17. Tiểu ban quản lý rủi ro – Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam (2013), Tham luận Tình hình hoạt động thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam hiện nay và quản trị rủi ro trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ
18. Trịnh Hoàng Nam (2014), Phát triển thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam 19. Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự, 2011, Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, TPHCM: Nhà xuất bản Kinh Tế TP HCM
20. Website: www.vietinbank.vn; www.sbv.gov.vn, www.cafef.vn, www.bidv.com.vn, www.sacombank.vn, www.vietcombank.com.vn, www.tapchitaichinh.vn, http://www.thoibaonganhang.vn