Chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực của thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 48 - 54)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực

2.2.2.1. Thể lực nguồn nhân lực

Trong những năm qua, mạng lưới khám chữa bệnh ở thủ đô Viêng Chăn từng bước được đầu tư nâng cấp và nâng cao chất lượng hoạt động. Hệ thống cung cấp các dịch vụ y tế được mở rộng, chất lượng công tác khám chữa bệnh được nâng cao, chú trọng kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền

và bước đầu triển khai áp dụng khoa học kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị làm cho công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân thủ đô Viêng Chăn ngày càng được đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần làm cho thể lực của người dân thủ đô Viêng Chăm nói chung và nguồn nhân lực của thủ đô Viêng Chăn nói riêng tăng lên.

Tuy nhiên, thể lực của nhân lực thủ đô Viêng Chăn vẫn còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu cường độ làm việc của xã hội công nghiệp hiện đại. Sức bền của thanh thiếu niên ở các độ tuổi từ 6-20 tuổi (được đánh giá theo chỉ tiêu chạy tùy sức 5 phút) đều kém và thấp hơn so với những tiêu chuẩn thấp nhất của người Nhật Bản. Theo tiêu chuẩn về sức bền của Nhật Bản (có 10 cấp, từ thấp nhất là 1 đến 10 là cao nhất) thì điểm sức bền của thanh thiếu niên Lào nói chung, ở thủ đô Viêng Chăn nói riêng chỉ đạt từ 1 đến 3 điểm.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi theo chiều cao (tỷ lệ thấp còi) còn cao (năm 2011 là 26%, năm 2015 là 18,9%), cao hơn nhiều so với các tỉnh trong cả nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Điều này còn tiếp tục tác động tiêu cực đến thể trạng và thể lực của người lao động trong tương lai. Theo đánh giá chung, so với thể lực của thanh thiếu niên trên thế giới thì thể chất người Lào nói chung, ở thủ đô Viêng Chăn nói riêng từ 6 – 20 tuổi còn kém hơn về chiều cao, cân nặng, sức mạnh, sức bền và chỉ tương đương về sức nhanh, sự khéo léo và mềm dẻo.

2.2.2.2. Trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa thể hiện trí thức, kiến thức khoa học, thể hiện khả năng nhận thức xã hội của mỗi cá nhân, là nền tảng ban đầu để tiếp thu những kiến thức mới, khả năng nắm bắt vấn đề cũng như thái độ và cách ứng xử của mỗi cá nhân trong quan hệ với người khác.

Văn hóa là gieo trồng, lĩnh hội và sáng tạo các giá trị trong quá trình con người, cộng đồng sinh hoạt và hoạt động. Văn hóa được duy trì và phát

triển bằng con đường giáo dục và tự giáo dục nên có thể hiểu văn hóa bao gồm cả giáo dục, khoa học, văn học và giáo dục đồng nghĩa, nói trình độ văn hóa thực ra là trình độ học vấn.

Nói về trình độ văn hóa trước hết phải khẳng định rằng văn hóa là một trong những yếu tố quyết định và có ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá năng lực làm việc của mỗi người.

Thủ đô Viêng Chăn là nơi có truyền thống ham học hỏi nên hàng năm chất lượng giáo dục đào tạo không ngừng được nâng cao. Năm 2015, trong tổng số lực lượng lao động trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động có 0,31% người chưa biết chữ, 3,69% người chưa tốt nghiệp tiểu học (thấp hơn bình quân vùng Trung Lào); 19,28% người đã tốt nghiệp Tiểu học, 60,3% người đã tốt nghiệp trung học cơ sở (cao hơn bình quân vùng Trung Lào)…

Thủ đô Viêng Chăn là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước Lào về chất lượng giáo dục. Đến năm 2015, thu hút được trên 95% trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo, 99,8% trẻ em 6 tuổi vào học lớp 1; 99% học sinh học hết tiểu học vào lớp 6,70% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào lớp 10. Chất lượng giáo dục toàn diện có sự chuyển biến rõ rệt. Kết quả xếp loại học lực khá, giỏi và số lượng học sinh thi đỗ vào các trường đại học ngày càng tăng. Số học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia ngày càng nhiều, luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; Kết quả các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia hàng năm: năm học 2011-2012: 15 giải xếp thứ 2 trong 17 đoàn tham dự; năm học 2012- 2013: 12 giải, xếp thứ 4/17; năm học 2013-2014: 14 giải, xếp thứ 3/17; năm 2014-2015: 14 giải. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2009 - 2010 đến nay liên tục đạt xấp xỉ trên 95%.

Nhìn chung, nguồn nhân lực thủ đô Viêng Chăn có trình độ văn hóa tương đối đồng đều và ở mức cao so với các tỉnh ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Vì vậy, lãnh đạo thủ đô Viêng Chăn cần tiếp tục quan tâm đến việc

bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa hơn nữa cho đội ngũ lao động nơi đây để đào tạo, bồi dưỡng người lao động ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có tinh thần yêu nước, yêu chế độ dân chủ nhân dân, có trật tự và tôn trọng pháp luật, hiểu biết rõ và biết so sánh hiệu quả lợi ích có liên quan, biết thực hiện nghĩa vụ, có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình, xây dựng công chức trở thành người có trình độ văn hóa, có chuyên môn, có khả năng tích cực và biết tiết kiệm, liêm chính, có sức khỏe, có văn minh.

