Thực hiện tự chủ các nguồn thu của Bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ CHẾ tự CHỦ tài CHÍNH tại BỆNH VIỆN TRƯỜNG đại học y dược HUẾ (Trang 50)

2.1.4 .Tình hình khám chữa bệnh của Bệnh viện qua các năm

2.2. Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh việnTrường Đạ

2.2.1. Thực hiện tự chủ các nguồn thu của Bệnh viện

Năm 2004, Bệnh viện bước đầu thực hiện tự chủ tài chính theo tinh thần của nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Tuy nhiên nghị định này mới chỉ định hướng cho Bệnh viện sự chủ động về mặt tài chính, khuyến

khích tăng thu, tiết kiệm chi và tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, trên thực tế vẫn phụ thuộc vào nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên, phải đến năm 2007 khi Bệnh viện bắt đầu thực hiện theo nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, thì lúc này Bệnh viện mới thực sự chuyển sang hoạt động là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Nhờ đó, cơ cấu nguồn thu của Bệnh viên có sự thay đổi đáng kể, giảm dần nguồn thu do ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp tăng lên.

Nguồn kinh phí để đảm bảo cho hoạt động thường xuyên của Bệnh viện bao gồm: Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp.

 Nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp

Nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp cho Bệnh viện hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên là các khoản chi thường xuyên cho hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và chi không thường xuyên là các khoản chi để đơn vị thực hiện các nhiệm vụ mua sắm các trang thiết bị y tế, các dự án, các chương trình mục tiêu y tế, thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, sửa chữa chống xuống cấp,...

Ngân sách Nhà nước cấp cho Bệnh viện qua các năm 2015-2017 được thể hiện qua bảng 2.3:

Bảng 2.3: Tổng hợp nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: triệu đồng S T T Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Số tiền trọng Tỷ % Số tiền trọng Tỷ % Số tiền trọng Tỷ % 2016 /2015 2017 /2016 1 KP thường xuyên 39.288,53 43,4 42.508,76 69,5 38.530,14 58,2 108,2 90,64 2 KP không T.xuyên 51.238,04 56,6 18.655,92 30,5 27.672,85 41,8 36,41 148,34 Tổng cộng 90.526,56 100 61.163,68 100 66.202,99 100 67,56 108,24

(Nguồn: Báo cáo tài chính - Phòng Tài chính kế toán Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế)

Qua các năm 2015-2017, tổng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp có sự thay đổi liên tục, nhìn chung là giảm hoặc có tăng nhẹ không đáng kể. Trước hết đó là kinh phí thường xuyên. Năm 2015 và 2016, ngân sách cấp kinh phí thường xuyên cho Bệnh viện có tăng nhẹ tuy không đáng kể do có sự biến động về giường bệnh và nhân lực, mức tăng là 8,2%. Năm 2017, Bệnh viện có gia tăng về số giường kế hoạch thêm 120 giường lên 600 giường nhưng số tiền ngân sách cấp lại giảm, giảm hơn so với năm 2016 và năm 2015, do Bệnh viện đã tự chủ hơn nguồn tài chính của mình để thực hiện kế hoạch tăng số giường bệnh.

Điều này cho thấy ngân sách nhà nước đầu tư cho y tế còn hạn chế. Việc xây dựng tiêu chuẩn, định mức chưa thực sự phù hợp. Việc giao ngân sách hàng năm chưa sát với dự toán mà Bệnh viện đã lập. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động của Bệnh viện trong giai đoạn phát triển. Đồng thời cũng làm cho mục tiêu sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách nhà nước không đạt kết quả đúng như mong muốn.

chất lượng điều trị cho bệnh nhân. Năm 2015, Bệnh viện được cấp ngân sách nhà nước để xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn, xử lý các chất thải y tế nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động, bảo vệ sức khỏe bệnh nhân, cải thiện môi trường trong Bệnh viện. Năm 2016 và 2017, nguồn ngân sách nhà nước cấp chủ yếu để mua sắm trang thiết bị y tế và sửa chữa nhỏ nhà cửa. Tuy hàng năm, Bệnh viện vẫn được ngân sách nhà nước cấp cho một khoản kinh phí để mua sắm và sửa chữa nhưng con số này vẫn còn thấp so với nhu cầu ngày một lớn trong việc đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh.

Để có cái nhìn tổng thể hơn về ngân sách nhà nước cấp qua các năm cho Bệnh viện, được thể hiện qua biểu đồ 2.1:

10000 20000 30000 40000 50000 60000

Biểu đồ 2.1: Tổng hợp nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp giai đoạn 2015-2017

. Nguồn thu sự nghiệp y tế và thu khác

Tự chủ tài chính tạo động lực cho các đơn vị sự nghiệp tăng cường huy động các nguồn thu sự nghiệp từ việc cung ứng dịch vụ công cho xã hội. Nguồn tài chính đảm bảo chi các đơn vị thực hiện hiệu quả quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bảo đảm cho các đơn vị đứng vững trước những thay đổi của môi trường bên ngoài và bên trong ngành y tế.

