Tổ chức bộ máy chính quyền nhà nướ cở địa phươn g chủ thể thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn từ thực tiễn thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 47 - 52)

2.1. Các yếu tố tác động đến quá trình thực hiện công khai, minh bạch trong

2.1.4. Tổ chức bộ máy chính quyền nhà nướ cở địa phươn g chủ thể thực

thể thực hiện công khai, minh bạch trong Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn

Trong công cuộc đổi mới hệ thống chính trị đất nước, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, đặc biệt từ khi pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn được ban hành và áp dụng rộng rãi cho đến nay, Đảng bộ và chính quyền thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình đã không ngừng thực hiện đổi mới, tổ chức, xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước nói chung và địa phương nói riêng. Chính quyền 2 cấp từ thành phố đến cơ sở đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tổ chức quán triệt và tích cực triển khai thực hiện Pháp lệnh 34 đạt kết quả thiết thực.

Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Kế hoạch số 54/KH- UBND ngày 22/06/2007 về việc học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt toàn thành phố, đồng thời chỉ đạo UBND các xã, phường tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện đến toàn thể cán bộ, công chức, hội viên các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội ở xã, phường, thôn, tổ dân phố và toàn thể nhân dân trên địa bàn thành phố Đồng Hới. Đồng thời, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tổ chức quán triệt và tích cực triển khai thực hiện Pháp lệnh 34 như: Ban hành Chỉ thị số 02/2010/CT- UBND ngày 09/3/2010 về tăng cường công tác phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2010 đến năm 2015 trên địa bàn thành phố Đồng Hới; Kế hoạch số 77/KH- UBND ngày 22/11/2010 về triển khai tuyên truyền phổ biến pháp lệnh về dân chủ cơ sở và việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh chủ chốt cấp xã; Kế hoạch số 10/KH- HĐPBGDPL ngày 23/2/2011

về triển khai thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 18/4/2013 về tập huấn nghiệp vụ chi Tổ trưởng Tổ hòa giải và Hòa giải viên; Kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 19/8/2013 về thực hiện Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác Dân vận chính quyền giai đoạn 2013 - 2015”; Công văn số 1106/UBND-NV ngày 9/10/2013 về việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 19/8/2013

Hội đồng nhân dân thành phố đã có nhiều đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, chất lượng các kỳ họp HĐND được nâng lên, phương pháp thảo luận, chất vấn tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, những vấn đề bức xúc trong nhân dân; Công tác tiếp xúc cử tri được cải tiến, thiết thực, hiệu quả hơn; đã bố trí các điểm tiếp xúc cử tri về tận thôn, tổ dân phố để đại biểu HĐND, nhất là các đại biểu giữ các cương vị chủ chốt của thành phố, xã, phường luân phiên địa bàn tiếp xúc cử tri để trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Các ý kiến của cử tri được tập hợp, xem xét giải quyết; những công việc quan trọng, thiết thực, gắn với lợi ích của nhân dân đều được công khai, bàn bạc, dân chủ trước khi quyết định và triển khai thực hiện. Các kỳ họp HĐND thành phố và nhiều xã, phường được truyền thanh trực tiếp, tạo điều kiện cho nhân dân theo dõi, giám sát hoạt động của HĐND tại kỳ họp.

UBND thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình. Tổ chức tiếp dân chu đáo và đúng lịch, quan tâm đúng mức việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, trong thời gian qua, UBND 2 cấp đã tiếp hơn 9.000 lượt công dân, nhận hơn 1.000 đơn thư. Các ý kiến của công dân, đơn thư tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực đất đai, chế độ chính sách, đền bù giải phóng mặt bằng, kết quả giải quyết vụ việc hành

chính...đều được UBND từ cơ sở đến thành phố chỉ đạo giải quyết thấu tình, đạt lý, tạo niềm tin cho nhân dân.

Chỉ đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính và niêm yết công khai thủ tục hành chính, thực hiện tốt Đề án cải cách hành chính theo mô hình "Một cửa liên thông hiện đại", đây là một bước đột phá của UBND thành phố và các xã, phường về cải cách thủ tục hành chính, góp phần thực hiện tốt việc công khai, minh bạch trong giải quyết các thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho nhân dân, được nhân dân đồng tình, ủng hộ cao.

