Hoàn thiện chính sách, pháp luật về công vụ côngchức nói chung và quy định về tiêu chuẩn công chức làm cơ sở pháp lý cho công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý cấp phòng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh bắc kạn (Trang 82 - 85)

- Nguyên nhân chủquan

3.2.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về công vụ côngchức nói chung và quy định về tiêu chuẩn công chức làm cơ sở pháp lý cho công

tác đánh giá

Hoàn thiện chính sách , pháp luật về chế độ công vụ, công chức là một trong những yêu cầu quan trọng của công cuộc cải cách thể chế hành chính nhà nước ta hiện nay. Xét từ góc độ đánh giá nhân sự, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức thì vấn đề quan trọng nhất, yếu tố có tính quyết định tới chất lượng công tác đánh giá nhân sự có lẽ là việc hoàn thiện tiêu chuẩn, chức danh, nhiệm vụ, quyền hạn của đội ngũ cán bộ, công chức. Để dựa trên hệ tiêu chuẩn chức danh, nhiệm vụ, quyền hạn của công chức này mà các cơ quan hành chính nhà nước có thể thực hiện công tác đánh giá nhân sự của mình một cách thực chất, có được một kết quả thực sự. Thông qua kết quả đánh giá này mà có hướng, biện pháp hoàn thiện các chế độ quản lý, sử dụng đội ngũ nhân sự hành chính nhà nước một cách hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.

Quay trở lại vấn đề với tỉnh Bắc Kạn hiện nay, vấn đề đặt ra ở đây là tiêu chuẩn chức danh, nhiệm vụ, quyền hạn công chức cấp tỉnh sẽ cần hoàn thiện như thế nào? làm gì để xây dựng được hệ tiêu chuẩn hợp lý. Hiện nay tỉnh Bắc Kạn quản lý công chức dựa vào tiêu chuẩn công chức nói chung và tiêu chuẩn chức danh, nhiệm vụ, quyền hạn để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và quản lý công chức. Tiêu chuẩn chung là điều kiện cần mà bất cứ công dân nào muốn tham gia vào nền công vụ đều phải hội đủ. Thông thường hệ tiêu chuẩn chung này thường được xét đến trong quá trình tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức. Còn đối với quá trình đánh giá quá trình làm việc và hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức thì tiêu chuẩn cụ thể sẽ được vận dụng. Đây là điều kiện đủ, gắn với từng vị trí việc làm cụ thể. Nó thể hiện tính chất, đặc điểm

riêng của ngành, lĩnh vực và mang tính chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể. Người được tuyển dụng vào mỗi vị trí công tác cụ thể hoặc bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý, bên cạnh tiêu chuẩn chung đối với công chức, còn phải đạt các tiêu chuẩn cụ thể liên quan đến ngạch công chức hoặc chức vụ tương ứng.

Nhìn một cách tổng thể thông qua hệ thống văn bản pháp quy quy định về hệ thống các tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, nhiệm vụ và quyền hạn của các ngạch công chức như trên thì hệ thống các ngạch chức danh đã được ban hành tương đối đầy đủ, song vẫn chưa có văn bản nào quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh đối với cán bộ quản l ý cấp phòng hoặc có đề cập thì chỉ chung chung, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đánh giá công chức.

Kết cấu của tiêu chuẩn ngạch công chức hiện nay gồm 3 phần chủ yếu là chức trách, hiểu biết và yêu cầu trình độ nhằm xác định nội dung chức trách, khối lượng kiến thức, tri thức, kỹ năng và mức độ đào tạo cần phải có. Tuy nhiên, hệ thống tiêu chuẩn ngạch công chức hiện nay đã bộc lộ hạn chế cần bổ sung và sửa đổi, đặc biệt là khâu đánh giá liên quan đến nội dung quy định về năng lực công chức. Đây là phần hạn chế lớn nhất mà công tác đánh giá hiện nay đang vấp phải, những người làm công tác đánh giá không thể dựa trên hệ tiêu chuẩn về năng lực chung chung như quy định để đánh giá được.

Kết cấu của tiêu chuẩn chức vụ công chức hiện được quy định gồm: vị trí, chức trách, nhiệm vụ, phẩm chất, năng lực, hiểu biết và trình độ. Trong đó, tiêu chuẩn các chức vụ quy định chưa thể hiện cụ thể được các nội dung liên quan đến phẩm chất, trình độ và năng lực. Bên cạnh quy định các tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức lãnh đạo quản lý cấp phòng nhìn chung là chưa đầy đủ dẫn đến một thực tế như đã phân tích trong phần

thực trạng đó là việc đánh giá còn chưa được coi trọng đúng mức, chưa phát

về định tính, chưa thực sự khoa học, chú trọng nhiều hơn tới yếu tố phẩm chất và tiêu chuẩn trình độ mà chưa chú ý thỏa đáng đến tiêu chuẩn năng lực chính là nguyên nhân của kết quả đánh giá chỉ mang tính hình thức và thiếu khách quan.

Từ sự phân tích ở trên, có thể thấy để hoàn thiện đánh giá đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý cấp phòng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, nâng cao hiệu quả thực thi công vụ thì cần thiết phải hoàn thiện hệ tiêu chuẩn công chức cấp tỉnh.Việc xác định tiêu chuẩn phải phù hợp với từng loại công chức, phù hợp với thực tiễn của tỉnh, hiện nay ở tỉnh Bắc Kạn chưa thực hiện việc phân tích công việc trong các cơ quan chuyên môn, chưa xây dựng được “bản mô tả công việc” chưa có “bản tiêu chuẩn chức danh công chức”, dẫn đến việc công chức không nắm được đầy đủ công việc mình phải đảm nhận và trách nhiệm của mình ra sao đối với công việc. Do vậy cần phải phân tích công việc và xác định tiêu chuẩn chức danh công chức nói chung, trong đó có công chức lãnh đạo, quản lý cấp phòng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và phải thực hiện các việc sau:

Trước tiên, cần phải từng bước xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống các vị trí việc làm trong từng cơ quan, đơn vị. Mỗi vị trí việc làm khi xác định phải quy định chức trách, các nhiệm vụ cụ thể và ngạch công chức tương ứng để bổ nhiệm công chức khi bố trí vào vị trí việc làm đó. Tất nhiên việc xây dựng các vị trí việc làm là khó và phức tạp, trước mắt có thể phải ưu tiên ban hành quy định tiêu chuẩn trưởng phòng, phó trưởng phòng và công chức chuyên môn, kết cấu của tiêu chuẩn ngạch công chức sẽ gồm: tiêu chuẩn về phẩm chất, tiêu chuẩn về trình độ và tiêu chuẩn về năng lực.

Dựa trên yếu tố này kết hợp với các biện pháp xây dựng quy trình đánh giá khoa học, tiêu chí rõ ràng, loại bỏ các rào cản trong quá trình đánh giá thì

tỉnh Bắc Kạn có thể có được hệ thống đánh giá nhân sự đạt được kết quả mong muốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý cấp phòng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh bắc kạn (Trang 82 - 85)