Về tổ chức quản lý của Bệnh viện:
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Bệnh viện bao gồm: - Ban giám đốc: Giám đốc và ba phó giám đốc
+ Giám đốc bệnh viện là đại diện theo pháp luật của Bệnh viện, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động của Bệnh viện. Giám đốc có quyền ban hành và bãi bỏ các quy định trong phạm vi nội bộ bệnh viện để cho công tác điều hành, kiểm tra, giám sát hoạt động của bệnh viện theo đúng quy định hiện hành; tổ chức tuyển dụng và bồi dưỡng đội ngũ y bác sĩ vừa có trình độ chuyên vừa có tâm đức; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, công tác đối ngoại,… để phát triển bệnh viện và phục vụ tốt nhất nhu cầu của người bệnh.
+ Phó giám đốc bệnh viện giúp việc cho giám đốc một số công việc được phân công và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước giám đốc về công việc được giao; chỉ đạo các khoa, phòng được giao phụ trách thực hiện
đúng chức năng, nhiệm vụ được giao đồng thời kiểm tra việc triển khai thực hiện các chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước và các quy định của bệnh viện trong phạm vi được phân công, kịp thời phát hiện các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung; chủ động giải quyết các công việc được phân công, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của phó giám đốc khác thì phối hợp để giải quyết.
- Các phòng chức năng là các đơn vị được thành lập chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc với chức năng tham mưu và giúp việc cho giám đốc trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện công việc theo chức năng nhiệm vụ được phân công. Các phòng chức năng bao gồm 7 phòng:
+ Phòng Kế hoạch tổng hợp-Tổ chức cán bộ,
+ Phòng Nghiên cứu khoa học-Hợp tác Quốc tế-Đào tạo-Chỉ đạo tuyến, + Phòng Điều dưỡng,
+ Phòng Tài chính kế toán, + Phòng Hành chính quản trị, + Phòng Vật tư- thiết bị y tế, + Phòng công nghệ thông tin. - Các khoa lâm sàng: gồm 11 khoa + Khoa Khám bệnh
+ Khoa Nội tim mạch + Khoa Ngoại tiêu hóa
+ Khoa Ngoại tiết niệu - thần kinh
+ Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức - Tích cựu chống độc + Khoa liên chuyên khoa (Răng hàm mặt- Tai mũi họng- Mắt) + Khoa phụ sản
+ Khoa tổng hợp - Nội tiết
+ Khoa ngoại chấn thương chỉnh hình - lồng ngực + Khoa Ung bướu
+ Khoa tiết chế dinh dưỡng
- Các khoa cận lâm sàng gồm 3 khoa
+ Khoa cận lâm sàng gồm các phòng: Xét nghiệm (huyết học, sinh hóa, vi sinh, miễn dịch, ký sinh trùng), chẩn đoán hình ảnh, siêu âm, nội soi, điện tâm đồ, dược…
+ Đơn vị xét nghiệm trung tâm
+ Trung tâm sàn lọc chẩn đoán trước sinh và sau sinh.
