Qua khảo sát thực tế và nghiên cứu tài liệu, quy trình đánh giá công chức tại Cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường được thực hiện như sau:
Bước 1: Triển khai viết bảng đánh giá
Sau khi được triển khai, công chức tự liệt kê, đánh giá kết quả thực hiện công việc theo biểu mẫu của Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường. Quá trình liệt kê phải thể hiện rõ khối lượng công việc, tính chất công việc, tự đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm của bản thân và đưa ra những phương hướng phấn đấu, biện pháp khắc phục và hoàn thiện bản thân. Nếu công chức tự đánh giá là đảng viên thì phải sử dụng mẫu dành riêng cho đảng viên.
Ngay sau khi hướng dẫn công chức viết bản tự kiểm điểm, Thủ trưởng từng phòng, ban thuộc Cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ thống nhất với công chức của đơn vị lựa chọn một thời điểm nhất định để tổ chức một cuộc họp về đánh giá công chức.
Bước 2: Từng cá nhân trình bày phiếu đánh giá (bảng kiểm điểm)
Sau khi thống nhất ngày tổ chức họp đánh giá công chức tại cơ quan, Thủ trưởng các phòng, ban thuộc Cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu từng công chức thực hiện trình bày phiếu đánh giá kết quả công việc. Quá trình họp đánh giá công chức được lập thành Biên bản để làm căn cứ cho công tác tổ chức cán bộ sau này.
Sau khi nghe công chức trình bày bản tự kiểm điểm, tập thể công chức trong cơ quan, đơn vị sẽ thực hiện đóng góp ý kiến, việc tự đọc phiếu đánh giá được thực hiện đối với tất cả các thành viên của cơ quan, đơn vị. Ý kiến đóng góp của tập thể là nhận xét những ưu điểm, nhược điểm. Đồng thời, công chức tự đánh giá tiếp thu các ý kiến và có thể phản bác nếu có căn cứ cho rằng ý kiến nhận xét của đồng nghiệp là trái với sự thật.
Việc kiểm điểm, đánh giá người đứng đầu là Trưởng phòng các phòng, ban thuộc Cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ được chuyển đến Ban Giám đốc Sở, Ban Thường vụ Đảng ủy Sở làm căn cứ để đưa ra kết luận đánh giá về công chức lãnh đạo, quản lý.
Bước 4: Thủ trưởng cơ quan kết luận nhận xét, đánh giá đối với từng công chức
Sau khi nghe trình bày bản tự kiểm điểm của công chức, ý kiến đóng góp của toàn thể công chức, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn sẽ đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá đối với từng công chức gồm: ưu điểm, hạn chế của từng công chức, những việc mà từng công chức cần phả làm để thực hiện công việc đạt hiệu quả cao hơn. Đối với Thủ trưởng phòng, ban thuộc Cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường thì người đưa ra kết luận nhận xét, đánh giá là Ban Giám đốc Sở.
Bước 5: Tập thể công chức tiến hành bỏ phiếu phân loại kết quả đánh giá đối với từng công chức
Sau khi nghe kết luận nhận xét, đánh giá từng công chức của Thủ trưởng phòng, ban, từng công chức sẽ được phát phiếu đánh giá kết quả xếp loại và tiến hành bỏ phiếu bình bầu đối với từng công chức trong đơn vị mình ở 4 mức là: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ theo khung tham khảo sau:
Loại A+
- Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; - Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;
- Có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với đồng nghiệp, cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
- Có tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao; - Có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; thực hiện tốt việc phòng, chống các hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí.
- Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, vượt tiến độ, có chất lượng và hiệu quả; - Hoàn thành kịp thời và bảo đảm chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ đột xuất; - Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận;
- Đạt được các tiêu chí của công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm; hoàn thành tốt nhiệm vụ đột xuất; - Lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ hoàn thành vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả;
- Có năng lực tập hợp, xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị đoàn kết, thống nhất.
Lưu ý: Công chức trong quá trình thực thi công vụ có sai phạm, bị cấp có thẩm quyền phê bình, nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm thì không được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Loại A
- Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; - Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;
- Có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với đồng nghiệp, cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện
- Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;
- Có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; phối hợp chặt chẽ
- Có tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao; - Có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; thực hiện tốt việc phòng, chống các hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí.
- Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả;
- Hoàn thành nhiệm vụ đột xuất.
cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
- Có tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;
- Có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; thực hiện tốt việc phòng, chống các hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí.
- Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả;
- Hoàn thành nhiệm vụ đột xuất. - Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm; hoàn thành nhiệm vụ đột xuất;
- Lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả; - Có năng lực xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị đoàn kết, thống nhất.
Loại B
- Hoàn thành từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ theo chương trình kế hoạch công tác năm;
- Thực hiện nhiệm vụ được giao còn chậm về tiến độ;
- Tham mưu đề xuất giải quyết công việc chưa bảo đảm chất lượng chưa đúng với quy định của pháp luật hoặc đến mức phải để cấp trên xử lý lại; - Không có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
- Có biểu hiện cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm;
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị chậm tiến độ;
- Giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị không đúng quy định của pháp luật, chưa gây hậu quả phải có biện pháp khắc phục;
- Công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa bảo đảm chất lượng, hiệu quả;
giao lãnh đạo, quản lý xảy ra mất đoàn kết.
