7. Kết cấu của đề tài
3.2.2. Mục tiêu phát triển
3.2.2.1. Mục tiêu chung
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bậc phổ thông; duy trì vững chắc chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Phấn đấu đến
năm 2020 đạt phổ cập giáo dục bậc trung học.
- Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô Viêng Chăn đến năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt từ 55% trở lên; tạo việc làm bền vững,
giải quyết việc làm mới cho khoảng 150.000 lao động; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm xuống còn khoảng dưới 3,0%.
- Nâng cao chất lượng giáo dục chuyên nghiệp, thu hút các trường đại học công lập có thương hiệu, năng lực về đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ.
- Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động. Phấn đấu đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức, người lao động các cấp đạt chuẩn về trình độ đào tạo chuyên môn; 100% cán bộ, công chức được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và lý luận chính trị theo quy định. Đối với cán bộ, công chức, năm 2020 trên 90% có trình độ đại học và trên đại học. Đối với người lao động, năm 2020 trên 70% có trình độ đại học và trên đại học. Cán bộ, công chức ở cấp bản: năm 2020 có trình độ đại học 40%, trình độ lý luận chính trị cử nhân, cao cấp 30% trở lên.
- Bồi dưỡng trình độ quản trị doanh nghiệp, trình độ chuyên môn và lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp. Phấn đấu tỷ lệ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ đại học năm 2020 khoảng 90%.
3.2.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao trình độ học vấn của nhân lực: + Phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng tuổi:
Song song với việc thực hiện hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở tiếp tục quan tâm và duy trì chất lượng kể từ sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận vào năm 2002.
Công tác huy động học sinh, duy trì sĩ số, nâng cao hiệu quả và chất lượng trong trường lớp chính quy ngày càng được tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi và bền vững để thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục trung học
cơ sở đúng tuổi và phổ cập giáo dục trung học.
Mạng lưới trường lớp được quy hoạch phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục của Thủ đô, đáp ứng yêu cầu học tập của con em nhân dân. Đội ngũ giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông ngày càng được củng cố về số lượng và chất lượng.
Ngành giáo dục đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy đối với các bậc và cấp học phổ thông, đã góp phần giảm tỷ lệ lưu ban, bỏ học dưới 3%, tăng tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi lên hàng năm.
+ Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông các cấp:
Giáo dục phổ thông: Giữ vững chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành ở mức độ 2; giữ vững phổ cập trung học cơ sở và phổ cập giáo dục trung học. Đến năm 2020 có trên 99% trẻ em trong độ tuổi đi học tiểu học và trung học cơ sở. 70% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông trở lên.
Giáo dục nghề nghiệp: Tạo bước đột phá về giáo dục nghề nghiệp để tăng mạnh tỷ lệ lao động qua đào tạo. Vào năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 60%. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp phải được cấu trúc nhằm đảm bảo phân luồng sau trung học cơ sở và liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo để đến năm 2020 có đủ khả năng tiếp nhận 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học và có thể tiếp tục học các trình độ cao hơn khi có điều kiện, và có khoảng 30% số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Giáo dục đại học - cao đẳng: Nâng tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân lên 450 vào năm 2020. Tỷ lệ sinh viên so với dân số trong độ tuổi từ 18 đến 24 là 40% vào năm 2020. Mở rộng quy mô giáo dục đại học, cao đẳng ngoài công lập, phấn đấu đến 2020 tỷ lệ sinh viên học trong các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập chiếm 30%-40% tổng số sinh viên trong cả nước.
Giáo dục thường xuyên: Giáo dục thường xuyên phải được tiếp tục đẩy mạnh, tạo cơ hội cho mọi người có thể học tập suốt đời phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế của mình. Tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên là 98% vào năm 2020, trong đó tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15-35 là 99%. Đội ngũ lao động được đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng ngắn hạn theo định kỳ và thường xuyên theo các chương trình giáo dục, đáp ứng nhu cầu của các đơn vị sử dụng lao động và nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp, góp phần tăng thu nhập hoặc chuyển đổi nghề nghiệp của cá nhân người lao động.
- Nâng cao trình độ chuyên môn - kỹ thuật của nhân lực:
+ Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng lao động: Hàng năm doanh nghiệp, người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với nhân lực tại chỗ (đào tạo tay nghề, kỹ năng lao động, tác phong làm việc, pháp luật lao động…). Có kế hoạch bồi dưỡng, cử nhân lực chủ chốt đi đào tạo để tiếp thu kinh nghiệm quản lý mới, khoa học công nghệ mới. Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 là 70%, trong đó tỷ lệ qua đào tạo nghề là 60%.