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược-Huế được tổ chức theo mô hình ba cấp:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Bệnh viện
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế) Đảng ủy BV
GIÁM ĐỐC - Công đoàn
- Đoàn Thanh niên
Hội đồng tư vấn -HĐ Thuốc và điều trị -HĐ Kiểm soát Nhi khoa -HĐ Khoa học-Kỹ thuật -HĐ Thi đua KT Kỹ luật -HĐ Đạo đức trong NCYSH -HĐ QL chất lượng BV PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KHỐI LÂM SÀNG PHÒNG CHỨC NĂNG KHỐI CẬN LÂM SÀNG TRUNG TÂM ĐƠN VỊ KHOA TRUNG TÂM ĐƠN VỊ KHOA Khoa khám bệnh ĐV. Cấp cứu ĐV. CĐ RLGN ĐV. Tán sỏi ĐV. Hồi sức cấp cứu-ICU ĐV. Phẩu thuật Phaco ĐV. VLTL- PHCN TT.X phẫu bằng dao Gamma TT. Nội soi tiêu hóa TT. Tim mạch P.Kế hoạch TH- TCCB P.NCKH- HTQT- ĐT-CĐT P. Điều dưỡng P.Tài chính kế toán P.Hành chính QT P.Vật tư TTB K.Dược K.Chẩn đoán hình ảnh K.Huyết học& Truyền máu K.Sinh hóa K.Vi sinh K.Miễn dịch ĐV. Xét nghiệm Trung tâm TT. Sàng lọc TS&SS Khoa Ngoại tiêu hóa Khoa Nội Tim Mạch Khoa Tai Mũi Họng- Mắt-Răng hàm mặt Khoa PT Gây mê hồi sức -Tích cực chống độc Khoa Ngoại TN&Thần kinh TT.Đ.trị VS& Nội tiết sinh sản
Tình hình cán bộ viên chức
Tình hình lao động của Bệnh viện qua các năm 2015-2017 được thể hiện qua bảng 2.1:
Bảng 2.1: Tình hình lao động qua các năm 2015-2017
Đơn vị tính: Người
TT Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Cơ cấu nhân lực theo trình
độ 435 483 568 1 Giáo sư 2 3 3 2 Phó giáo sư 27 30 35 3 Tiến sĩ 25 27 30 4 Thạc sĩ 75 93 99 5 Chuyên khoa II 7 9 9 6 Chuyên khoa I 4 6 6 7 Đại học 201 234 252 8 Khác 94 81 134 Trình độ chuyên môn 435 483 568 1 Bác sĩ 157 165 181 2 Điều dưỡng 105 122 139 3 Hộ lý 41 49 60 4 Kỹ thuật viên 54 62 70 5 Dược sĩ 13 14 17 6 Nữ hộ sinh 26 30 40 7 Cán bộ phục vụ 39 41 61
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế)
Qua bảng số liệu về tình hình lao động và cơ cấu nhân lực của Bệnh viện qua các năm 2015-2017, có thể thấy Bệnh viện đã quan tâm xây dựng đội ngũ nhân lực tăng trưởng hàng năm, cả về số lượng lẫn trình độ chuyển
môn. Hiện nay đội ngũ nhân lực của Bệnh viện đáp ứng đủ các yêu cầu phục vụ công tác khám chữa bệnh của Bệnh viện đa khoa hạng I.
2.1.4. Tình hình khám chữa bệnh của Bệnh viện qua các năm
Qua các năm 2015-2017, Bệnh viện đã có nhiều sự thay đổi đáng kể cả về nhân lực, chuyên môn cũng như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế. Việc thay đổi này là tất yếu để hướng tới nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh. Điều này được thể hiện rõ trong bảng số liệu thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn ở bảng 2.2.
Bảng 2.2: Số liệu khám chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế qua các năm 2015-2017
TT Nội dung (Đvt) Năm
2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 1 Số lượt khám bệnh (lượt) 266.940 312.892 377.064 117,21 120,51 2 Số người khám sức khỏe (người) 80.082 66.578 75.412 83,14 113,27 3 Số bệnh nhân điều trị ngoại trú (người) 2.528 4.335 5.947 171,48 137,19 4
Số bệnh nhân điều trị nội
trú (người) 18.134 20.464 23.367 112,85 114,19 5 Tổng số ngày điều trị (ngày) 183.777 197.909 213.127 107,69 107,69 6 Số giường kế hoạch (số giường) 400 480 600 120 125 7
Công suất sử dụng giường bệnh
(%)(=(5)/[(6)*365])% 125,88 112,96 97,32 89,74 86,15 8
Số ngày điều trị trung
bình 10,13 9,67 9,12 95,43 94,31
10 Cận lâm sàng (lượt) 885.784 998.640 1.141.228 112,74 114,28 - Xét nghiệm 560.456 619.184 688.744 110,48 111,23 -Chẩn đoán hình ảnh (X-
quang) 74.736 88.204 105.588 118,02 119,71
-Thăm dò chức năng(siêu
âm, nội soi, điện tim) 250.592 291.252 346.896 116,23 119,11 11 Phẫu thuật (lần) 9.064 10.908 13.348 120,34 122,37
12 Thủ thuật (lần) 482 576 748 119,5 129,86
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế)
Qua kết quả thống kê cho thấy hầu hết kết quả khám chữa bệnh năm sau đều tăng so với năm trước. Tỷ lệ chuyển viện và số ngày điều trị trung bình giảm, đây là tín hiệu tốt trong chuyên môn. Có thể nói, Bệnh viện đã hoàn thành các mục tiêu đề ra, công suất sử dụng giường bệnh phần nào phản ánh sự quá tải của Bệnh viện. Mặc dù có giảm qua các năm nhưng vẫn vượt công suất cho phép.
