7. Kết cấu của luận văn
3.4. xuất một số nội dung cụ thể về chính sách thu hút, sử dụng nhân
a) Đối tượng áp dụng:
Những người có trình độ cao ngành tài nguyên và môi trường được thu hút đến công tác tại Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm:
- Những người có học hàm, học vị, có trình độ chuyên môn cao và có năng lực xuất sắc: giáo sư; phó giáo sư; tiến sỹ; thạc sỹ; những nhà khoa học đang công tác ở ngoài ngành.
- Những người tốt nghiệp đại học hệ chính quy ở các trường trong và ngoài nước đạt loại giỏi, loại xuất sắc; người tốt nghiệp đại học hệ chính quy đạt loại khá (ở nước ngoài) đối với những lĩnh vực, nghề mà ngành tài nguyên và môi trường đang có nhu cầu hoặc thiếu hụt.
b) Điều kiện, tiêu chuẩn:
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có sức khoẻ tốt, có cam kết về thời gian công tác tại các cơ quan, đơn vị của Bộ Tài nguyên và Môi trường tối thiểu là năm năm, chấp hành sự phân công, bố trí công tác của cơ quan sử dụng.
- Có chuyên ngành đào tạo, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp với nhu cầu tuyển dụng, đáp ứng với vị trí được phân công và yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị.
- Đối với những người đã có quá trình công tác: phải có trình độ chuyên môn cao; có năng lực thực hiện nhiệm vụ; có khả năng xây dựng các văn bản, đề án, kế hoạch, báo cáo, khả năng phân tích tổng hợp; có thành tích và kết quả công tác được ghi nhận.
- Về độ tuổi: đối với những người có học hàm, học vị: giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, những người có trình độ ngoại ngữ có độ tuổi không quá 50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ.
c) Chính sách thu hút:
Điều chỉnh chế độ một cách hợp lý, hình thức đa dạng, linh hoạt:
- Hỗ trợ kinh phí ban đầu một lần, mức hỗ trợ kinh phí bước đầu một lần cần linh hoạt, không quy định mức tiền cụ thể, bởi giá cả thị trường sẽ thay đổi rất nhanh qua các năm, nên sẽ phải điều chỉnh thường xuyên, khắc phục hạn chế trên, có thể quy định mức hỗ trợ ban đầu một lần theo phần trăm mức lương tối thiểu, tương ứng với từng đối tượng sẽ là phù hợp nhất.
- Cần có cách thức phù hợp để trả lương như: trả lương theo công việc (trả lương theo vị trí hay thực tế công việc đảm nhận), trả lương theo kết quả hoàn thành công việc. Nếu không xây dựng được cơ chế trả lương riêng theo hai hình thức vừa nêu, cần phải có các chế độ khác cho các đối tượng thu hút như: nâng lương trước thời hạn, chế độ phụ cấp tiền lương…
d) Quyền lợi của người hưởng chính sách:
- Được hưởng các chính sách thu hút nêu trên.
- Được bố trí việc làm theo đúng ngành nghề đào tạo, được cơ quan, đơn vị tạo điều kiện và môi trường làm việc thuận lợi để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đối với những người hiện đang giữ các chức vụ ở cơ quan cũ trước khi chuyển về công tác tại Bộ, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của từng vị trí việc làm, cơ quan sử dụng công chức sẽ xem xét, quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo đối với từng trường hợp cụ thể.
- Được ưu tiên cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước, nước ngoài theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Đối với những cá nhân có học vị tiến sỹ, học hàm từ phó giáo sư trở lên sau khi hết thời gian công tác, nếu có nguyện vọng sẽ được Bộ tạo điều kiện tham gia giảng dạy tại một số đơn vị của Bộ.
