Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BộTài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao ngành tài nguyên và môi trường tại bộ tài nguyên và môi trường (Trang 35 - 37)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát về nhân lực chất lượng cao ngành tài nguyên và mô

2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BộTài nguyên

TẠI BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

2.1. Khái quát về nhân lực chất lượng cao ngành tài nguyên và môi trường tại Bộ Tài nguyên và Môi trường trường tại Bộ Tài nguyên và Môi trường

2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường nguyên và Môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập năm 2002, trên cơ sở hợp nhất một số cơ quan, tổ chức: Tổng cục Địa chính, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, Cục Môi trường (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường), Cục Địa chất và Khoáng sản, Viện Địa chất và Khoáng sản (Bộ Công nghiệp) và bộ phận quản lý tài nguyên nước thuộc Cục Quản lý nước và Công trình thuỷ lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Về vị trí, chức năng: Bộ Tài nguyên và Môi trường có chức năng, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thuỷ văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo.

- Về nhiệm vụ, quyền hạn: được quy định tại Nghị định số 21/2013/NĐ- CP ngày 04 tháng 03 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Về cơ cấu tổ chức: theo quy định tại Nghị định số 21/2013/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường có 23 đơn vị, trong đó có 18 đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 5 đơn vị sự nghiệp công lập. Bộ Tài nguyên và Môi trường còn được giao thực hiện nhiệm vụ cơ

quan thường trực của một số tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, trong đó có 03 cơ quan được tổ chức độc lập. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường còn quản lý hoạt động và là đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của 03 doanh nghiệp và Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

- Về cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân các cấp quản lý tài nguyên và môi trường ở địa phương

Ở địa phương, tổ chức quản lý của ngành gồm có Sở Tài nguyên và Môi trường (cấp tỉnh); Phòng Tài nguyên và Môi trường (cấp huyện) và công chức địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức địa chính - xây dựng - nông nghiệp và môi trường (đối với xã) (sau đây gọi chung là cán bộ tài nguyên và môi trường cấp xã); có 63 Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc các Sở Tài nguyên và Môi trường, mỗi Phòng Tài nguyên và Môi trường có ít nhất 02 công chức làm công tác môi trường. Ngoài ra, còn có các đơn vị chuyên môn về bảo vệ môi trường tại các ban quản lý khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất và doanh nghiệp nhà nước. Cả nước hiện có khoảng hơn 11.000 đơn vị hành chính cấp xã. Đến nay, 100% số xã có cán bộ tài nguyên và môi trường. Thông thường mỗi xã có 01 công chức chuyên trách, tuy nhiên ở một số xã khu vực đô thị hóa và cấp phường, thị trấn có từ 02 đến 03 công chức; ở một số xã, phường, thị thấn đã thành lập Ban Địa chính - Xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao ngành tài nguyên và môi trường tại bộ tài nguyên và môi trường (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)