Nguồn thu viện phí, thu Bảo hiểm y tế: căn cứ vào mức thu viện phí của nhà nước quy định cho các bệnh viện công lập để xây dựng. Bệnh viện

Trường Đại học Y-Dược Huế sử dụng bảng giá thu một phần viện phí theo quyết định 41/2012/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về quy định mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý, và quyết định số 50/2014/QĐ-UBND Thừa Thiên Huế, ngày 7/8/2014 về việc điều chỉnh, bổ sung mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý. Các bảng giá thu một phần viện phí được niêm yết công khai tại khu vực dễ nhìn, đông người bệnh để người bệnh có thể nắm bắt được dễ dàng các khoản chi phí để tạo sự công khai, minh bạch trong công tác thu viện phí.

Nguồn thu khám dịch vụ, thu khám sức khỏe: Bệnh viện thực hiện mức giá thu đối với các dịch vụ khám theo yêu cầu, khám theo thỏa thuận theo mức giá đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành, khám theo đúng yêu cầu và tiêu chuẩn mà Bộ y tế đã ban hành.

Nguồn thu các hoạt động dịch vụ khác như thu trông giữ xe, hoạt động của căn tin, quầy thuốc... Bệnh viện đã tổ chức đấu giá công khai để có thể có nhiều cá nhân, đơn vị quan tâm tham gia nhằm giúp bệnh viện lựa chọn được đơn vị cung cấp dịch vụ tốt nhất và tăng thêm nguồn thu cho Bệnh viện. Việc thu nộp các khoản đóng góp từ các dịch vụ trên được thể hiện đầy đủ trên sổ sách kế toán và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.

Nguồn thu từ hoạt động khác như giảng dạy, đào tạo, thực tập lâm sàng... Các khoản thu này của Bệnh viện được thực hiện dựa trên hợp đồng giữa hai bên trường học và Bệnh viện, mức giá các tiết giảng dạy do Bộ giáo dục và đào tạo quy định, các chi phí khác như vật tư tiêu hao, hóa chất,... được thu theo thực tế sử dụng.

Nguồn thu hoạt động liên doanh liên kết được thực hiện theo đề án được lập và tỷ lệ chia doanh thu, lợi nhuận được phản ánh trên chứng từ sổ sách.

Ngoài ra còn các khoản thu khác phát sinh không thường xuyên do Giám đốc quyết định mức thu nhưng vẫn theo quy định của nhà nước.

Các đơn vị đều xác định nguồn thu sự nghiệp y tế là nguồn thu quan trọng nhất. Trong vài năm qua, nó có vai trò rất lớn trong việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư chiều sâu máy móc trang thiết bị phục vụ cho chẩn đoán và điều trị cũng như nâng cao thu nhập cho cán bộ, người lao động.

Chi tiết các nguồn thu sự nghiệp y tế và thu khác của Bệnh viện được thể hiện qua bảng 2.4 và biểu đồ 2.2

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp các nguồn thu sự nghiệp y tế và thu khác của Bệnh viện giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: triệu đồng S

T T

Nguồn thu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 2016 /2015 2017 /2016 1 Thu viện phí 13.999,82 9,2 12.232,61 6,49 14.122,14 6,3 87,38 115,45 2 Thu BHYT 132.846,156 87,3 169.635,6 90 201.969,1 90,1 127,69 119,06 3 Thu HĐ SXKD và dịch vụ 4.108,644 2,7 5.466,04 2,9 6.948,99 3,1 133,04 127,13 4 Thu khác 1.217,376 0,8 1.149,75 0,61 1.120,81 0,5 94,45 97,48 Thu từ sự nghiệp y tế và thu khác 152.172 100 188.484 100 224.161 100 123,86 118,93

(Nguồn: Báo cáo tài chính - Phòng Tài chính kế toán Bệnh viện Trường Đại học Y- Dược Huế)

Qua bảng số liệu ta thấy, tổng nguồn thu sự nghiệp y tế của Bệnh viện tăng mạnh qua 3 năm 2015-2017, tỷ lệ tăng trường từ gần 19% đến gần 24%. Trong đó, sự gia tăng nhiều nhất trong tổng số nguồn thu sự nghiệp của Bệnh viện phải kể đến là tăng trong thu bảo hiểm y tế. Xét riêng năm 2017, thu Bảo hiểm y tế đạt mức 202.000 triệu đồng, chiếm 90,1% trong tổng số thu sự nghiệp, tăng 19,06% so với năm 2016. Sở dĩ số thu bảo hiểm y tế tăng cao trong năm 2017 do trong năm đó, Bệnh viện đầu tư trang bị thêm 120 giường bệnh, tăng thêm các phòng khám để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao. Thu hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ, thu khác tuy có sự gia tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số thu.

Nhìn vào biểu đồ 2.2 ta sẽ thấy tổng hợp các khoản thu trong tổng số thu sự nghiệp y tế và thu khác tại Bệnh viện qua các năm 2015-2017.