UBND thành phố đã tích cực triển khai thực hiện Pháp lệnh cán bộ công chức; Luật phòng chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chỉ đạo các xã, phường xây dựng Quy ước, Hương ước; phối hợp với Mặt trận, các Đoàn thể chính trị xã hội phát động nhiều phong trào thi đua sôi nổi trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Đặc biệt đã có nhiều đổi mới trong quản lý, điều hành, hướng mạnh các hoạt động quản lý Nhà nước về cơ sở, quan tâm nhiều vấn đề dân sinh. Xây dựng và ban hành nhiều chủ trương, Đề án, Chương trình phát triển kinh tế, xã hội như: Chủ trương Dồn diền đổi thửa, Chương trình phát triển CN- TTCN, dịch vụ- du lịch, Đề án nâng cấp và chỉnh trang Đô thị, xã hội hóa vỉa hè; xã hội hóa thu gom, quản lý, xử lý rác thải; Đề án phát triển cây xanh đường phố, Xây dựng đường giao thông qui mô nhỏ....Các Đề án, Chương trình nói trên đều hợp lòng dân, được nhân dân tham gia ý kiến, đồng tình hưởng ứng và tích cực triển khai thực hiện.

Chỉ đạo các xã, phường tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia bàn bạc các chương trình, dự án; đồng thời tổ chức các hội nghị lòng ghép tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến người dân. Các chuyên mục phát thanh trên hệ thống truyền thanh, truyền hình thành phố, các

hội thi tìm hiểu pháp luật; nói chuyện chuyên đề ... thu hút được đông đảo người dân đến nghe và tìm hiểu.

UBND các cấp tích cực phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân những chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước về công khai, minh bạch trong Pháp lênh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố quán triệt pháp lệnh 34 và các văn bản của cấp uỷ, chính quyền về những nội dung nhân dân được biết, được bàn và quyết định, được giám sát, kiểm tra; đồng thời tích cực vận động nhân dân thực hiện QCDC ở cơ sở.

MTTQVN thành phố và các đoàn thể nhân dân đã ban hành quy chế phối hợp hoạt động giữa UBMT, đoàn thể với chính quyền các cấp nhằm thực hiện có hiệu quả Pháp lệnh 34. Tổ chức ký kết chương trình phối hợp với Thường trực HĐND, UBND cùng cấp. Triển khai việc giám sát và phản biện xã hội, tạo điều kiện cho nhân dân được tham gia góp ý xây dựng Đảng; xây dựng chính quyền theo Quyết định 217, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị. Đã coi trọng vận động nhân dân thực hiện quyền giám sát trực tiếp trong thực hiện QCDC thông qua các buổi tiếp xúc cử tri, tiếp dân, họp thôn, tổ dân phố...

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình triển khai và tổ chức thực hiện pháp lệnh 34 nói chung và công khai, minh bạch trong thực hiện pháp lệnh 34 nói riêng. Trong 10 năm từ 2005-2015 đã tổ chức 217 cuộc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp lệnh 34.

Tóm lại, chính quyền các cấp thành phố thông qua việc ban hành các văn bản, thông qua các cuộc kiểm tra, giám sát và công tác phối kết hợp với Mặt trận và các tổ chức đoàn thể đã cơ bản thực hiện tốt việc quản lý nhà nước đối với việc thực hiện Pháp lệnh 34 nói chung và công khai, minh bạch trong thực hiện pháp lệnh 34 nói riêng. Tuy nhiên, nhận thức của một số cán

bộ, công chức về ý nghĩa, vai trò của việc thực hiện công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn chưa đầy đủ; công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp lệnh còn thiếu thường xuyên...

Có thể nói những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đội ngũ cán bộ công chức cấp xã và quản lý nhà nước đối với việc thực hiện công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Đồng Hới nêu trên là những điều kiện thuận lợi cho thành phố Đồng Hới trong quá trình phát triển nói chung và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở nói riêng. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn nhất định như khi hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lũ thường xuyên xảy ra. Kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh, công tác quy hoạch và quản lý đô thị còn nhiều bất cập; việc huy động các nguồn lực, nhất là nguồn đóng góp từ nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng chưa mạnh. Chất lượng đội ngũ cán bộ cốt cán, nhất là ở các phường, xã chưa cao, một số cán bộ còn lợi dung chức vụ để tham ô, tham nhũng, tư lợi cá nhân, một số cán bộ thái độ phục vụ nhân dân chưa tốt, còn hạch sách, nhũng nhiễu, chưa tận tâm, tận tụy trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ; chính quyền một số xã phường có lực còn buông lỏng công tác quản lý...làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Việc thực hiện công khai, minh bạch trong thực hiện quy chế dân chủ nói riêng và trong các hoạt động nói chung ở một số địa phương còn mang tính hình thức, đối phó với các quy định của pháp luật. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí hiệu quả chưa cao. Tệ nạn xã hội và các loại tội phạm diễn biến phức tạp. Vì vậy, việc nắm bắt đầy đủ, đúng đắn đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội và đội ngũ cán bộ sẽ giúp chúng ta nghiên cứu và nhìn nhận một cách đúng đắn việc thực hiện công khai, minh bạch trong thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn từ thực tiễn thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)