xanh trở lại được không?
Sông Tô Châu dài 125 km, chảy qua khu vực Thượng Hải dài 53,1 km, quãng sông trong thành phố là 23,8 km. Xưa nay nước sông Tô Châu vừa đen vừa thối. Một nhà thơ Thượng Hải đã từng ví von một cách hình tượng rằng "nước sông Tô Châu như một cuộn vải đen chảy ra từ thùng thuốc nhuộm".
Nhưng sông Tô Châu xưa kia vốn không như vậy, nó đã từng là dòng sông nước trong xanh, thuyền bè qua lại nhộn nhịp, nhiều loài cá nổi tiếng bơi lội tung tăng làm tăng thêm vẻ đẹp. Đến đầu thế kỉ XX, dưới sông từng đàn tôm cá vẫn tung tăng đùa giỡn với làn nước
xanh. Bắt đầu từ những năm 20, cùng với sự phát triển của công nghiệp, sông Tô Châu bắt đầu xuất hiện hiện tượng nước đen và thối. Đến nay sông Tô Châu tiếp nhận 7 nguồn nước ô nhiễm, hằng ngày hơn 50 vạn tấn nước thải từ hai bên bờ đổ vào dòng sông, cộng thêm rác thải của dân cư hai bên bờ đổ vào càng khiến cho sông Tô Châu đã ô nhiễm càng thêm ô nhiễm. Các chuyên gia chỉ rõ các chất ô nhiễm hữu cơ đã tiêu hao một lượng oxi quá mức, những chất hữu cơ amôni, rác thải thực vật đã gây nên sự ô nhiễm cho dòng sông.
Năm 1993, khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc tiếp kiến các quan chức Cục Môi trường Liên hợp quốc đã biểu thị quyết tâm sẽ xử lí tốt nước sông Tô Châu, để cho nó phục hồi trở lại như sông Great Ouse ở Anh. Theo quy hoạch của UBND thành phố Thượng Hải, kế hoạch xử lí tổng hợp sông Tô Châu chia làm hai bước: cuối năm 2000 xoá bỏ nước đen thối, bước đầu trồng cây xanh hai bên bờ một cách quy mô; năm 2010 sẽ xử lí nước một cách căn bản, thực hiện chức năng môi trường sinh thái của hệ sông này và hai bên bờ sẽ xây dựng đường đi bộ dưới bóng cây xanh.
Năm 1993, công trình hợp lưu sông Tô Châu giai đoạn một hoàn thành, nhưng chất lượng nước chưa được cải thiện rõ rệt. Nguyên nhân là vì phần lớn nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt ở hai bên bờ vẫn còn trực tiếp đổ vào sông. Năm 1997, công trình xử lí tổng hợp sông Tô Châu bắt đầu động thổ, cuối tháng 12 năm đó thì nước thải của 42 nhà máy đã bị chặn lại, tất cả nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt được đưa vào đường ống nước thải chung của thành phố, 29 nhà máy vật liệu xây dựng, bể phân và rác thải các cầu cảng ở phía đông cầu Trường Thọ sẽ được chuyển đi, những cửa hàng ki-ốt hai bên bờ sông vốn là nguồn gây ô nhiễm cũng sẽ được dọn sạch để trồng cây.
Cuối năm 1998, công trình xử lí tổng hợp môi trường sông Tô Châu đã tiến triển đáng kể, thực hiện được ý tưởng dùng nước sạch để tẩy ô nhiễm, xây dựng được 6 cống chắn nước dùng nước sạch ở vùng thượng lưu tập trung tống khứ nước bẩn, 17 trạm bơm dọc theo sông đã hoàn thành toàn bộ cắt đứt dòng nước thải của 28 nhà máy cuối cùng, chuyển dời 38 cầu cảng bốc dỡ hàng hoá, xây dựng một khu cây xanh công cộng với tổng diện tích 4 vạn mét vuông. Sông Tô Châu bắt đầu được khôi phục lại như cũ.
