Kinh nghiệm của một số bộ, ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao ngành tài nguyên và môi trường tại bộ tài nguyên và môi trường (Trang 28 - 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Kinh nghiệm xây dựng chính sách thu hút, sử dụng nhân lực chất

1.4.2. Kinh nghiệm của một số bộ, ngành

Thời gian qua, trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng về cải cách chế độ công vụ, đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, bao gồm: Luật cán bộ, công chức năm 2008; các nghị định và thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật cán bộ, công chức...

Trong các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ, công chức có nhiều quy định liên quan trực tiếp đến vấn đề thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng trong các cơ quan hành chính nhà nước, như Nghị định số 24/2010/NĐ- CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, tại Điều 19 quy định những trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng, cho phép người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được xem xét, tiếp nhận không qua thi tuyển đối với các trường hợp đặc biệt: “người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước; người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài; người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ

05 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng”; tại Điều 22 quy định chế độ, chính sách ưu đãi đối với người tập sự có trình độ cao: “…trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng; trường hợp người tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 3 của ngạch tuyển dụng. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật”.

Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 đã đề ra nhiều mục tiêu, nội dung hoạt động liên quan trực tiếp đến chính sách thu hút và trọng dụng nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan hành chính nhà nước. Chủ trương tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức, viên chức trúng tuyển; thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý; hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách chính sách tiền lương .v.v... Kết quả của chương trình sẽ tác động tích cực đến chính sách thu hút và trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ còn ban hành Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2011 phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”. Trong đó xác định rõ thực hiện chính sách nhân tài, quy định các chế độ, chính sách liên quan đến việc phát hiện, tuyển chọn, tiến cử, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ nhân lực chất lượng cao trong hoạt động công vụ là một trong các nội dung đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức.

Hiện nay, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chưa xây dựng và ban hành các văn bản cụ thể về chính sách thu hút, sử dụng những nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, nhưng có một số bộ, ngành đã ban hành một số quy định nhằm mục đích thu hút những người có trình độ cao chuyên môn cao về làm việc tại cơ quan, đơn vị mình. Các quy định chủ yếu tập trung ưu tiên về tuyển dụng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, như:

- Văn phòng Chính phủ đã ban hành Quy chế tuyển dụng, bổ nhiệm hàm cấp vụ nhằm thu hút công chức giỏi về làm việc, đồng thời nhằm thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức có quá trình công tác nhưng đã quá tuổi bổ nhiệm lãnh đạo.

- Bộ Ngoại giao ưu tiên xét tuyển sinh viên tốt nghiệp thủ khoa đại học, tốt nghiệp ngôn ngữ địa phương; xây dựng chế độ tập sự cấp vụ và Quy chế chuyên gia ngoại giao để phát hiện, bồi dưỡng, tuyển chọn người có trình độ cao vào làm việc.

- Bộ Công Thương đã triển khai xây dựng và thực hiện Đề án thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo tại một số đơn vị thuộc Bộ với hình thức thi tuyển cạnh tranh từ năm 2013. Bộ Công thương cũng tăng cường đầu tư cho các cơ sở đào tạo trực thuộc, tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo; hằng năm, đều dự trù một khoản kinh phí để hỗ trợ công chức được cử đi học thạc sĩ, tiến sĩ ở trong và nước ngoài.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng được cơ sở dữ liệu, hệ thống quản lý nguồn nhân lực; tập trung xây dựng thể chế về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đánh giá và chế độ, chính sách đãi ngộ đặc thù đối với nguồn nhân lực của ngành, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

- Kiểm toán Nhà nước đã ban hành quy định chính sách thu hút nhân tài về công tác tại Kiểm toán Nhà nước, theo đó quy định cụ thể đối tượng áp dụng, điều kiện, tiêu chuẩn, chính sách, chế độ đãi ngộ đối với nhân lực chất lượng cao tự nguyện làm việc tại các đơn vị trực thuộc của Kiểm toán Nhà nước, quyền lợi và trách nhiệm của người hưởng chính sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao ngành tài nguyên và môi trường tại bộ tài nguyên và môi trường (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)