Việc làm và thu nhập của người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực của thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 54 - 56)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.3. Việc làm và thu nhập của người lao động

Đảng bộ và nhân dân thủ đô Viêng Chăn đã thực hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Thành tựu dễ nhận thấy đó là thu nhập bình quân đầu người (GDP) của thủ đô Viêng Chăn không ngừng tăng lên qua các năm.

Bảng 2.4. Thu nhập bình quân đầu người của thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2011 - 2015

Đơn vị tính: triệu kíp

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

GDP bình quân đầu người 8,7 9,8 10,7 12,1 13,6

(Nguồn: Thành ủy Viêng Chăn, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ Thủ đô khóa X)

Tính đến năm 2015, tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 453.990 người (bao gồm cả dân số trong độ tuổi và ngoài độ tuổi lao động), trong đó số lao động trong độ tuổi là 411.639 người. Trong đó:

- Chia theo các ngành, lĩnh vực:

+ Khu vực nông lâm nghiệp – thủy sản: chiếm tỷ lệ 59%. + Khu vực công nghiệp - xây dựng: chiếm tỷ lệ 21%. + Khu vực dịch vụ - thương mại: chiếm tỷ lệ 20%.

Biểu đồ 2.1: Số lao động chia theo ngành, lĩnh vực

KV dịch vụ- thương mại

20%

KV công

nghiệp-xây dựng KV nông lâm

21% nghiệp

59%

- Chia theo thành phần kinh tế: + Nhà nước: chiếm tỷ lệ 5,32%

+ Ngoài nhà nước: chiếm tỷ lệ 93,52%

+ Khu vực đầu tư nước ngoài: chiếm tỷ lệ 1,16%

Biểu đồ 2.2: Số lao động chia theo thành phần kinh tế

1% 5%

Nhà nước Ngoài nhà nước

KV đầu tư nước ngoài

- Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động:

Hiện nay thủ đô Viêng Chăn đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi thế về nguyên liệu và có khả năng thu hút nhiều lao động tại chỗ, đồng thời phát triển mạnh các ngành công nghiệp gia công, lắp ráp cơ khí, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng như: vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm. Lực lượng lao động thu hút vào các nhóm ngành công nghiệp xi măng, khai thác chế biến khoáng sản, chế biến nông sản, thực phẩm và may mặc. Vì vậy nhu cầu lao động trong các ngành, lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ sẽ tăng và giảm dần lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.

Bên cạnh đó, diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp lại để phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị ... Lao động tại các khu vực này thiếu đất để sản xuất nông nghiệp nên có xu hướng chuyển sang lao động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

Mặt khác, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mở rộng các khu công nghiệp, hình thành cụm tiểu thủ công nghiệp tại các địa phương, phát triển các làng nghề truyền thống cũng thu hút lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chuyển sang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực của thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)