50000 100000 150000 200000 250000 Thu khác Thu HĐ SXKD và dịch vụ Thu BHYT Thu viện phí

Biểu đồ 2.2:Tổng hợp các nguồn thu sự nghiệp y tế và thu khác của Bệnh viện giai đoạn 2015-2017

Qua 3 năm 2015-2017, Bệnh viện vẫn áp dụng khung giá thu một phần viện phí theo quyết định 41/2012/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về quy định mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý, và quyết định số 50/2014/QĐ-UBND ngày 7/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc điều chỉnh, bổ sung mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý.

Tuy mức giá thu một phần viện phí đã được thay đổi, có tăng hơn so với mức giá được xây dựng nhưng nhìn chung trong cơ cấu giá vẫn chưa đảm bảo được bù đắp chi phí cho các dịch vụ y tế nên Bệnh viện vẫn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tự chủ tài chính. Thêm vào đó, việc khống chế tỷ lệ giữa thuốc và cận lâm sàng (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng...) trong khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu. Bởi khi thực hiện theo tinh thần của nghị định 43/2006/NĐ-CP, để có được nguồn thu cao đòi hỏi các bệnh viện nói chung và Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế nói riêng buộc phải tăng các chỉ định cận lâm sàng. Điều này lại là một nguy cơ gây vượt quỹ, vượt trần khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Thực trạng này càng đòi hỏi nhu cầu cần đổi mới toàn diện về giá viện phí, cơ chế tài chính cũng như đổi mới cơ chế khám chữa bệnh, thu hút thêm bệnh nhân sử dụng các dịch vụ yêu cầu, tăng cường tìm kiếm các hợp đồng khám sức khỏe từ các cơ quan đơn vị.

Bên cạnh đó, Bệnh viện có khoản thu từ hoạt động dịch vụ sản xuất kinh doanh là thu từ hoạt động liên doanh, liên kết đặt trang thiết bị y tế như đặt thêm máy chụp X-quang, máy chụp cộng hưởng từ.... Việc liên kết đặt máy đã được Bệnh viện xây dựng đề án và xin ý kiến của cơ quan quản lý cấp trên và được quản lý chặt chẽ theo các quy định hiện hành, mức giá thu theo

mức giá khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế, thu có biên lai thu phí, lệ phí do Tổng cục Thuế phát hành. Khoản chênh lệch xác định hàng năm được thực hiện nghĩa vụ thuế, số còn lại được bổ sung vào nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của Bệnh viện để thực hiện tái đầu tư nâng cấp chất lượng công tác Khám chữa bệnh theo quy định hiện hành.

Tổng hợp các nguồn thu của Bệnh viện được thể hiện qua bảng 2.5 Bảng 2.5: Bảng tổng hợp các nguồn thu của Bệnh viện giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: triệu đồng S T T Nguồn thu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 2016/ 2015 2017/ 2016 1 Kinh phí NSNN cấp 90.526,56 37,3 61.163,68 24,5 66.202,99 22,8 67,56 108,24 2 Thu từ sự nghiệp y tế và thu khác 152.172 62,7 188.484 75,5 224.161 77,2 123,86 118,93 Tổng thu 242.698,56 100 249.647,68 100 290.363,99 100 102,86 116,31

(Nguồn: Báo cáo tài chính - Phòng Tài chính kế toán Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế)

Như vậy, xét về mặt tổng thể, ngân sách nhà nước cấp năm 2015 chỉ chiếm tỷ lệ 37,3% trong tổng nguồn thu, năm 2016 chiếm 24,5%, năm 2017 chiếm 22,8% trong tổng số nguồn thu của đơn vị, và tỷ lệ này luôn giảm mạnh qua các năm, tiến tới nhà nước sẽ không còn bao cấp ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.

Trong khi đó, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của Bệnh viện luôn chiếm tỷ trọng cao, là nguồn kinh phí chủ đạo cho mọi hoạt động của Bệnh viện. Đây là cơ sở để Bệnh viện có thể tiến tới thực hiện cơ chế tự chủ 100% kinh phí trong tương lai.

Biểu đồ 2.3 thể hiện tổng quát nhất tổng hợp các nguồn thu tại Bệnh viện qua các năm 2015-2017

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Thu sự nghiệp và thu khác2 NSNN

Biểu đồ 2.3:Tổng hợp các nguồn của Bệnh viện giai đoạn 2015-2017 2.2.2. Thực hiện tự chủ về các khoản chi theo quy chế chi tiêu nội bộ Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế, là một đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, theo quy định nhà nước, được phép xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm cơ sở pháp lý cho các nội dung chi hoạt động thường xuyên của đơn vị. Bệnh viện có thể xây dựng các định mức chi đảm bảo các hoạt động thường xuyên của đơn vị có thể cao hoặc thấp hơn so với mức chi hiện hành của Nhà nước, điều chỉnh cho phù hợp với tính chất hoạt động của đơn vị.

Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện dựa trên:

+ Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập,

+ Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP

+ Thông tư 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 của Bộ tài chính sửa đổi bổ sung thông tư 71

+ Thông tư số 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của các cơ sở y tế công lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ CHẾ tự CHỦ tài CHÍNH tại BỆNH VIỆN TRƯỜNG đại học y dược HUẾ (Trang 50)