Kết quả đánh giá năng lực công chức thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk theo khung pháp lý hiện hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức dựa trên năng lực tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 59 - 64)

167 Nam Nữ Dưới 30 Từ 31 Từ 41 Trên 50

2.2.1. Kết quả đánh giá năng lực công chức thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk theo khung pháp lý hiện hành

+ Luật Cán bộ, công chức năm2008;

+ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

+ Nghị định số 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đánh giá và phân loại Cán bộ, công chức, viên chức[4].

+ Công văn số 8107/UBND-TH ngày 02/11/2015 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc hướng dẫn đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hàng năm[13].

Các văn bản nêu trên đã hình thành khung pháp lý quy định về công tác đánh giá đối với đội ngũ công chức tỉnh Đắk Lắk, tại các CQCM thuộc UBND thành phố Buôn Ma thuột cũng áp dụng khung pháp lý trên vào việc đánh giá cán bộ công chức.

- Nội dung đánh giá công chức

Theo quy định tại tại điều 15 Nghị định 56/2015/NĐ-CP, nội dung đánh giá công chức thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 56 Luật Cán bộ, công chức bao gồm 9 nội dung. Trong đó 6 nội dung quy định chung cho đội ngũ công chức, 3 nội dung quy định đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý[4]. Cụ thể như sau:

+ Đối với công chức không giữ chức vụ quản lý

a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; c) Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

d) Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;

đ) Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; e) Thái độ phục vụ nhân dân.

a) Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý;

b) Năng lực lãnh đạo, quản lý;

c) Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.

Về phân loại đánh giá công chức, căn cứ vào kết quả đánh giá, công chức được phân loại đánh giá theo các mức như sau: a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ; c) Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; d) Không hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả phân loại đánh giá công chức được lưu vào hồ sơ công chức và thông báo đến công chức được đánh giá. Công chức 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bố trí công tác khác.

Công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc.

- Về chủ thể đánh giá công chức:

Theo Điều 17 của Nghị định 56/2015/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục đánh giá công chức có thể tóm tắt như sau: Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao, trình bày báo cáo tự đánh giá tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tham khảo ý kiến tham gia, quyết định đánh giá, phân loại công chức.

Như vậy, chủ thể tham gia đánh giá ở đây bao gồm: Cá nhân tự đánh giá, cấp trên trực tiếp đánh giá, đồng nghiệp đánh giá. Tuy nhiên yếu tố quyết định chính là cấp trên trực tiếp. Nghị định không quy định các chủ thể khác như: Khách hàng(công dân) đánh giá, bộ phận nhân sự đánh giá, trung tâm

trò quan trọng trong việc phục vụ của nền công vụ là là Công dân vẫn chưa được quy định trong các văn bản luật về đánh giá công chức.

- Tiêu chí phân loại đánh giá công chức:

Từ điều 18 đến điều 21 trong Nghị định 56/2015/NĐ-CP quy định các tiêu chí cho 4 mức phân loại đánh giá:

+ Mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Gồm 7 tiêu chí đối với công chức không giữ chức vụ quản lý và 10 tiêu chí đối với công chứ giữ chức vụ quản lý. Tổng điểm đạt từ 90 đến 100 điểm, trong đó điểm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao phải đạt 55 điểm trở lên;

+ Mức hoàn thành tốt nhiệm vụ: Gồm 7 tiêu chí đối với công chức không giữ chức vụ quản lý và 10 tiêu chí đối với công chứ giữ chức vụ quản

lý. Tổng điểm đạt từ 70 đến 89 điểm, trong đó điểm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao phải đạt từ 50 điểm trở lên;

+ Mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực: Gồm 7 tiêu chí đối với công chức không giữ chức vụ quản lý và 14 tiêu chí đối với công chứ giữ chức vụ quản lý. Tổng điểm đạt từ 50 đến 69 điểm, trong đó điểm đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao phải đạt từ 45 điểm trở lên;

+ Mức không hoàn nhiệm vụ: Gồm 7 tiêu chí đối với công chức không giữ chức vụ quản lý và 11 tiêu chí đối với công chứ giữ chức vụ quản lý.

Tổng điểm đạt dưới 50 điểm hoặc điểm đánh giá về Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao đạt dưới 30 điểm.

Phân tích nội dung, tiêu chí đánh giá của mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ta thấy:

Bảng 2.3: Bảng thống kê tiêu chí đánh giá công chức

Nội dung đánh giá Tiêu chí đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

a) Chấp hành đường lối, chủ Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức dựa trên năng lực tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)