Iốt trong tổng khối lượng cơ thể chỉ chiếm 0,000043%, chủ yếu tồn tại tập trung ở tuyến giáp trạng. Tuyến giáp trạng đối với sự sinh trưởng, phát dục, trí lực và phát triển cá tính đều có một vai trò rất quan trọng. Nếu ăn uống thiếu iốt thì nguồn các nguyên tố cấu tạo
nên tuyến giáp trạng sẽ không đủ, tuyến giáp trạng sẽ sưng to. Ở một số địa phương đã xuất hiện bệnh bướu cổ, đó là do nguyên nhân thiếu iốt. Bệnh bướu cổ làm cho chức năng tuyến giáp trạng tăng lên, cơ sở hấp thu đào thải mất cân bằng, tim hồi hộp, tròng mắt lồi ra, thậm chí tinh thần thất thường, uể oải. Ở những khu vực phát sinh bệnh bướu cổ thường là môi trường thiếu iốt, người dân ở đó ăn muối biển hàm lượng iôt thấp hoặc thực phẩm thiếu iôt.
Tuổi thanh niên là thời kì sinh trưởng và phát dục của cơ thể mạnh nhất. Nếu thời kì này trong thực phẩm không bổ sung đầy đủ hàm lượng iôt (như muối biển, rong biển, tôm, cá biển v.v..) thì sẽ gây ra bệnh phù tuyến giáp trạng, ảnh hưởng đến sự phát dục bình thường của thanh thiếu niên. Lượng cung cấp iôt của thanh thiếu niên là 0,2 – 0,4 mg/ngày. Cao gấp đôi so với lượng iôt cần cung cấp đối với người bình thường. Ăn nhiều hải sản là phương pháp tốt nhất để bổ sung iôt. Ở những vùng hiếm hải sản thì nên dùng muối biển để bổ sung.
Tuy nhiên, ăn iôt quá nhiều cũng không tốt, sẽ gây ra bệnh phù tuyến giáp trạng. Một số vùng duyên hải hàng năm người ta ăn từ 15 – 20 kg rong biển nên cũng gây ra bệnh bướu cổ.
Đó là vì sau khi cơ thể hấp thụ iôt quá mức làm cho các ion iôt vô cơ trong tuyến giáp trạng tăng lên, chúng không thể hợp thành với tyrosine để biến thành tyrosine iôtua một cách bình thường. Khi chất này ít đi thì các nội tiết tố của tuyến giáp trạng cũng ít đi, dẫn đến bệnh bướu cổ.
Từ khoá: Tuyến giáp trạng; Bệnh phù tuyến giáp trạng.