7. Kết cấu của đề tài
1.3.1. Chính sách phát triển nguồn nhân lực tại một số quốc gia trong khu
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Singapore
Singapore được đánh giá là một trong những quốc gia có chính sách thu hút nhân tài nước ngoài bài bản nhất thế giới. Ngay từ khi mới lên cầm quyền, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã xác định rõ nhân tài là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế. Chính vì thế, thu hút nhân tài, đặc biệt là nhân tài nước ngoài đã trở thành chiến lược ưu tiên hàng đầu của Singapore.
Singapore đặc biệt ưu tiên hướng vào việc thu hút nhân tài làm việc trong các khu vực công. Đây là khu vực mà việc thu hút và trọng dụng nhân tài có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế quốc gia. Chính phủ có nhiều chính sách linh hoạt để trọng dụng người tài làm việc trong khu vực công, thể hiện ở 4 nguyên tắc được quán triệt trong chính sách lương thưởng: Một là, có hệ thống lương linh hoạt, phù hợp với điều kiện kinh tế; Hai là, cố gắng theo
kịp biến động của thị trường nhằm giữ chân cán bộ giỏi; Ba là,có khoản thưởng và mức tăng lương theo thành tích; Bốn là, phương thức trả lương cụ thể, rõ ràng. Bên cạnh đó, để thu hút nhân tài, Singapore thành lập 4 trung tâm với nhiều bước hỗ trợ nguồn nhân lực nước ngoài định cư, đó là: 1) Trung tâm tìm người tài; 2) Trung tâm giúp sinh viên có kỹ năng làm việc và tích lũy kinh nghiệm; 3) Trung tâm gắn kết với doanh nghiệp và giáo dục; 4) Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng.
Ngoài ra, Singapore còn có chính sách hỗ trợ học bổng cho sinh viên tài năng của nhiều nước trong khu vực thông qua các đợt tuyển sinh. Sau khi tốt nghiệp, các sinh viên phải cam kết ở lại làm việc ít nhất 6 năm. Và trên thực tế, nhiều người sau 6 năm làm việc tiếp tục ở lại. Bằng chứng là 1/3 dân số hiện đang sinh sống, làm việc là người nước ngoài, trong đó chủ yếu là những lực lượng lao động có trình độ cao. Với chính sách này, Singapore không những giải quyết được việc thiếu nhân lực mà còn thu hút được chất xám từ bên ngoài.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Malaysia
Chính phủ Malaysia đưa ra chính sách đặc biệt để lôi kéo nhân tài như áp dụng mức thuế cá nhân 15% trong 5 năm cho người trở về Malaysia làm việc và được miễn thuế đối với tất cả tài sản mang theo. Nếu gia đình của lao động có chuyên môn cao trở về Malaysia là người nước ngoài, họ sẽ được chấp nhận là người thường trú trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp đơn và được miễn thuế khi mua xe hơi được sản xuất hay lắp ráp nội địa.
Các chương trình thu hút nhân tài của Malaysia bao gồm: 1) Chương trình thu nhận các nhà khoa học Malaysia và ngoại quốc được triển khai từ năm 1995 do Bộ Khoa học và Công nghệ điều phối với mục tiêu cụ thể nhằm lôi kéo các nhà khoa học Malaysia và ngoại quốc phục vụ yêu cầu nghiên cứu phát triển trong các viện nghiên cứu của Chính phủ và các trường đại học. Những nhà khoa học được chọn sẽ được nhận tiền thưởng sau thời gian làm
việc, cấp vé máy bay khứ hồi cho gia đình; 30 ngày nghỉ phép hằng năm và có thể được hưởng những lợi ích y tế của Chính phủ. Các khoản phụ cấp khác gồm tiền thuê nhà, tiền học cho con; 2) Chương trình hồi hương các chuyên gia Malaysia ở nước ngoài được triển khai từ năm 2000 trong tuyên bố ngân sách 2001 như là biện pháp lôi kéo các trí thức Malaysia sống ở nước ngoài trở về phục vụ các viện nghiên cứu và công nghiệp Malaysia. Mục tiêu của Chương trình này là tạo ra lực lượng lao động đẳng cấp quốc tế và do vậy, Chương trình được giao cho Bộ Nhân lực. Bộ Khoa học và Công nghệ là thành viên chỉ định trong Ban điều phối. Trong số những ưu đãi cho những người trở về gồm có: Một là, giảm thuế thu nhập đối với kiều hối nhận được trong vòng 2 năm kể từ ngày về nước; Hai là, giảm thuế nhập khẩu cho tất cả đồ dùng cá nhân mang về nước gồm cả 2 xe ô-tô cho mỗi gia đình; và Ba là,
cấp chế độ cư trú thường xuyên cho vợ/chồng, con cái trong vòng 6 tháng sau khi về nước.
