Tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện pháp lệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn từ thực tiễn thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 52 - 55)

2.2. Tổ chức triển khai và kết quả thực hiện công khai, minh bạch trong

2.2.1. Tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện pháp lệnh

2.2.1.1. Xây dựng kế hoạch triển khai ở thành phố

Ngay sau khi có Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11, ngày 20/4/2007 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội (khóa XI) về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Kế hoạch số 36-KH/TU ngày 5/7/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình, Ban Thường vụ Thành ủy Đồng Hới đã ban hành kế hoạch số 29-KH/TU ngày 10/7/2007 chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh và chỉ đạo Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở thành phố tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 và các văn bản về thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở cho đội ngũ cán bộ chủ chốt toàn thành phố. Chỉ đạo các phường, xã quán triệt, triển khai nội dung của Pháp lệnh, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về thực hiện QCDC cơ sở đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân tại địa phương, đơn vị mình nhằm phát huy tốt vai trò của nhân dân trong việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền Pháp lệnh và các văn bản của Đảng và Nhà nước về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm từng bước nâng cao nhận thức về ý nghĩa, trách nhiệm, quyền lợi của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện Pháp lệnh 34 nói riêng và quy chế dân chủ ở cơ sở nói chung

Ban Thường vụ Thành ủy đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở thành phố do đồng chí Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban, các thành viên là các đồng chí đại diện Thường trực HĐND, UBND, lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể thành phố để lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, trong đó có Pháp lệnh về

thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Định kỳ mỗi năm 2 lần, BCĐ QCDC thành phố họp để báo cáo kết quả thực hiện QCDC ở cơ sở, kịp thời rút kinh nghiệm tiếp tục chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới. Việc củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở từ thành phố đến xã, phường được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm thực hiện tốt. Thực hiện tốt việc sơ kết, tổng kết về xây dựng và thực hiện QCDC từ thành phố đến cơ sở; hàng năm đều xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát tình hình triển khai, tổ chức thực hiện QCDC ở các địa phương, đơn vị, sau khi kiểm tra có thông báo kết luận đến từng cơ sở để rút kinh nghiệm. Đưa việc thực hiện QCDC vào chương trình công tác hàng năm, xem đây là một tiêu chuẩn để đánh giá, xét thi đua, công nhận danh hiệu đơn vị trong sạch vững mạnh; gắn việc thực hiện QCDC với nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở. Tập trung chỉ đạo đổi mới phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo theo hướng gần dân, tăng cường tiếp xúc với dân, giải đáp những vấn đề vướng mắc của cán bộ, nhân dân; Thành ủy đã ban hành Kế hoạch số 31-KH/TU ngày 17/7/2010; Quyết định số 51- QĐ/TU ngày 22/02/2011 về thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; Đề án lãnh đạo các cấp đối thoại trực tiếp với nhân dân; Quyết định 972-QĐ/TU ngày 07/8/2015 về việc ban hành Quy định người đứng đầu Cấp ủy, chính quyền, các cơ quan nhà nước đối thoại trực tiếp với nhân dân và các văn bản chỉ đạo đổi mới phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo theo hướng gần dân, tăng cường tiếp xúc với dân, giải đáp những vấn đề vướng mắc của cán bộ, nhân dân. Chỉ đạo chính quyền các cấp tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; phát huy quyền làm chủ của cử tri tham gia ý kiến với đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp.

Trong quá trình chỉ đạo, từ năm 2007 đến nay thành phố đã ban hành 3.670 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở trong đó có Pháp lệnh về thực hiện dân chủ cơ sở.

Ngoài ra, để góp phần thực hiện tốt những quy định về nội dung “Dân kiểm tra, giám sát” theo nội dung Pháp lệnh, Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở thành phố đã phối hợp Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, Trung tâm bồi dưỡng chính trị thành phố và các cơ quan có liên quan để tuyên truyền, tổ chức tập huấn cho cán bộ, thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng và tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về Luật Thanh tra, Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng và Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-KH&ĐT-UBTWMTTQVN-TC, ngày 04/12/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định 80/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giám sát đầu tư cộng đồng.

2.2.1.2. Tổ chức triển khai thực hiện ở cấp xã

Thực hiện Kế hoạch số 29-KH/TU của Ban Thường vụ Thành ủy, ngay sau hội nghị cán bộ chủ chốt quán triệt, triển khai thực hiện Pháp lệnh và các văn bản về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại thành phố, Cấp ủy, chính quyền các phường, xã, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố đã tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai cho toàn thể cán bộ, đảng viên và thông qua Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội để triển khai rộng rãi đến hội viên, đoàn viên và quần chúng nhân dân. Hiện nay, 100% các phường, xã, các Đảng bộ trực thuộc và các cơ quan, đơn vị đều thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền việc thực hiện Pháp lệnh trên hệ thống loa phát thanh của các phường, xã. Trên cơ sở nội dung của Pháp lệnh 34 và kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo, UBND

các phường, xã đã phối hợp với UBMTTQ Việt Nam cùng cấp tổ chức thực hiện tốt, đưa ra bàn bạc và biểu quyết các vấn đề như bầu trưởng thôn, tổ trưởng dân phố, Ban giám sát đầu tư cộng đồng, Ban thanh tra nhân dân và xây dựng quy ước thôn, tổ dân phố văn hóa.

Các phường, xã tổ chức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân giám sát thông qua Mặt trận, các tổ chức đoàn thể nhân dân, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng nhằm kịp thời nắm tình hình, phát hiện và uốn nắn những sai phạm ở các thôn, tổ dân phố trong quản lý đất đai, xây dựng các công trình công cộng ở địa phương, trong việc thu, chi ngân sách. Ngoài ra, để thực hiện quyền giám sát của nhân dân nhiều địa phương đã lập sổ theo dõi sự đóng góp của nhân dân, đảm bảo công khai việc thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của dân, góp phần hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp, tạo sự đồng thuận trong nhân dân trong thực hiện các chương trình, đề án thành phố đề ra, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn từ thực tiễn thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)