Vì sao thôn Hứa Gia lại lưu truyền bệnh địa phương đến mười mấy vạn năm?

Một phần của tài liệu EBOOK mười vạn câu hỏi vì SAO KHOA học môi TRƯỜNG p2 (Trang 82 - 83)

phương đến mười mấy vạn năm?

Gần thôn Hứa Gia, huyện Cao Dương, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, năm 1976 phát hiện di chỉ người cổ cách đây mười mấy vạn năm làm chấn động dư luận. Trong di chỉ thôn Hứa Gia, người ta phát hiện thấy xương hàm trên của một thanh niên khoảng 18 tuổi đã hóa thạch, trên đó còn có 4 cái răng, trong đó có một răng cửa vừa mới mọc. Trên răng cửa này có một dấu lõm màu vàng rất rõ. Qua giám định kết luận đó là dấu tích bệnh sâu răng lúc còn sống để lại. Các chuyên gia cảm thấy rất kì lạ vì sao khu vực này lại xuất hiện bệnh sâu răng có tính địa phương lưu hành từ mười mấy vạn năm về trước? Mười chín vạn năm trước có phải là ở đây đã ô nhiễm môi trường? Răng bị sâu thường có đặc điểm bị vàng hoặc chân răng đen, tức là một vết đen xuất hiện trên cái răng trắng sạch. Nguyên nhân của bệnh sâu răng là do cơ thể hấp thu quá nhiều chất flo. Flo là một nguyên tố vi lượng cơ thể cần phải có. Nó tham gia vào quá trình hấp thu và đào thải canxi, phôtpho trong cơ thể, thúc đẩy xương và răng được canxi hóa. Nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự truyền lan hưng phấn của thần kinh và chức năng của hệ thống men cũng như chức năng của tuyến giáp trạng. Nhưng lượng flo cơ thể yêu cầu rất nghiêm ngặt. Nếu hấp thu không đủ thì sẽ dẫn đến chức năng hệ thống sinh dục giảm yếu, hình thành răng bị sâu; nếu hấp thu quá nhiều sẽ làm cho flo tích lũy nhiều mà ngộ độc, nhẹ thì răng bị sún hoặc xương bị tổn thương, nặng thì tạo thành bệnh xương nhiễm flo quá mức, thậm chí gây tử vong.

Bệnh sún răng ở thôn Hứa Gia là dấu tích ngộ độc flo mạn tính. Bệnh này nói chung do môi trường cuộc sống gây nên. Flo là một nguyên tố rất linh hoạt, tồn tại trong các chất trên mặt đất. Loài người trong cuộc sống lâu dài đã xây dựng nên trạng thái cân bằng động về trao đổi chất, khiến cho giá trị bình quân của hàm lượng flo trên mặt đất phù hợp với giá trị bình quân hàm lượng flo trong cơ thể. Nhưng do khai thác mỏ gây nên ô nhiễm hoặc ở những vùng có hàm lượng flo cao, dẫn tới trạng thái cân bằng này sẽ bị phá hoại gây nên cơ thể ngộ độc flo.

Thông qua điều tra, các chuyên gia phát hiện ở khu vực thôn Hứa Gia có hàm lượng flo rất cao. Vì nguyên nhân địa chất nên trong đất đá vùng đó chứa nhiều flo, khiến cho nước ngầm và nông sản đều chứa flo cao, làm cho con người qua ăn uống hấp thụ quá nhiều flo. Khi nước ăn chứa flo đạt đến 1 mg/lít thì sinh bệnh sún răng, đạt đến 4 mg/lít thì sản sinh chứng bệnh xương flo. Khu vực thôn Hứa Gia thuộc vào trường hợp thứ nhất. Do đó có thể biết, bệnh sún răng ở địa phương này đã kéo dài đến mười mấy vạn năm.

Ngày nay người ta đã cải thiện nguồn nước ăn của khu vực này, giải quyết vấn đề hàm lượng flo cao, do đó căn bệnh địa phương này đã được ngăn chặn triệt để.