Nhưng để cho nước sông Tô Châu thực sự trở lại trong xanh thì không thể chỉ dựa vào sự làm loãng nước sông và dùng nước sạch thượng nguồn tống rửa mà quan trọng hơn là phải cắt dòng nước thải một cách căn bản. Điều đó đòi hỏi phải bỏ ra một kinh phí lớn. Dự kiến công trình giai đoạn thứ nhất sẽ hoàn thành vào năm 2002, vốn đầu tư là 8,65 tỉ đồng, giai đoạn hai cần đầu tư 11,45 tỉ đồng (chưa tính đến 20 tỉ đồng để xử lí hai bên bờ). Người Thượng Hải muốn xử lí ô nhiễm phải trả giá quá lớn, nhưng sự trả giá này sẽ khiến cho sông Tô Châu vứt bỏ được tấm khăn choàng bằng voan màu đen, trở lại bộ mặt xanh trong như cũ.
154. Vì sao nói biển là "lá phổi" và "thận" của Trái Đất? Đất?
Biển là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống duy trì sự sống. Nếu chúng ta xem Trái Đất giống như cơ thể người thì ví biển là lá phổi và thận của Trái Đất là rất xác đáng. Vì biển không những tiếp thu khí CO2 trong không khí, tạo ra khí oxi mà còn có thể làm sạch và phân giải các chất có hại, tạo nên môi trường sinh sống tự nhiên cho loài người và các sinh vật khác.
Người ta ví biển và rừng xanh là hai lá phổi của Trái Đất. Con người và động vật đều cần khí oxi, biển là nơi cung cấp khí oxi lớn nhất. Diệp lục tố và các thực vật sống phù du trên mặt biển dưới sự chiếu xạ của ánh nắng, chúng sẽ phát sinh phản ứng với nước và khí CO2 tạo thành các chất hữu cơ và khí oxi. Các thực vật biển hằng năm vẫn sản sinh ra 36 tỉ tấn khí oxi. 70% khí oxi trong không khí được sản sinh từ biển. Vì vậy những người sống ở biển cảm thấy không khí rất mới mẻ và trong lành.
Biển cũng là "máy làm sạch" lớn nhất trên Trái Đất. Nó giống như thận, lọc sạch và phân giải rất nhiều chất có hại. Vì biển có một thể tích vô cùng lớn, các dòng hải lưu chuyển động không ngừng, nước thuỷ triều lên xuống ngày đêm và sóng vỗ liên tục, do đó nó có khả năng tự làm sạch một cách phi thường. Vì biển nằm ở vị trí thấp nhất của bề mặt Trái Đất cho nên các vật phế thải do con người thải ra trực tiếp hoặc thông qua các dòng chảy của sông cuối cùng đều đổ ra biển. Biển giống như một máy làm sạch khổng lồ. Trong phạm vi khả năng của nó, nó sẽ làm loãng, phân giải các chất ô nhiễm và cuối cùng xoá bỏ chúng. Biển cả không những bảo đảm được mình trong sạch mà còn giúp loài người xử lí một lượng rác khổng lồ, Cho nên biển được người ta gọi là "người bảo hộ sự sống của Trái Đất".
Từ khoá: Biển cả; Khả năng tự làm sạch.
155. Vì sao nói "triều đỏ" là một kiểu ô nhiễm của biển? biển?
Tháng 6 năm 1957 trên biển ả Rập, một tàu chở hàng của Liên Xô (cũ) đang đi về phía trước, đột nhiên rung chuyển giống như tàu đụng phải một vật lớn gì đó. Thuyền trưởng lập tức chạy lên phía mũi tàu xem xét. Điều làm cho anh ta ngạc nhiên là nước biển vốn màu xanh biến thành màu đỏ nâu, trong đó có rất nhiều vật loá lên màu ánh bạc. Không biết bắt đầu từ khi nào con tàu đã đi vào trong một đám cá chết dày đặc. Vì sao như thế? Nguyên là nước biển ở đây đã hình thành "triều đỏ" đáng sợ !
