Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn từ thực tiễn thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 96 - 101)

2.3. Đánh giá kết quả thực hiện công khai, minh bạch trong Pháp lệnh thực

2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế

- Do tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã làm nảy sinh những tiêu cực trong hoạt động kinh tế, trong tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân...ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội và thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

- Công tác ban hành các hướng dẫn việc thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn, nhất là đối với các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến lợi ích của người dân còn chậm, thiếu thường xuyên. Các văn bản về thực hiện pháp lệnh còn thiếu đồng bộ, chưa quy định về các chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm quyền làm chủ của nhân dân cũng như vi phạm trong quá trình tổ chức thực hiện pháp lệnh.

- Một số cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu chưa nhận thức và quán triệt đầy đủ các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Pháp lệnh. Phương thức lãnh đạo của một số cấp ủy chậm được đổi mới, sự phối kết hợp giữa Mặt trận và các tổ chức đoàn thể còn chưa đồng bộ, thiếu thường xuyên. Công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, chưa sâu sát, có nơi thiếu nghiêm túc, nhất là công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kết luận sau kiểm tra, giám sát. Chưa chú trọng việc sơ kết, tổng kết thực tiễn.

Cá biệt một số xã, phường chưa làm tốt công tác cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến tình hình và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nên nhân dân còn thiếu hiểu biết, vì vậy chưa tạo sự đồng thuận và phát huy đầy đủ vai trò theo dõi, giám sát trong thực hiện một số chủ trương, chính sách của chính quyền.

Mặt trận và các tổ chức đoàn thể, đại biểu HĐND ở một số xã, phường chưa phát huy tốt vai trò người đại diện quyền làm chủ của nhân dân.

- Trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức ở các xã, phường trên địa bàn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong

thời kỳ mới. Một số cán bộ thoái hóa, biến chất, tham ô, tham nhũng, quan liêu, sách nhiễu dân làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.

- Trình độ hiểu biết của người dân về pháp luật nói chung và pháp luật về dân chủ, thực thi quyền dân chủ và bảo vệ quyền dân chủ nói riêng ở một số xã, phường trên địa bàn thành phố, nhất là các xã khó khăn, xa trung tâm chưa cao, tâm lý ngại yêu cầu, ngại tham gia ý kiến, kiến nghị, đặc biệt là những công việc mang tính chất cộng đồng; tư tưởng “phép vua thua lệ làng” còn ăn sâu trong tiềm thức, gây khó khăn trong việc triển khai các văn bản pháp luật của nhà nước nói chung và pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn nói riêng. Nhiều lĩnh vực hành chính được công khai niêm yết tại trụ sở xã, phường, thông báo qua hệ thống truyền thanh cơ sở và đến thôn, tổ dân phố nhưng người dân có lúc thiếu quan tâm, thờ ơ, không nắm rõ dẫn đến nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo không đúng thực tế, làm mất thời gian, công sức xác minh của các cơ quan chức năng.

- Do kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm, các chế tài xử lý còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe đối với các hành vi phạm của cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo các xã, phường. Tình trạng cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô, tham nhũng, vi phạm các chính sách về đất đai vẫn còn xảy ra nhưng xử ý chưa nghiêm, gây bất bình trong cán bộ và nhân dân là nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện, tố cáo, nội bộ mất đoàn kết...Tình trạng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân của một số cán bộ vẫn còn diễn ra nhưng chưa được ngăn chặn.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ thực hiện các nội dung công khai xuống cấp (nhất là hệ thống phát thanh) ảnh hưởng đến quá trình thực hiện Pháp lệnh.

- Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn không quy định rõ

chức năng, thẩm quyền của các cấp cao hơn trong việc theo dõi, kiểm tra đối với chính quyền cấp xã trong quá trình triển khai thực hiện; Chưa quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể có liên quan đến hệ quả của việc tuân thủ hoặc không tuân thủ Pháp lệnh; nguồn lực để tổ chức thực hiện; việc bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, đội ngũ trưởng thôn, tổ dân phố là những người có vai trò quyết định trong việc thực hiện có hiệu quả nội dung Pháp lệnh.

Kết luận chương 2

Trong Chương này, Luận văn đã giới thiệu tổng quát về các yếu tố tác động đến quá trình thực hiện công khai, minh bạch trong pháp thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình như đặc điểm vị trí địa lý, tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước địa phương, đồng thời xác định rõ trong các yếu tố trên thì tổ chức bộ máy quản lý nhà nước địa phương là chủ thể thực hiện công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ

xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Đánh giá kết quả thực hiện công khai,

minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn từ hai khía cạnh nội dung thực hiện và hình thức thực hiện.… Trên cơ sở đó, tìm ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những kết quả đạt được cùng như những hạn chế, khuyết điểm trong thực hiện công khai, minh bạch trong Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Đồng Hới trong thời gian qua. Kết quả có được từ Chương 2 là những cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong thực hiện công khai, minh bạch trong Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn nói chung và thành phố Đồng Hới nói riêng.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG PHÁP LỆNH THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở

XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn từ thực tiễn thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)