Nhìn chung, tình hình thực hiện công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện qua các năm đều có sự gia tăng đáng kể, điều này chứng tỏ số bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện ngày càng nhiều. Bệnh viện cần phải không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, trang thiết bị y tế để đem lại kết quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
2.2. Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại Bệnh viện trường Đại học Y-Dược Huế giai đoạn 2015-2017
2.2.1. Thực hiện tự chủ các nguồn thu của Bệnh viện
Năm 2004, Bệnh viện bước đầu thực hiện tự chủ tài chính theo tinh thần của nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Tuy nhiên nghị định này mới chỉ định hướng cho Bệnh viện sự chủ động về mặt tài chính, khuyến
khích tăng thu, tiết kiệm chi và tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, trên thực tế vẫn phụ thuộc vào nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên, phải đến năm 2007 khi Bệnh viện bắt đầu thực hiện theo nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, thì lúc này Bệnh viện mới thực sự chuyển sang hoạt động là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Nhờ đó, cơ cấu nguồn thu của Bệnh viên có sự thay đổi đáng kể, giảm dần nguồn thu do ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp tăng lên.
Nguồn kinh phí để đảm bảo cho hoạt động thường xuyên của Bệnh viện bao gồm: Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp.
Nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp
Nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp cho Bệnh viện hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên là các khoản chi thường xuyên cho hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và chi không thường xuyên là các khoản chi để đơn vị thực hiện các nhiệm vụ mua sắm các trang thiết bị y tế, các dự án, các chương trình mục tiêu y tế, thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, sửa chữa chống xuống cấp,...
Ngân sách Nhà nước cấp cho Bệnh viện qua các năm 2015-2017 được thể hiện qua bảng 2.3:
Bảng 2.3: Tổng hợp nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: triệu đồng S T T Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Số tiền trọng Tỷ % Số tiền trọng Tỷ % Số tiền trọng Tỷ % 2016 /2015 2017 /2016 1 KP thường xuyên 39.288,53 43,4 42.508,76 69,5 38.530,14 58,2 108,2 90,64 2 KP không T.xuyên 51.238,04 56,6 18.655,92 30,5 27.672,85 41,8 36,41 148,34 Tổng cộng 90.526,56 100 61.163,68 100 66.202,99 100 67,56 108,24
(Nguồn: Báo cáo tài chính - Phòng Tài chính kế toán Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế)
Qua các năm 2015-2017, tổng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp có sự thay đổi liên tục, nhìn chung là giảm hoặc có tăng nhẹ không đáng kể. Trước hết đó là kinh phí thường xuyên. Năm 2015 và 2016, ngân sách cấp kinh phí thường xuyên cho Bệnh viện có tăng nhẹ tuy không đáng kể do có sự biến động về giường bệnh và nhân lực, mức tăng là 8,2%. Năm 2017, Bệnh viện có gia tăng về số giường kế hoạch thêm 120 giường lên 600 giường nhưng số tiền ngân sách cấp lại giảm, giảm hơn so với năm 2016 và năm 2015, do Bệnh viện đã tự chủ hơn nguồn tài chính của mình để thực hiện kế hoạch tăng số giường bệnh.
