2.1.4 .Tình hình khám chữa bệnh của Bệnh viện qua các năm
3.3.5 Đổi mới công tác quản lý tài chính, nâng cao năng lực người lãnh đạo
lãnh đạo
Công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện đạt hiệu quả cao thì vấn đề kiểm tra, kiểm soát tài chính trong đơn vị là rất cần thiết. Việc kiểm tra, kiểm soát tài chính phải được thực hiện từ bên trong và bên ngoài đơn vị.
Kiểm tra, kiểm soát tài chính từ bên trong tức là Bệnh viện phải luôn tự kiểm tra công tác tài chính kế toán của Bệnh viện như: việc chấp hành dự toán của năm, chấp hành quy chế chi tiêu nội bộ, tình hình tiết kiệm, chống lãng phí, chấp hành cơ chế, chính sách về tài chính, tình hình thực hiện thu, chi tài chính, quản lý và sử dụng tài sản, sử dụng các quỹ của Bệnh viện. Thông qua công tác tự kiểm tra, kiểm soát tài chính, Bệnh viện sẽ sớm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm để kịp thời xử lý và đưa ra biện pháp xử lý, khắc phục nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện ngày càng hiệu quả hơn.
Kiểm tra, kiểm soát tài chính từ bên ngoài tức là việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính Bệnh viện còn được thực hiện bởi các cơ quan chức năng như: Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế, điều này thể hiện sự kiểm soát chi chặt chẽ. Trong thời gian tới, Bệnh viện cần chuyển tất cả các khoản chi qua kho bạc Nhà nước để chi để đảm bảo rằng các khoản thu chi của Bệnh viện đều được kiểm soát chặt chẽ từ việc tuân thủ đúng dự toán được giao, quy chế chi tiêu nội bộ đã được duyệt. Trong quá trình thực hiện kiểm soát chi tại Kho bạc Nhà nước, nếu phát hiện những thiếu sót, sai phạm của Bệnh viện để có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh kịp thời, đảm bảo cho công tác quản lý tài chính của Bệnh viện được thực hiện tốt.
Mặc dù hiện tại Bệnh viện vẫn đang xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ dựa trên cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP, tuy nhiên đơn vị vẫn được nhà nước cấp ngân sách chi thường xuyên. Thực hiện lộ trình tính giá dịch vụ y tế theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP thì đến năm 2018, giá dịch vụ y tế đã tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp (chưa tính đủ chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định). Điều này có nghĩa là đến thời điểm này, Nghị định 85/2012/NĐ-CP sẽ được sửa đổi hoặc ban hành nghị định mới thay thế, vì vậy Bệnh viện cần phải có sự thay đổi đồng bộ trong tổ chức, quản lý, đổi mới về cơ chế quản lý tài chính.
Đi đôi với đổi mới công tác quản lý tài chính, Bệnh viện cần tăng cường tính công khai, minh bạch trong quản lý tài chính hơn nữa. Trước hết đó là công khai dự toán, quyết toán tài chính hàng năm cho cán bộ nhân viên trong Bệnh viện đề biết. Công khai các tiêu chuẩn định mức, công khai việc trích lập và sử dụng các quỹ, công khai phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức và người lao động... Khi các vấn đề này được công khai, minh bạch, quản lý tài chính sẽ nhận được phản hồi tốt, mọi người nhận thức được tầm quan trọng công việc của mình và lợi ích mình sẽ nhận được.
Trong thời gian tới, Bệnh viện sẽ không được Ngân sách nhà nước cấp cho chi thường xuyên nữa, do đó, Bệnh viện phải tiền hành đổi mới cơ chế quản lý tài chính và có trách nhiệm sủ dụng các nguồn vốn, tài sản và nguồn nhân lực có hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, tạo điều kiện cho Bệnh viện phát triển theo lộ trình đã lập, cải thiện đời sống cán bộ viên chức và gắn trách nhiệm với lợi ích của cán bộ, viên chức với Bệnh viện trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.
Một hạn chế của Bệnh viện hiện tại đó là năng lực lãnh đạo của các cán bộ quản lý khoa phòng về tự chủ tài chính còn thấp, nhận thức về tự chủ tài
chính của một bộ phần không nhỏ cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn y tế còn nặng tư tưởng bao cấp, thiếu chủ động sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, chưa đưa ra được các biện pháp và hoạt động cụ thể, kiến thức.
Để khắc phục được điều này cần nâng cao nhận thức về tự chủ tài chính trong toàn viện và đặc biệt là các đối tượng quản lý thông qua hình thức tuyên truyền, phải thấy được sự tác động qua lại giữa bệnh viện và người lao động. Một cơ chế tự chủ tài chính phát huy tác dụng và thiết thực trong Bệnh viện thì đội ngũ cán bộ, viên chức phải thấy được lợi ích của cơ chế mới tới bệnh viện cũng như sự tác động của nó tới bản thân mỗi người lao động và Bệnh viện. Điều này đòi hỏi người lãnh đạo phải am hiểu về những quy định mới, về quy chế mới, có thể giải đáp mọi thắc mắc của cán bộ, nhân viên. Đây là một nghệ thuật của nhà lãnh đạo cần hướng tới và hoàn thiện hơn.