2.1.4 .Tình hình khám chữa bệnh của Bệnh viện qua các năm
3.3.6 Một số giải pháp khác
Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính. Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý bệnh viện đã trở thành một yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao chất lượng của công tác quản lý bệnh viện, góp phần thúc đầy bệnh viện phát triển toàn diện, từng bước đáp ứng yêu cầu về khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp các Bệnh viện quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thống nhất trong thu viện phí, công khai minh bạch tài chính, giúp kiểm soát và sử dụng thuốc hợp lý an toàn.
Hiện tại Bệnh viện đang sử dụng phần mềm quản lý Bảo hiểm y tế cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, về cơ bản, phần mềm đã hỗ trợ công tác thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế rất nhiều, tiện lợi trong công tác quản lý các chi phí phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Thêm vào đó Bệnh viện cũng đã đầu tư được phần mềm viện phí để giúp cho việc đón tiếp và thanh toán bệnh nhân được nhanh hơn, đồng
thời quản lý đồng bộ người bệnh trong suốt quá trình điệu trị, quản lý chung tất cả các hoạt động của Bệnh viện, không chỉ phục vụ cho công tác khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế, yêu cầu mà còn cho các hoạt động khác.
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý bệnh viện đã trở thành một yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao chất lượng của công tác quản lý bệnh viện, góp phần thúc đầy bệnh viện phát triển toàn diện, từng bước đáp ứng yêu cầu về khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp các Bệnh viện quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thống nhất trong thu viện phí, công khai minh bạch tài chính, giúp kiểm soát và sử dụng thuốc hợp lý an toàn.
+ Quản lý tiếp đón bệnh nhân khám bệnh: là đầu vào khai báo, đăng ký, chuẩn hóa thông tin về người bệnh, đảm bảo toàn bộ hệ thống hoạt động xuyên suốt từ lúc tiếp nhận bệnh nhân vào viện cho đến khi kết thúc quá trình khám chữa bệnh, tự động phân loại đối tượng thu.
+ Quản lý cận lâm sàng: quản lý tất cả kết quả thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh của người bệnh trong suốt quá trình khám chữa bệnh mà không bị bỏ sót
+ Quản lý lâm sàng: quản lý tất cả các thông tin hoạt động ở các khoa nội trú và lưu trữ bệnh án điện tử chi tiết của Bệnh nhân.
+ Quản lý tài chính: quản lý được tình tình thanh toán của Bệnh nhân, tình hình tạm ứng, quản lý chặt chẽ hoạt động thu viện phí. Giúp người thu viện phí một cách nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, tránh được các thủ tục hành chính rườm rà tốn nhiều thời gian trong suốt quá trình khám chữa bệnh
+ Quản lý dược: Thống nhất được quản lý dược trong toàn viện, tránh được tình trạng thất thoát thuốc, gây tốn kém, lãng phí. Giúp quản lý được danh mục các loại thuốc, tên thuốc, hàm lượng thuốc, giá thuốc, hạn sử dụng, xuất nhập tồn...
+ Quản lý chung: có thể xuất ra các loại báo cáo theo nhu cầu quản lý, thấy được hoạt động, hiệu quả của từng khoa.
+ Quản trị hệ thống: Phục vụ việc phân quyền sử dụng cho từng người, nhóm người sử dụng theo dõi, kiểm tra việc cập nhật dữ liệu trên toàn hệ thống.
Ngoài ra để quản lý tài chính có hiệu quả, Bệnh viện vừa chuyển sang sử dụng phần mềm kế toán Hshot. Đây là một phần mềm hữu ích, phục vụ cho công tác quản lý tài chính Bệnh viện rất nhiều. Trong thời gian tới, khi đã sử dụng thành thạo cần khai thác hết các chức năng của phần mềm để việc quản lý tài chính tiện lợi, nhanh chóng, chính xác.
Tăng cường xã hội hóa, liên doanh liên kết trong mua sắm trang thiết bị y tế.
Một khi ngân sách nhà nước không còn cấp cho Bệnh viện thi việc tăng cường xã hội hóa, liên doanh liên kết sẽ giúp Bệnh viện có nguồn vốn để đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế, đảm bảo có lợi nhuận để tái đầu tư. Việc xã hội hóa để phục vụ lợi ích chung cho toàn Bệnh viện, cho bệnh nhân chớ không phải vì lợi ích nhóm. Để tránh được tiêu cực có thể xảy ra, tạo sự công bằng giữa các nhóm lợi ích, Bệnh viện cần xây dựng một đề án xã hội hóa hoặc liên doanh, liên kết với các đơn vị khác và trình cấp trên xem xét, ký duyệt.
Đẩy mạnh công tác quản lý và sử dụng tài sản.
Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế là một Bệnh viện công lập, do đó, hàng năm, Bệnh viện đều được cấp ngân sách để thực hiện mua sắm, sữa chữa trang thiết bị y tế tại Bệnh viện. Phần lớn những tài sản này là những tài sản có giá trị lớn, do đó việc quản lý và sử dụng tài sản hiệu quả sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao nguồn thu, giảm bớt các chi phí sửa chữa không cần thiết, góp phần quan trọng trong việc thực hiện tự chủ tài chính của Bệnh viện.
Để việc quản lý và sử dụng tài sản có hiệu quả, đem lại lợi ích chung cho Bệnh viện cần thực hiện các nội dung sau:
+ Cần ban hành một quy chế quản lý và sử dụng tài sản, trong đó, cần quy định chi tiết và cụ thể các thủ tục về trình tự mua sắm trang thiết bị, tài sản theo quy định của luật đấu thầu, quy trình quản lý, sử dụng, điều chuyển, sửa chữa, thay thế, bán, thanh lý tài sản, quy định rõ ràng và cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của các khoa phòng, cá nhân trong công tác quản lý và sử dụng tài sản...
+ Hàng năm, phải tổ chức kiểm kê tài sản, thực hiện trích khấu hao tài sản, nhượng bán, thanh lý tài sản theo quy định của Pháp luật hiện hành
+ Cần có biện pháp thích hợp để xử lý các trường hợp sai phạm trong quản lý và sử dụng tài sản gây lãng phí, thất thoát tài sản.
Một khi không còn được Nhà nước cấp Ngân sách, xu hướng tới, Bệnh viện sẽ phải thực hiện quản lý tài sản theo cơ chế quản lý tài sản của doanh nghiệp. Bệnh viện phải xác định lại giá trị của các tài sản, giá trị khấu hao của các tài sản để lập phương án quản lý tài sản hiệu quả nhất.