2.2.2.3. Trình độ chuyên môn - kỹ thuật

Chất lượng về mặt trí lực của nguồn nhân lực không chỉ thể hiện ở trình độ văn hóa, quan trọng hơn là trình độ chuyên môn – kỹ thuật, thông qua số lượng và chất lượng lao động đã qua đào tạo.

Bảng 2.3: Trình độ chuyên môn kỹ thuật nguồn nhân lực ở thủ đô Viêng Chăn

(Đơn vị tính: người)

Trung

Ngành kinh tế Tổng số Công học Cao đẳng Đại học

nhân kỹ chuyên trở lên

thuật nghiệp 76.760 59.856 10.318 2.202 4.384 Nông, lâm 3.746 3.246 419 34 17 nghiệp Thủy sản 19.242 19.107 86 07 42 Công nghiệp 1.378 1.376 02 0 0 khai thác đá Công nghiệp chế 17.904 17.457 239 35 173 biến Sản xuất, phân 618 465 77 07 69

phối, tiêu dùng

Xây dựng 5.999 5.634 206 08 151

Sửa chữa xe, 4.874 4.330 411 55 75

động cơ

Khách sạn, nhà 177 76 71 07 23

hàng

Vận tải, kho bãi, 6.641 5.356 243 21 21

thông tin Tài chính, tín 573 49 232 21 267 dụng Khoa học, công 235 126 87 25 21 nghệ Quản lý nhà 2.633 465 1.177 01 905 nước, an ninh quốc phòng Giáo dục, đào 9.317 350 5.304 86 1.849 tạo Y tế và cứu trợ 2.355 514 1.324 1.814 477 xã hội

Văn hóa thể thao 264 85 72 40 88

Đảng, đoàn thể 694 144 342 19 165

Hoạt động làm 110 76 23 43 11

thuê

(Báo cáo tham luận về tạo việc làm và dạy nghề cho lao động, ngày 13/2/2015, Sở Lao động, phúc lợi và xã hội thủ đô Viêng Chăn)

Trong tổng số 76.760 lao động từ 15 tuổi trở lên ở thủ đô Viêng Chăn, có 59.856 công nhân kỹ thuật, chiếm tỷ lệ cao nhất (77,97%). Số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp là 10.318 người, chiếm tỷ lệ 13,44%. Đặc biệt số lao động có trình độ cao đẳng và đại học trở lên còn quá ít so với tổng

số lực lượng lao động trong toàn tỉnh. Cụ thể: có 2.202 lao động có trình độ cao đẳng, chiếm 2,8%; có 4.384 có trình độ đại học trở lên, chiếm tỷ lệ 5,71%. Số lao động có trình độ từ đại học trở lên chủ yếu chiếm đại bộ phận ở ngành giáo dục đào tạo (1.849 người, chiếm 42,17%); các ngành kinh tế khác lượng lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm tỷ lệ rất ít.

Qua bảng số liệu cũng thể hiện trình độ của người lao động ở thủ đô Viêng Chăn còn thấp (mặc dù số lượng lại rất đông) bố trí không đều. Điều này đòi hỏi phải nâng cao trình độ cho người lao động để họ có được một trình độ chuyên môn kỹ thuật cao mới đáp ứng được đòi hỏi của quá trình lao động thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa thủ đô Viêng Chăn, nhất là trong bối cảnh khoa học, công nghệ đang phát triển như vũ bão, kinh tế thị trường đang đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.

2.2.2.4. Các kỹ năng mềm

Trong tổng số nhân lực thủ đô Viêng Chăn, phần lớn đang làm việc tại khu vực ngoài nhà nước, trong đó đa số xuất thân từ nông thôn, đã quen với lối sản xuất nông nghiệp nên khi bước vào nền sản xuất công nghiệp, lao động chưa thể thích nghi ngay với môi trường làm việc mới. Do đó, trong giai đoạn đầu, việc chấp hành ý thức tổ chức kỷ luật, pháp luật lao động còn hạn chế, cần thời gian để thích nghi. Lực lượng này chủ yếu làm việc theo sự phân công của cấp trên. Khi có sự hướng dẫn thì họ luôn có tinh thần hợp tác, phối hợp để hoàn thành công việc được giao, đức tính của người lao động là cần cù, chịu khó, thông minh.

Trong những năm gần đây, công tác tuyên truyền, công tác quản lý được tăng cường, hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân nói chung và người lao động nói riêng được nâng lên. Thói quen làm việc tuân thủ những quy định, có kỷ luật đã có bước tiến bộ, đặc biệt trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến có quy mô lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các doanh nghiệp không ngừng mở rộng sản xuất, đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại, làm việc theo dây truyền, ca kíp... cộng với công tác giáo dục, áp dụng các quy trình quản lý chất lượng, quản lý lao động khoa học tiên tiến được quan tâm, coi trọng, góp phần nâng cao tinh thần hợp tác, nâng suất lao động, chất lượng công việc, sản phẩm được nâng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực của thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)