1.3.1.3. Kinh nghiệm của Việt Nam
Việt Nam xác định rất rõ nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Một đất nước rất ít tài nguyên thiên nhiên như ở Việt Nam, cần phải lấy nguồn nhân lực làm tài nguyên thay thế, gọi là tài nguyên nguồn nhân lực, hoặc tài nguyên con người. Việt Nam đã mở cuộc vận động sâu rộng trong toàn xã hội về nhân lực Việt Nam phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát động phong trào thi đua yêu nước tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, góp phần giúp cho mọi người hiểu rõ về các chính sách phát triển nhân lực. Vận động các doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực để sử dụng với chất lượng ngày càng cao. Bên cạnh đó, Việt Nam tiến hành giải quyết đồng thời các nội dung như:
+ Ưu tiên hàng đầu công tác xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về các vấn đề liên quan đến nhân lực, việc làm, giáo dục, đào tạo,
chính sách tiền lương, khen thưởng, đãi ngộ; chính sách trọng dụng chuyên gia, tham mưu, kỹ sư, tổng công trình sư, nhà thiết kế, phát minh, gọi chung là nhân tài, chính sách về môi trường, điều kiện, phương tiện làm việc; chính sách việc làm, thu nhập, bảo hiểm, bảo trợ xã hội; chính sách cho các cơ quan khoa học NGO. Tổ chức tốt việc việc thực hiện các chính sách đó. Cải cách chế độ tiền lương cho đội ngũ giáo viên, giảng viên, có chế độ ưu đãi cho người học.
+ Công tác đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực; hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhân lực; đổi mới phương pháp giáo dục, quản lý nhân lực, thấu tình đạt lý, nhìn rõ đúng sai, kịp thời rút kinh nghiệm về quản lý nhân lực. Tổ chức bộ máy quản lý nhân lực từ trung ương đến địa phương.
+ Tiến hành điều tra, khảo sát thường xuyên về nhân lực và chất lượng nhân lực ở tất cả các ngành, các cấp, địa phương và cả nước;bảo đảm cân đối cung - cầu nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi cả nước và trong từng ngành, từng cấp.
+ Đổi mới quản lý nhà nước về đào tạo và dạy nghề từ trung ương đến địa phương; tổ chức hợp lý hệ thống cấp bậc đào tạo; thực hiện phân cấp quản lý đào tạo giữa bộ, ngành, địa phương; quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề. Khuyến khích thành lập các trường đại học, cao đẳng tư thục tại các nơi có điều kiện, góp phần đẩy nhanh số lượng và chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo.
+ Xây dựng hệ thống quốc gia để kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo; xử lý việc thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực trên phạm
vi cả nước, bảo đảm phát triển hài hòa, cân đối.
+ Hằng năm, Nhà nước cần tổng kết về lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực ở Việt Nam, đánh giá đúng mặt được, mặt chưa được, kịp thời rút ra những kinh nghiệm, trên cơ sở đó mà phát huy mặt tốt, khắc phục mặt chưa tốt.