Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của thủ đô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực của thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 41 - 44)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của thủ đô

các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong giai đoạn 2011 – 2015 Thủ đô Viêng Chăn đã có nhiều chính sách để phát huy lợi thế đó và thu hút, đầu tư có hiệu quả mọi nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội.

Bằng những cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư hợp lý, thủ đô Viêng Chăn đã đạt được những thành tích rất đáng khích lệ trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. GDP của Thủ đô đạt tốc độ bình quân 12,17%/năm, vượt cao hơn bình quân chung của cả nước (7,70%). Những năm gần đây, thủ đô Viêng Chăn là một trong những khu vực dẫn đầu trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn 2011- 2015, thủ đô Viêng Chăn đã đạt được một bước mới trong việc thu hút vốn đầu tư phát triển.

Vị trí kinh tế của thủ đô Viêng Chăn: thủ đô Viêng Chăn là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, giáo dục, quốc phòng của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, nằm ở trung tâm của vùng Trung Lào, Viêng Chăn không những là đầu mối giao thông quan trọng mà còn có vị trí quan trọng về kinh tế đối nội và kinh tế đối ngoại.

2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của thủđô Viêng Chăn đô Viêng Chăn

* Giáo dục - đào tạo

Do vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển trí tuệ và nhân cách của con người nên nhân tố này đang được coi là phương thức phát triển nhanh chất lượng nguồn nhân lực. Giáo dục cơ sở là nền tảng để phát triển các kỹ năng cần thiết để tham gia vào các hoạt động kinh tế có hàm lượng chất xám cao. Những ai không điều kiện tiếp cận đến giáo dục có nguy cơ bị

loại khỏi cơ hội mới, tụt lại. thủ đô Viêng Chăn hiện nay coi đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư cho phát triển, đầu tư trực tiếp vào nguồn lực con người.

* Sức khỏe và chăm sóc y tế

Sức khỏe tốt là điều kiện thiết yếu đối với phúc lợi, là nguồn lực quan trọng giúp nguôn nhân lực hưởng thụ thành quả của quá trình phát triển. Việc đầu tư vào y tế và chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng đối với nguồn nhân lực quan trọng và hết sức cần thiết. Nguồn nhân khỏe mạnh sẽ lao động dẻo dai hơn, làm ra được nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lượng hơn, năng suất lao động cao hơn.

* Chính sách xã hội

Chính sách xã hội là một công cụ quan trọng của quản lý nhà nước nhằm thực hiện và điều chỉnh các mối quan hệ của con người xoay quanh mối quan hệ lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Chính sách xã hội đúng đắn là động lực to lớn khơi dậy tiềm năng của con người, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động phát huy năng lực sáng tạo của mình đóng góp cho sự phát triển của cá nhân và cộng đồng xã hội. Ngược lại, nếu hệ thống chính sách không phù hợp, thiếu đồng bộ thì sẽ trở thành rào cản kìm hãm năng lực và tư duy sáng tạo của mỗi con người.

Về giáo dục: thủ đô Viêng Chăn đầu tư xây dựng thêm cơ sở giáo dục làm gần thêm đường đến trường, giảm chi phí cơ hội của việc đi học, tăng khả năng được đi học và nâng cao kết quả học tập của nguồn nhân lực. Vấn đề đào tạo đội ngũ giáo viên, thẩm định chương trình giáo dục, chỉnh lý chương trình giáo dục phù hợp là điều quan trọng để thu hút nguồn nhân lực.

Về khuyến công, khuyến nông: thủ đô Viêng Chăn chú trọng cả công nghiệp và phát triển nông nghiệp hàng hóa, vì vậy Thủ đô đã đưa ra những

chính sách tạo điều kiện cho nguồn nhân lực thu lợi từ hoạt động khuyến công và khuyến nông tăng đáng kể.

Truyền thống văn hoá dân tộc

Các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc là nhân tố quan trọng, là môi trường lành mạnh để hình thành và phát triển nguồn lực con người. Thủ đô Viêng Chăn có truyền thống quí báu, những tập quán lành mạnh, có nền văn hoá phát triển cao chính là cơ sở điều kiện tốt để xây dựng nguồn nhân lực vừa có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, vừa có thái độ, tinh thần, tác phong làm việc tốt. Mặt khác, những đặc trưng văn hoá - xã hội của thủ đô Viêng Chăn đã trở thành cơ sở cho việc sử dụng nguồn nhân lực hợp lý và hiệu quả cao.

Gia đình

Gia đình là nhân tố liên quan mật thiết và tác động thường xuyên đến việc phát triển nguồn nhân lực. Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, suy cho đến cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Những trật tự xã hội là do hai loại sản xuất đó quyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình. Có thể khẳng định rằng gia đình là tổ chức xã hội đầu tiên có khả năng nhất trong việc chăm lo cho sự phát triển của mỗi con người trên cả ba phương diện: thể chất, trí tuệ và tình cảm tâm lý. Sự tác động của gia đình được diễn ra ngay từ khi đứa trẻ còn trong bào thai đến khi ra đời và sự tác động này tồn tại trong suốt quá trình sinh trưởng.

* Bố trí và sử dụng nguồn nhân lực

Sử dụng đúng ngành nghề và trình độ thì người lao động sẽ phát huy được tài năng trí tuệ, tay nghề và ra sức phấn đấu vươn lên về mọi mặt. Sử dụng lao động hợp lý sẽ tạo ra môi trường phù hợp cho họ phát triển nhanh

chóng. Ngược lại, nếu sử dụng không hợp lý sẽ làm cho hạn chế thậm chí thui chột khả năng của người lao động. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc sử dụng lao động sao cho hợp lý và hiệu quả là một trong những vấn đề rất phức tạp.

Tóm lại, việc phát triển nguồn nhân lực tại thủ đô Viêng Chăn chủ yếu chịu sự tác động của các nhân tố trên. Mỗi một nhân tố tác động đến từng mặt của nguồn nhân lực. Vì thế khi xem xét, đánh giá, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại thủ đô Viêng Chăn cần phải phân tích đầy đủ và sử dụng tổng hợp tất cả các nhân tố này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực của thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)