từng vị trí việc làm
Bản mô tả công việc là công cụ quan trọng để quản lý được quá trình và kết quả thực thi công việc của công chức. Để có bản mô tả công việc chi tiết, cụ thể mang tính khoa học, cần trải qua ba hoạt động chủ yếu: Ghi chép công việc được thực hiện của từng vị trí công việc; phân tích công việc được thực hiện ở từng vị trí công việc; xây dựng bản mô tả công việc dựa trên những thông tin trên.
Bản mô tả công việc cần có những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, xác định vị trí công việc: Bao gồm tên công việc (chức danh, vị trí công việc); mã số công việc; cấp bậc công việc; tên bộ phận công việc; chức danh quản lý trực tiếp; số người quản lý dưới quyền (nếu có); mức lương.
Thứ hai, tóm tắt công việc: Mô tả chất lượng công việc đó là gì; các nhiệm vụ chính; các nhiệm vụ phụ; các mối quan hệ khi thực hiện công việc; thẩm quyền người thực hiện công việc.
Thứ ba, điều kiện làm việc: Điều kiện môi trường, điều kiện vật chất, thời gian làm việc.
Thứ tư, yêu cầu về tiêu chuẩn công việc: Thể hiện yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và năng lực mà một cá nhân cần có để hoàn thành tốt công việc. Cụ thể đó là các yêu cầu về trình độ chuyên môn, kiến thức kỹ năng, phẩm chất (nếu cần), thái độ, hành vi, ứng xử, sức khỏe, độ tuổi.
Mỗi đơn vị cần nâng cao năng lực trong việc xây dựng bản mô tả công việc gắn với từng chức danh, vị trí công tác. Đây được xem là cơ sở quan trọng để tiếp hành sắp xếp, bố trí công chức vào những công việc phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn. Từ đó, việc phân công công việc và đánh giá công chức dựa vào những tiêu chí đã được xây dựng trước đó sẽ thuận tiện và khách quan hơn. Mặt khác, sẽ hạn chế trình trạng bất hợp lý, thiếu công bằng trong phân công nhiệm vụ giữa những công chức với nhau trong cùng một đơn vị.