"Triều đỏ" được hình thành như thế nào? Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân chủ yếu phát sinh ra "triều đỏ" là nước biển bị ô nhiễm. Mọi người đều biết, khi các chất độc lẫn vào nước biển sẽ gây ô nhiễm môi trường, gây tổn thương và giết hại các loài động, thực vật sống dưới biển. Nhưng trong nước thải đổ ra biển thực ra không phải tất cả đều là những chất độc hại mà trong đó có một số chất dinh dưỡng như nitơ, phôtpho, cacbon, v.v... rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển cho các loài thực vật. Nếu những chất muối dinh dưỡng này quá giàu sẽ đưa lại nhiều phiền phức.
Khi gặp môi trường thích hợp như mưa lớn khiến cho độ mặn nước biển giảm thấp, nhiệt độ nước thuận lợi, không có gió thổi, cộng thêm một lượng lớn nước ô nhiễm công nghiệp và nước sinh hoạt đổ vào biển thì các chất muối dinh dưỡng trong nước biển như phôtpho, nitơ, v.v... và các nguyên tố vi lượng như sắt, măngan và một số chất hữu cơ tăng lên nhanh chóng, lúc đó sẽ xuất hiện hiện tượng nước biển giàu dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng quá nhiều khiến cho các loài tảo và các trùng lông mao phát triển nhanh chóng. Một tế bào trùng lông mao sau 25 lần phân chia sẽ sản sinh ra khoảng 33 triệu con trùng khác. Trong một giọt nước có thể nuôi 6.000 con. Cứ như thế, các sinh vật "triều đỏ" sẽ sinh sôi bột phát. Sau khi một lượng lớn sinh vật "triều đỏ" chết đi sẽ nhuộm đỏ cả một vùng biển.
Trước khi xảy ra "triều đỏ" cá thường chết hàng loạt. Đó là vì sau khi các sinh vật phù du chết với một lượng lớn đã phân giải và tiêu hao rất nhiều oxi hoà tan trong nước biển. Khi oxi giảm thấp làm cho cá, tôm, ốc chết ngạt. Ngoài ra, một số sinh vật của "triều đỏ" như trùng lông mao sẽ phóng ra nhiều chất độc trong nước làm cho cá và các loài sinh vật khác ngộ độc, cuối cùng bị chết.
Thực nghiệm của các nhà khoa học chứng tỏ: các chất độc của trùng lông mao xuất hiện trong "triều đỏ" rất dễ tích tụ trong cơ thể cua và ốc. Khi con người ăn phải những loài vật đã tích tụ nhiều chất độc đó rất dễ bị ngộ độc. Điều đáng sợ là những sinh vật bị "triều đỏ" ô nhiễm chứa nhiều độc tố, trong đó có những loài độc tố độc hơn 80 lần so với nọc độc rắn đeo kính. Con người ăn nhầm phải thực phẩm hải sản đó, nhẹ thì nôn oẹ, đau bụng nặng thì sẽ tử vong.
Các sinh vật của "triều đỏ" sau khi tiêu hao hết oxi tan trong nước biển, biển sẽ mất đi khả năng tự làm sạch cục bộ. Lúc đó nếu tiếp tục thải các chất ô nhiễm ra biển sẽ khiến cho khu vực biển đó ô nhiễm càng nặng hơn. Cứ thế tuần hoàn tăng lên cuối cùng sẽ phá hoại tài nguyên sinh vật biển. Vì vậy có thể thấy "triều đỏ" cũng là một kiểu ô nhiễm môi trường biển rất nghiêm trọng.
Từ khoá: "Triều đỏ"; Ô nhiễn biển; Giàu dinh dưỡng.