199. Vì sao lại xuất hiện hiện tượng "Quốc gia con gái"? gái"?

Trong Tây Du Ký có câu chuyện “quốc gia con gái”, song đó chỉ là thần thoại. Nhưng trên thế giới quả thật có những vùng “nữ nhiều, nam rất ít”. Ở đó sinh đẻ, kết hôn đều có vấn đề, nên người ta gọi đùa là “quốc gia con gái”.

Năm 1984, Sở Y tế Sơn Tây phát hiện ở một góc núi xa xôi có một bản gọi là “Bản con gái”. Ở bản này trong hơn 10 năm số trẻ em sinh ra đều là gái, không một bé trai nào. Vì vậy họ đã tổ chức một đoàn chuyên gia đến điều tra nghiên cứu. Kết quả phát hiện thấy không những trẻ em bản đó sinh ra đều là con gái mà con gái đến tuổi thành niên đều mắc bệnh đau đầu, đau xương v.v.. Các chuyên gia đã lấy mẫu nước ở đó phân tích, phát hiện thấy hàm lượng cađimi trong nước cao đạt mức 30 mg/lít, tức là cao gấp 6 nghìn lần so với tiêu chuẩn quốc gia cho phép.

Nguyên tố cađimi rất có hại cho cơ thể. Nó có thể gây bệnh cho thận, cho hệ thống tiêu hóa và bệnh về xương. Trong cơ thể người cađimi có thể thay thế canxi trong xương và dẫn đến sự rối loạn các kích thích tố về sinh dục. Nam nữ ở lứa tuổi phát triển nếu hấp thu nhiều cađimi thì chức năng hoạt động của tinh trùng bị tổn thương, nhưng tinh trùng mang nhiễm sắc thể X (nhân tố chủ yếu để sinh con gái) có sức đề kháng mạnh cho nên tỉ lệ tồn tại của nó cao hơn tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y (nhân tố chủ yếu sinh con trai). Vì năng lực kết hợp của nhiễm sắc thể X với trứng rất mạnh, nên phụ nữ vùng ấy đều sinh con gái.

Ở bản miền núi này không có nhà máy, vậy vì sao lại bị ô nhiễm cađimi? Thông qua điều tra phân tích của các nhà địa chất, cuối cùng người ta phát hiện thấy ở thượng du một con sông nhỏ phía trên bản có một mỏ kẽm đã bị phế bỏ từ lâu. Qua nhiều lần hóa nghiệm phân tích, người ta phát hiện được cađimi trong nước chính là từ mỏ kẽm này chảy ra. Vì vậy chính quyền địa phương đã ra sức xử lí. Sau khi xử lí chỉ một năm thì bệnh đau đầu, đau xương ở vùng đó không còn nữa, sau đó có một phụ nữ đã sinh được một bé trai khỏe mạnh.

Các nguyên tố vì tính chất của chúng khác nhau nên tác hại đối với cơ thể rất khác nhau. Theo số liệu toàn cầu: từ thập kỉ 70 đến nay rất nhiều nước phát triển như Mỹ, Canađa, Đan Mạch, Hà Lan v.v.. tỉ lệ sinh con trai không ngừng giảm thấp. Ví dụ, từ năm 1970 – 1990, tỉ lệ sinh con trai ở Canađa giảm đi 2,2/1.000, tỉ lệ sinh con trai ở Mỹ giảm đi 1/1.000. Mặc dù các nhà khoa học chưa tìm ra được những nguyên nhân xác đáng, nhưng có một điểm chắc chắn có thể khẳng định đó là: chức năng sinh dục của con người đã chịu ảnh hưởng của các chất ô nhiễm hóa học do môi trường cuộc sống gây ra.

Từ khoá: Ô nhiễm cadimi; Cadimi.

Một phần của tài liệu EBOOK mười vạn câu hỏi vì SAO KHOA học môi TRƯỜNG p2 (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)