Đánh giá chung về nguồn nhân lực thủ đô Viêng Chăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực của thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 56 - 59)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.4. Đánh giá chung về nguồn nhân lực thủ đô Viêng Chăn

2.2.4.1. Ưu điểm của nguồn nhân lực

Dù ở thời điểm nào, nguồn nhân lực cũng luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sức mạnh của một quốc gia, một địa phương. Bởi mọi của cải, vật chất đều được làm nên từ bàn tay và trí óc của con người.

Hiện nay, ở thủ đô Viêng Chăn có quy mô dân số khá lớn nên số người trong độ tuổi lao động cao và tăng nhanh. Hàng năm có khoảng gần 7000 người bước vào tuổi lao động. Dự báo đến năm 2020, Thủ đô sẽ có khoảng

643.000 người trong độ tuổi lao động, chiếm 62,8% tổng dân số. Đây là cơ hội cho thủ đô Viêng Chăn phát triển, tận dụng nguồn nhân lực vô cùng quý giá để phát triển kinh tế, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô, trở thành đơn vị dẫn đầu vùng Trung Lào và trong cả nước. Với nguồn lực dồi dào, việc thu hút đầu tư nước ngoài vào thủ đô Viêng Chăn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, nhiều dự án đầu tư cần nguồn nhân lực lớn đã được triển khai ở thủ đô Viêng Chăn như: cơ khí, hàng tiêu dùng... giải quyết công ăn việc làm cho một lực lượng lớn lao động xã hội. Bên cạnh đó, thủ đô Viêng Chăn cũng thực hiện việc xuất khẩu lao động. Đây là thời cơ tốt nhất cho nguồn nhân lực phát triển.

Đặc điểm nổi bật của lực lượng lao động thủ đô Viêng Chăn hiện nay đa số là lao động trẻ. Lao động trẻ sẽ có sức bật nhanh, thuận lợi cho việc đào tạo phát triển, nâng cao trình độ, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến.

Thủ đô Viêng Chăn trong những năm gần đây đội ngũ trí thức tăng nhanh. Nhìn vào những con số đã nêu ở trên cho thấy lực lượng trí thức và công chức thực sự là một nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Thủ đô. Đây cũng là một điều kiện quan trọng để thủ đô Viêng Chăn có một đội ngũ nhân lực có chất lượng cao.

Nguồn nhân lực thủ đô Viêng Chăn có lợi thế là được tiếp thu truyền thống lịch sử: cần cù, chịu khó, siêng năng, yêu lao động. Người lao động được đánh giá là thông minh, cần cù, khéo léo, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Điều này giúp cho lao động của Thủ đô thích nghi được với mọi hoàn cảnh và có khả năng cạnh tranh và thành công trên thị trường lao động. Đây là lợi thế so sánh có ý nghĩa đối với nguồn nhân lực Thủ đô trong quá trình tham gia hội nhập.

2.2.4.2. Hạn chế của nguồn nhân lực

Tình hình chung nguồn nhân lực của thủ đô Viêng Chăn hiện nay là: sau nhiều năm công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vẫn còn khoảng 70% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tỷ lệ học sinh trên tổng số dân, tỷ lệ số trường học các loại trên tổng số dân, tỷ lệ tốt nghiệp đại học trên tổng số dân của thủ đô Viêng Chăn nói riêng, ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nói chung đều khá cao so với các nước có thu nhập bình quân theo đầu người ở khu vực nhưng chất lượng đang có nhiều vấn đề.

Báo cáo khảo sát các doanh nghiệp ở thủ đô Viêng Chăn cho biết: qua phỏng vấn, các chủ doanh nghiệp đều cho rằng (a) họ phải đào tạo lại hầu hết mọi người ở mọi cấp bậc – học nghề, đại học, sau đại học – mà họ nhận vào doanh nghiệp của mình; (b) họ không tin tưởng vào hệ thống đại học và các viện nghiên cứu của trong nước, vì chất lượng giảng dạy thấp; nội dung yếu và lạc hậu; khả năng nghiên cứu thấp; sách vở và thiết bị đều thiếu, không đồng bộ, cũ kỹ, rất yếu về ngoại ngữ, năng lực tổ chức và quản lý thấp...

Hiện nay ở thủ đô Viêng Chăn nói riêng và cả nước Lào có rất nhiều sinh viên ra trường không có việc làm (53% tổng số sinh viên), 47% số còn lại có việc làm thì hầu hết phải đào tạo lại và có nhiều người không làm đúng nghề mình đã học, trong khi đó nhiều doanh nghiệp ở tỉnh, kể cả những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhiều dự án kinh tế quan trọng khác rất thiếu nguồn lực chuyên nghiệp.

Nguồn nhân lực của thủ đô Viêng Chăn đứng trước tình hình: trẻ (tính theo tuổi đời trung bình – một ưu thế lớn), đông (một ưu thế lớn khác), nhưng tỷ lệ số người có nghề và có trình độ chuyên môn thấp so với các tỉnh, thành phố của các nước trong khu vực. Số cán bộ kỹ thuật và có trình độ quản lý cao rất ít so với dân số cũng như so với quy mô nền kinh tế.

Thủ đô Viêng Chăn đã và đang từng bước phát triển, từng bước tiến vào hội nhập, từng bước tiếp cận khoa học công nghệ, vì thế đòi hỏi một lực lượng đông đảo nhân lực có trình độ cao, có khả năng làm việc trong mội trường công nghệ và cạnh tranh. Đặc biệt với một số ngành đặc thù như công nghệ thông tin lại càng đòi hỏi nhân lực đạt đến trình độ quốc tế hóa. Bên cạnh đó, một số ngành mũi nhọn của Thủ đô như nông nghiệp, du lịch, công nghiệp phụ trợ cũng yêu cầu một đội ngũ đũ khả năng thích ứng với mọi biến động của thị trường trong nước và thế giới. Có thể nói rằng, ở lĩnh vực nào, thủ đô Viêng Chăn đều đang khát lao động có trình độ cao. Nhưng thực tế đáp ứng được bao nhiêu? Như đã phân tích ở trên, lực lượng nông dân của thủ đô Viêng Chăn đang thiếu khoa học kỹ thuật, sản xuất manh mún. Lực lượng công nhân trình độ thấp. Hàng năm lượng sinh viên ra trường lớn nhưng số sinh viên có việc làm lại ít. Số sinh viên có việc làm cũng có người làm việc không đúng ngành được học. Thêm vào đó, một số đơn vị nhận người vào làm phải mất 1-2 năm đào tạo lại. Điều đó chứng tỏ lao động đã qua đào tạo còn nhiều bất cập so với yêu cầu của thị trường lao động.

Bài toán về nguồn nhân lực, việc làm hiện nay là bài toán khó và cũng không thể một sớm một chiều mà thủ đô Viêng Chăn có thể giải quyết ngay được. Để làm được điều này cần phải đồng bộ ở nhiều phương diện: đơn vị đào tạo, người lao động, đơn vị sử dụng lao động... và còn cần tới một cơ chế, một sự hỗ trợ lớn từ nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực của thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)