Loại C
- Không thực hiện hoặc vi phạm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng hoặc pháp luật của Nhà nước bị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định; - Vi phạm kỷ luật, kỷ cương hoặc quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức đơn vị nhưng chưa đến mức bị xử lý kỷ luật ở hình thức cao nhất;
- Không hoàn thành nhiệm vụ tương xứng với chức danh đang giữ;
- Thực hiện nhiệm vụ, công vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục;
- Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm; - Có hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí bị xử lý kỷ luật.
- Không thực hiện hoặc vi phạm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng hoặc pháp luật của Nhà nước bị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định;
- Vi phạm kỷ luật, kỷ cương hoặc quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức đơn vị nhưng chưa đến mức bị xử lý kỷ luật ở hình thức cao nhất;
- Không hoàn thành nhiệm vụ tương xứng với chức danh đang giữ;
- Thực hiện nhiệm vụ, công vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục;
- Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm;
- Có hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí bị xử lý kỷ luật.
- Liên quan trực tiếp đến tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách và bị xử lý theo quy định của pháp luật;
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm; - Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục; - Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý xảy ra mất đoàn kết.
* Chú thích:
- Loại A+: Công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; - Loại A: Công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ;
- Loại B: Công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; - Loại C: Công chức không hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, kết quả đánh giá mà toàn thể công chức bỏ phiếu đối với công chức bị đánh giá căn cứ vào: tính trung thực của công chức về bản kiểm điểm, ý kiến và số phiếu đóng góp của toàn thể công chức, Thủ trưởng đơn vị và những tiêu chuẩn gắn với kết quả xếp loại,...Kết quả đánh giá ở bước thực hiện này có thể là kết luận cuối cùng đối với công chức. Còn đối với Thủ trưởng các phòng, ban thuộc Cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường, kết quả đánh giá của họ là sự tổng hợp của các yếu tố sau: tính trung thực của bản kiểm điểm, ý kiến đóng góp của tập thể công chức đơn vị quản lý, từng Thủ trưởng các phòng, ban, Ban Giám đốc Sở và các tiêu chuẩn gắn với kết quả xếp loại.
Bước 6: Thủ trưởng cơ quan kết luận và trực tiếp ghi vào kết quả nhận xét, đánh giá
Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị thì Thủ trưởng cơ quan ghi nhận xét về những ưu điểm, nhược điểm và đưa ra kết luận đánh giá, phân loại công chức vào bảng tự đánh giá của công chức.
Đối với công chức là Thủ trưởng hoặc cấp Phó của phòng, ban tại Cơ quan Sở, tập thể lãnh đạo cơ quan báo cáo bằng văn bản nội dung đề xuất đánh giá công chức. Trong văn bản báo cáo ghi rõ số phiếu biểu quyết đánh giá công chức của tập thể công chức làm việc trong cơ quan, đơn vị, tỷ lệ biểu quyết đánh giá công chức lãnh đạo phòng, ban tại Cơ quan Sở để trình Ban Giám đốc Sở xem xét, có ý kiến trước khi trìnhBan Thường vụ Đảng ủy Sở đánh giá, phân loại cán bộ, công chức.
Kết quả đánh giá công chức (2012 - 2017)
(người) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực Không hoàn thành nhiệm vụ đủ thời gian đánh giá Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 2012 203 98 48,0 101 49,5 4 2 1 0,5 0 2013 200 96 47,8 101 50,2 3 1,5 1 0,5 0 2014 199 92 46,2 104 52,3 2 1 1 0,5 0 2015 192 51 27,9 130 71 2 1,1 0 0 9 2016 190 66 34,7 133 70 1 5,3 0 0 0 2017 196 77 39,3 116 59,2 3 1,5 0 0 0
Qua kết quả đánh giá công chức tại Sở Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2012 - 2017 ta thấy có sựu biến động theo chiều hướng đi xuống của số lượng công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao (năm 2012: 98 người, đạt tỷ lệ 48%; năm 2013: 96 người, đạt tỷ lệ 47,8%; năm 2014: 92 người, đạt tỷ lệ 46,2%; năm 2015: 51 người, đạt tỷ lệ 27,9%; năm 2016: 66 người, đạt tỷ lệ 34,7%); năm 2017: 77 người, đạt tỷ lệ 39,3%. Tuy nhiên, số lượng công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao tăng lên (năm 2012: 101 người, đạt tỷ lệ 49,5%; năm 2013: 101 người, đạt tỷ lệ 50,2%; năm 2014: 104 người, đạt tỷ lệ 52,3%; năm 2015: 30 người, đạt tỷ lệ 71%; năm 2016: 133 người, đạt tỷ lệ 70%); năm 2017: 116, chiếm tỷ lệ 59,2%, bên cạnh đó trong giai đoạn 2015 - 2017 số lượng công chức không hoàn thành nhiệm vụ là 0 người, đạt tỷ lệ 0%.