+ Nâng cao trình độ chuyên môn cho các nhóm đối tượng đặc thù:
Nhóm cán bộ, công chức:
Đối với cán bộ, công chức, người lao động ở Thủ đô và ở cấp huyện: Tập trung đào tạo, trang bị và cập nhật các kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí làm việc nhằm hình thành tính chuyên nghiệp trong hoạt động công vụ cho 100% cán bộ, công chức và người lao động.
Đối với cán bộ, công chức, người lao động cấp bản: đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch và chức danh cán bộ, công chức. Bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ chuyên trách; bồi dưỡng
theo yêu cầu nhiệm vụ cho 100% đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp bản và cán bộ ở các làng...
Đối với đội ngũ cán bộ, công chức nói chung thì việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được tập trung vào đào tạo bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và đào tạo bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Nhóm khu vực sự nghiệp của một số ngành, lĩnh vực:
Ngành giáo dục đào tạo:
Thực hiện chế độ hợp đồng thay cho biên chế trong quá trình tuyển dụng và sử dụng các giáo viên, giảng viên và những người lao động khác nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh và ý thức phấn đấu trong đội ngũ nhà giáo.
Tổ chức các chương trình đào tạo đa dạng nhằm nâng cao chuẩn trình độ đào tạo cho đội ngũ nhà giáo. Đến năm 2020, phấn đấu 90% số giáo viên mầm non và 100% số giáo viên Tiểu học đạt trình độ từ cao đẳng trở lên; 100% số giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt trình độ đại học trở lên; 85% giảng viên cao đẳng đạt trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có 15% là tiến sỹ.
Tăng cường các khoá bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo các chương trình tiên tiến để đáp ứng được nhiệm vụ nhà giáo trong tình hình mới. Tổ chức đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non và phổ thông, đánh giá theo chuẩn nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
Ngành y tế:
Trong giai đoạn tới vẫn tiếp tục tăng cường cử cán bộ đi đào tạo sau đại học: tiến sỹ, chuyên khoa cấp II, thạc sỹ, chuyên khoa cấp I, Bác sỹ, dược sỹ
chuyên tu, cử nhân điều dưỡng, hộ sinh, y tế công cộng, cao đẳng điều dưỡng, hộ sinh.
Ngoài ra, thường xuyên cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng theo kế hoạch của Thủ đô như: lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên; lớp lý luận chính trị trung cấp và cao cấp; lớp tập huấn nghiệp vụ theo chuyên ngành, tin học và ngoại ngữ.
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực ở thủ đô Viêng Chăn
3.3.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, công chức
Quy hoạch và phát triển cán bộ, công chức là một nhiệm vụ quan trọng của công tác tổ chức cán bộ; là yêu cầu tất yếu bởi lẽ theo quy luật khách quan, lớp lớp cán bộ, công chức trưởng thành phát triển giữ những trọng trách cao hơn, lớp lớp cán bộ, công chức hết độ tuổi lao động phải được nghỉ ngơi thì việc bổ sung thay thế là lẽ đương nhiên. Mặt khác, do sự phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi một lực lượng cán bộ, công chức mạnh hơn cả về số lượng và chất lượng.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào (khóa VIII) đã đề ra yêu cầu: “đảng bộ, chi bộ và cấp ủy đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức bao gồm nhiều thế hệ bổ sung, kế tiếp nhau thông qua việc rèn luyện đội ngũ đảng viên, đồng thời phát hiện và bồi dưỡng những người có tài, có đức trong nhân dân để đảm đương các vị trí công tác trong hệ thống chính trị”.
Trong thời gian tới, công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức ở thủ đô Viêng Chăn cần tập trung như sau:
Một là, đổi mới và khắc phục những tồn tại, yếu kém trong công tác quy hoạch cán bộ, công chức, nhất là yếu kém trong việc tạo nguồn cán bộ từ xa. Xây dựng quy hoạch cán bộ, công chức toàn diện và đồng bộ hơn để phát huy
được khả năng đa dạng và sức mạnh tổng hợp của đội ngũ, bên cạnh quy hoạch lại cán bộ lãnh đạo, quản lý cần thực hiện các loại cán bộ, công chức cơ bản khác trong đội ngũ cán bộ, công chức thủ đô Viêng Chăn hiện nay là: cán bộ giáo dục, khoa học, công nghệ; cán bộ quản lý kinh doanh – doanh nhân; cán bộ văn hóa, nghệ thuật; cán bộ tham mưu.
