Thực trạng xây dựng chính sách thu hút, sử dụng nhân lực chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao ngành tài nguyên và môi trường tại bộ tài nguyên và môi trường (Trang 50 - 53)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng xây dựng chính sách thu hút, sử dụng nhân lực chất

lượng cao ngành tài nguyên và môi trường

Việc xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực nói chung cũng như chính sách thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao của Bộ Tài nguyên và Môi trường đều do Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì xây dựng, tham mưu cho Lãnh đạo Bộ và phải căn cứ vào quy định của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về chính sách phát triển nguồn nhân lực chung của cả nước theo từng giai đoạn, như:

- Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành như: Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

- Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2011của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020. Theo đó, mục tiêu tổng quát phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 là đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới.

- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Theo đó, xác định phát triển nhân lực là vấn đề trọng tâm, đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia. Điều đó thể hiện ở quan điểm: (i) Phát triển nhân lực nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020; (ii) Phát triển nhân lực Việt Nam phải có tầm nhìn dài hạn và phải có bước đi thích hợp theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn; (iii) Phát triển nhân lực phải đảm bảo tính hài hoà về cơ cấu và cân đối nhân lực theo ngành/lĩnh vực, vùng, miền, lãnh thổ; (iv) Phát triển nhân lực Việt Nam phải gắn với yêu cầu của hội nhập quốc tế.

- Công văn số 4808/VPCP-KGVX ngày 15 tháng 7 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ về Đề án đào tạo và phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Trong đó, Văn phòng Chính phủ chỉ định một số giải pháp cụ thể để hoàn thành mục tiêu mà Quy hoạch phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2011 - 2020 đã đặt ra gồm: Quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo; Đổi mới chương trình đào tạo; Đào tạo giáo viên; Chính sách với người dạy và người học; Đổi mới quản lý các cơ sở đào tạo; Kế hoạch tuyển sinh đáp ứng nhu cầu nhân lực của ngành; Kinh phí triển khai được hỗ trợ.

Căn cứ những văn bản nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và ban hành một số văn bản về việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của Bộ, của ngành, như:

- Quyết định số 2476/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2012 - 2020 với mục tiêu phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực về số lượng, bảo đảm về chất lượng, cơ cấu ngành nghề hợp lý; có phẩm

chất, năng lực phục vụ sự nghiệp phát triển ngành, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước.

- Quyết định số 186/QĐ-BTNMT ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chế quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Quyết định số 2190/QĐ-BTNMT ngày 23 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Đề án đào tạo, phát triển đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường với mục tiêu: đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng nghiên cứu và triển khai đối với đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học và công nghệ; hình thành đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, tiếp thu, làm chủ, phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại trong các lĩnh vực quản lý thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Quyết định số 2702/QĐ-BTNMT ngày 23 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, góp phần xây dựng đội ngũ công chức, viên chức chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất, trình độ và nâng cao năng lực, chất lượng công chức, viên chức.

Trong các Quyết định nêu trên, Bộ đã xác định quan điểm và mục tiêu phát triển rất cụ thể cho từng giai đoạn. Trên cơ sở đó đưa ra phương hướng và giải pháp thực hiện bám sát mục tiêu. Điểm được đánh giá cao trong Quyết định chính là những giải pháp Bộ đưa ra đi rất đúng hướng, nếu thực hiện tốt

thì có thể giải quyết được những vấn đề hạn chế của nhân lực ngành tài nguyên và môi trường. Cụ thể các giải pháp gồm:

- Đổi mới và nâng cao nhận thức, tăng cường tuyên truyền về đào tạo,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao ngành tài nguyên và môi trường tại bộ tài nguyên và môi trường (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)