Điều này cho thấy ngân sách nhà nước đầu tư cho y tế còn hạn chế. Việc xây dựng tiêu chuẩn, định mức chưa thực sự phù hợp. Việc giao ngân sách hàng năm chưa sát với dự toán mà Bệnh viện đã lập. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động của Bệnh viện trong giai đoạn phát triển. Đồng thời cũng làm cho mục tiêu sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách nhà nước không đạt kết quả đúng như mong muốn.
chất lượng điều trị cho bệnh nhân. Năm 2015, Bệnh viện được cấp ngân sách nhà nước để xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn, xử lý các chất thải y tế nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động, bảo vệ sức khỏe bệnh nhân, cải thiện môi trường trong Bệnh viện. Năm 2016 và 2017, nguồn ngân sách nhà nước cấp chủ yếu để mua sắm trang thiết bị y tế và sửa chữa nhỏ nhà cửa. Tuy hàng năm, Bệnh viện vẫn được ngân sách nhà nước cấp cho một khoản kinh phí để mua sắm và sửa chữa nhưng con số này vẫn còn thấp so với nhu cầu ngày một lớn trong việc đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh.
Để có cái nhìn tổng thể hơn về ngân sách nhà nước cấp qua các năm cho Bệnh viện, được thể hiện qua biểu đồ 2.1:
10000 20000 30000 40000 50000 60000
Biểu đồ 2.1: Tổng hợp nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp giai đoạn 2015-2017
. Nguồn thu sự nghiệp y tế và thu khác
Tự chủ tài chính tạo động lực cho các đơn vị sự nghiệp tăng cường huy động các nguồn thu sự nghiệp từ việc cung ứng dịch vụ công cho xã hội. Nguồn tài chính đảm bảo chi các đơn vị thực hiện hiệu quả quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bảo đảm cho các đơn vị đứng vững trước những thay đổi của môi trường bên ngoài và bên trong ngành y tế.
Nguồn thu viện phí, thu Bảo hiểm y tế: căn cứ vào mức thu viện phí của nhà nước quy định cho các bệnh viện công lập để xây dựng. Bệnh viện
Trường Đại học Y-Dược Huế sử dụng bảng giá thu một phần viện phí theo quyết định 41/2012/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về quy định mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý, và quyết định số 50/2014/QĐ-UBND Thừa Thiên Huế, ngày 7/8/2014 về việc điều chỉnh, bổ sung mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý. Các bảng giá thu một phần viện phí được niêm yết công khai tại khu vực dễ nhìn, đông người bệnh để người bệnh có thể nắm bắt được dễ dàng các khoản chi phí để tạo sự công khai, minh bạch trong công tác thu viện phí.
Nguồn thu khám dịch vụ, thu khám sức khỏe: Bệnh viện thực hiện mức giá thu đối với các dịch vụ khám theo yêu cầu, khám theo thỏa thuận theo mức giá đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành, khám theo đúng yêu cầu và tiêu chuẩn mà Bộ y tế đã ban hành.
Nguồn thu các hoạt động dịch vụ khác như thu trông giữ xe, hoạt động của căn tin, quầy thuốc... Bệnh viện đã tổ chức đấu giá công khai để có thể có nhiều cá nhân, đơn vị quan tâm tham gia nhằm giúp bệnh viện lựa chọn được đơn vị cung cấp dịch vụ tốt nhất và tăng thêm nguồn thu cho Bệnh viện. Việc thu nộp các khoản đóng góp từ các dịch vụ trên được thể hiện đầy đủ trên sổ sách kế toán và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.
Nguồn thu từ hoạt động khác như giảng dạy, đào tạo, thực tập lâm sàng... Các khoản thu này của Bệnh viện được thực hiện dựa trên hợp đồng giữa hai bên trường học và Bệnh viện, mức giá các tiết giảng dạy do Bộ giáo dục và đào tạo quy định, các chi phí khác như vật tư tiêu hao, hóa chất,... được thu theo thực tế sử dụng.
Nguồn thu hoạt động liên doanh liên kết được thực hiện theo đề án được lập và tỷ lệ chia doanh thu, lợi nhuận được phản ánh trên chứng từ sổ sách.
Ngoài ra còn các khoản thu khác phát sinh không thường xuyên do Giám đốc quyết định mức thu nhưng vẫn theo quy định của nhà nước.
Các đơn vị đều xác định nguồn thu sự nghiệp y tế là nguồn thu quan trọng nhất. Trong vài năm qua, nó có vai trò rất lớn trong việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư chiều sâu máy móc trang thiết bị phục vụ cho chẩn