Hai là, thực hiện nghiêm túc cơ cấu ba độ tuổi cán bộ, công chức trong quy hoạch cấp ủy và ban lãnh đạo, quản lý các cấp; tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, bảo đảm tính thực chất, khả thi của đề án quy hoạch cán bộ, công chức.
Đề án quy hoạch và đề án nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ các cấp ủy phải đảm bảo cơ cấu cán bộ, công chức ở cả 3 độ tuổi; cấp có thẩm quyền chỉ phê duyệt, xác nhận quy hoạch hoặc thông qua phương án nhân sự cấp ủy khi quy hoạch hoặc phương án nhân sự đáp ứng được yêu cầu này. Việc bổ sung Ban chấp hành, Ban thường vụ Thành ủy trong nhiệm kỳ phải quan tâm bổ sung cán bộ, công chức đủ tuổi tham gia từ 2 nhiệm kỳ trở lên nhằm đào tạo, chuẩn bị nhân sự cho các khóa tiếp theo. Việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý cần bảo đảm cán bộ, công chức 3 độ tuổi trong lãnh đạo ở từng cấp; đối với cấp huyện và tương đương trở lên nhất thiết phải có cán bộ nữ trong cơ cấu lãnh đạo.
Ba là, công tác quy hoạch cán bộ, công chức phải đảm bảo nguyên tắc “động” và “mở”. Hàng năm rà soát, bổ sung danh sách quy hoạch về chỉ tiêu cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị. Định kỳ căn cứ vào kết quả đánh giá cán bộ, công chức để lựa chọn những người có đủ tiêu chuẩn bổ sung vào quy hoạch, đồng thời đưa ra khỏi danh sách quy hoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn.
Bốn là, việc tạo nguồn, phát triển cán bộ, công chức không khép kín trong địa phương, sở, ngành, đơn vị. Cấp ủy các cấp thường xuyên rà soát, phát hiện nhân tố mới có năng lực, sở trường, chuyên môn phù hợp với lĩnh
vực công tác nào thì bố trí, đưa vào danh sách dự nguồn để theo dõi, bồi dưỡng, giao nhiệm vụ.
3.3.2. Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo
Giáo dục, đào tạo giữ vị trí, vai trò then chốt, quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực. Phát triển giáo dục, đào tạo là một chính sách quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn hiện nay và cả trong tương lai. Phát triển giáo dục, đào tạo nhằm mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, coi đây là cơ sở, nền tảng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách toàn diện (văn hóa, xã hội, chuyên môn, nghiệp vụ và tri thức khoa học) đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đối với giáo dục phổ thông: cần giữvững và nâng cao kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chất lượng giáo dục phổ thông tiếp tục được giữ vững ở thứ hạng cao, trong những đơn vị dẫn đầu của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Phấn đấu đến năm 2020 có 60% trường trung học cơ sở, 70% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.
Đối với giáo dục đại học, sau đại học, đào tạo nghề: nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo của Thủ đô đạt 70% (trong đó lao động đã qua đào tạo nghề đạt 65%).
Để thực hiện được nhiệm vụ trên thủ đô Viêng Chăn cần phải nâng cấp, mở rộng hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề theo hướng:
Một là, đổi mới công tác giáo dục - đào tạo mà cụ thể là đổi mới cả về nội dung và phương pháp.
Về mặt nội dung: trong bối cảnh cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nội dung giáo dục - đào tạo không chỉ gói gọn là giáo dục tri thức, chuyên môn nghề nghiệp nữa mà còn phải giáo dục những kiến thức về văn hóa, đạo đức, lối sống. Có nghĩa nội dung giáo dục - đào tạo phải đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện đức, trí, thể, mỹ. Bên cạnh đó, cũng cần gắn giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, lý thuyết với thực hành nhằm tạo ra những người lao động có đầy đủ những năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thủ đô Viêng Chăn.
Về mặt phương pháp: việc đổi mới phương pháp dạy và học trong công tác giáo dục - đào tạo hiện nay là hết sức cần thiết không chỉ đối với thủ đô Viêng Chăn mà còn đối với mọi địa phương trong cả nước ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Các phương