Nhận xét chung về thực trạng công chức tại Cơ quan Sở Tà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức tại sở tài nguyên và môi trường tp HCM (Trang 71 - 73)

nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh

a) Mặt mạnh

Đội ngũ công chức Cơ quan Sở tài nguyên và Môi trường nhìn chung có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần đoàn kết, nhiệt tình công tác, trình độ không ngừng được nâng cao qua từng thời kỳ để đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng phức tạp.

Cơ cấu công chức theo độ tuổi tại Cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường bố trí khoa học, hợp lý: công chức ở độ tuổi dưới 40 chiếm tỉ lệ cao (70%). Đây là thời điểm lợi thế giúp Sở thúc đẩy nhanh quá trình phát triển, bởi lẽ công chức trẻ - họ là những người thừa hưởng được kinh nghiệm của thế hệ đi trước, đồng thời họ là những người năng động, nhiệt huyết, nhiệt tình tiếp thu nhanh chóng những kiến thức mới, đón đầu công nghệ giúp đẩy nhanh tiến độ và có nhiều ý tưởng sáng tạo trong công việc. Hơn nữa, số lượng công chức ở độ tuổi từ 41 trở lên vẫn chiếm tỉ lệ khá cao, 57 người

(30%), đây là yếu tố đảm bảo cho công tác đào tạo, truyền lửa cho các công chức kế cận được duy trì ổn định.

Với 86,84% công chức có trình độ chuyên môn là đại học trở lên là yếu tố đảm bảo cho công việc được thực hiện tốt, đáp ứng những đòi hỏi mới của công cuộc cải cách hành chính trong bối cảnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay.

Trình độ lý luận chính trị của công chức từ Trung cấp trở lên đạt 28,95% chưa phải là con số lý tưởng nhưng hiện nay Sở đã đẩy mạnh cử công chức học các lớp về lý luận chính trị, trong những năm tiếp theo công chức tại Cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ có trình độ lý luận chính trị cao hơn thời điểm hiện tại. Trong tương lai sẽ mang đến nhiều hứa hẹn khả quan về trình độ lý luận chính trị của công chức tại Sở.

Trình độ tin học, ngoại ngữ đạt chuẩn, đa phần công chức đã có các chứng chỉ đạt tiêu chuẩn đưa ra đối với công chức làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước, chưa thật sự đáp ứng tốt yêu cầu công việc.

Có được những kết quả như vậy là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cùng với nhiều chủ trương, chính sách sâu sát tình hình thực tế đã tạo được sự chuyển biến khá đồng bộ và vững chắc góp phần phát huy năng lực của đội ngũ công chức. Bên cạnh đó còn nhờ sự cố gắng, chủ động phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng, ban và của từng công chức góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại Cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường.

b) Mặt tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những thế mạnh đạt được, đội ngũ công chức tại Cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường còn tồn tại một số nội dung sau:

Số lượng công chức có trình độ chuyên môn là Tiến sĩ (1,05%) và Thạc sĩ (20,53%) vẫn còn thấp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát

triển của quận trong tương lai. Bởi lẽ, thiếu lực lượng điều hành, lãnh đạo có năng lực để chèo lái cơ quan, đơn vị khi gặp những khó khăn, diễn biến phức tạp. Do đó, cần tạo điều kiện cho lực công chức trẻ trình độ đại học có cơ hội được học tập, nâng cao trình độ; đồng thời có chính sách thu hút những người có trình độ chuyên môn Tiến sĩ, Thạc sĩ làm việc tại Cơ quan Sở.

Trình độ tin học và ngoại ngữ của công chức đã đáp ứng những tiêu chuẩn đưa ra. Tuy nhiên, trên thực tế công chức số lượng công chức thành thạo, thuần thục vẫn rất ít do quá trình đào tạo chưa phản ánh đúng thực tế những bằng cấp mà công chức có. Chính vì vậy, cần thường xuyên tổ chức các lớp học đào tạo cho đội ngũ công chức chưa có bằng cấp giúp họ thực hiện công việc một cách tốt nhất.

Những mặt tồn tại của đội ngũ công chức tại Cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường xuất phát từ những yếu tố như: cơ chế chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn 1hân lực chưa được quan tâm đúng mức; lực lượng công chức lớn tuổi làm việc lâu năm nên khả năng tiếp cận và học tập nâng cao trình độ gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức tại sở tài nguyên và môi trường tp HCM (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)