đ) Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị:
Cần đề cao trách nhiệm phát hiện, sử dụng nhân lực chất lượng cao của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, đồng thời quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của họ trong việc tuyển chọn, bố trí, sử dụng nhân lực, trong đó tập trung trao quyền cho thủ trưởng đơn vị có quyền quyết định. Từng bước tiến tới tuyển dụng trực tiếp vào các vị trí quản lý cấp thấp, cấp trung. Điều này sẽ tạo điều kiện cho công chức, đặc biệt là công chức trẻ được phát huy năng lực và trưởng thành, lực lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý sẽ ngày càng trẻ hoá trong cơ cấu cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Việc thi tuyển sẽ tạo ra động lực thúc đẩy công chức tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, thể hiện năng lực quản lý, điều hành nhằm đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn để tham gia thi tuyển vào các vị trí lãnh đạo, quản lý. Động viên, khuyến khích được nhóm công chức có tuổi đời trẻ, có trình độ và năng lực. Huy động, khơi dậy nguồn lực từ bên ngoài đăng ký dự tuyển. Khắc phục tình trạng đề bạt, bổ nhiệm cán bộ khép kín trong từng cơ quan, đơn vị.
e) Các biện pháp thu hút khác:
- Xây dựng cơ chế thăng tiến rõ ràng và có các ưu tiên đối với các công chức được xếp vào nhóm nhân lực cấp cao. Điều này giúp cho nhân lực thấy được lộ trình thăng tiến rõ ràng để tập trung, phấn đấu phát huy tốt nhất khả năng của mình.
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm trong ngành tài nguyên và môi trường. Khi đó các yêu cầu đối với vị trí công việc, nhiệm vụ của từng vị trí công việc sẽ được rõ ràng và giúp cho nhân lực biết họ được thu hút về để giải quyết vấn đề gì cũng như Bộ tuyển được đúng người, đúng việc, tránh lãng phí.
- Đánh giá đúng tài năng, nắm bắt điểm mạnh, điểm yếu của mỗi cá nhân để sắp xếp họ vào những công việc, vị trí thích hợp. Phải biết sử dụng nhân lực có hiệu quả, mạnh dạn giao công việc phù hợp với khả năng và sở trường của nhân lực để họ có thể phát huy tài năng của họ, đồng thời biết yêu cầu cao để kích thích họ sáng tạo.
- Nhân lực hành chính ngoài thu nhập, nhu cầu được cống hiến, được tôn trọng thì nhu cầu được vinh danh là rất lớn. Do vậy, cần tăng cường các hoạt động đoàn thể nhằm gắn kết các cá nhân giúp họ có cơ hội chia sẻ và nâng cao niềm tin với đồng nghiệp. Từng bước xây dựng văn hoá công sở nhằm tăng cường sự đoàn kết, chia sẻ của các công chức trong đơn vị.
Tiểu kết chương 3
Việc thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao ngành tài nguyên và môi trường tại Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện nay chịu sự tác động từ những yếu tố cả khách quan và chủ quan, trong đó chủ yếu và trực tiếp nhất là: cơ chế, chính sách chung của Đảng, Nhà nước; đặc điểm và chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường; sự phát triển các lĩnh vực của ngành tài nguyên và môi trường.
Thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao ngành tài nguyên và môi trường tại Bộ Tài nguyên và Môi trường cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Tuyên truyền, phổ biến, đổi mới nhận thức, tạo sự thống nhất về quan điểm, chủ trương về chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao ngành tài nguyên và môi trường; Bổ sung, hoàn thiện văn bản cơ chế, chính sách thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao; Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của bộ máy, nâng cao năng lực thực thi chính sách; Gắn kết chặt chẽ giữa việc thu hút, tuyển dụng với đào tạo, bồi dưỡng và đãi ngộ, tôn vinh; Đẩy mạnh cải cách giáo dục, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và trao đổi kinh nghiệm giữa các bộ, ngành, địa phương về hoàn thiện chính sách thu hút; Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ nhân lực ngành tài nguyên và môi trường; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý, dự báo nhân lực ngành tài nguyên và môi trường. Các giải pháp nêu trên là một chỉnh thể thống nhất, có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau. Do đó, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, không tuyệt đối hóa hoặc xem nhẹ một giải pháp nào.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