Vì sao vòng năm của cây có thể phản ánh lịch sử ô nhiễm môi trường?

Một phần của tài liệu EBOOK mười vạn câu hỏi vì SAO KHOA học môi TRƯỜNG p2 (Trang 115 - 116)

sử ô nhiễm môi trường?

Trên mặt cắt ngang của thân cây có thể nhìn thấy nhiều vòng tròn đồng tâm có màu sắc đậm nhạt khác nhau, đó chính là vòng năm của cây. Nó không những có thể nói với ta tuổi của cây mà còn có thể cho ta biết những thông tin phong phú của môi trường. Ngày nay, các nhà khoa học đã phát hiện thấy các vòng năm của cây có giá trị nghiên cứu về khoa học thiên văn, khí tượng và môi trường giống như động đất, núi lửa, v.v... Tình trạng môi trường bị ô nhiễm đều được ghi lại trên vòng năm của cây.

Công tác bảo vệ môi trường bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XX mới phát triển rộng rãi. Sự ô nhiễm môi trường của thời kì trước đó rất ít người biết đến, càng ít ai có được khái niệm bảo vệ môi trường. Vì thế các tư liệu về giám sát môi trường để lại có giá trị tra khảo và nghiên cứu không được bao nhiêu. Ví dụ tình hình ô nhiễm không khí trên thế giới mấy chục năm hoặc hàng trăm năm trước, trừ mấy sự kiện sương mù lớn có để lại một ít tài liệu, còn các sự kiện khác hầu như không có gì để tra cứu. Nhưng khi chúng ta dựa vào những cây sống hàng trăm năm thì chúng có thể "mách bảo" với chúng ta chúng đã trải qua những sự kiện gì. Vòng năm của cây chính là một cuốn "biên niên sử khí hậu", không những nó phản ánh rõ ràng và đầy đủ sự thay đổi của các yếu tố khí tượng như: ánh nắng Mặt Trời, nhiệt độ và lượng mưa, v.v... mà còn có thể bảo tồn lại sự ô nhiễm không khí cây đó đã trải qua. Ví dụ vì khai thác hầm mỏ, luyện kim hoặc gia công cơ khí nên không ít bụi kim loại nặng đã lẫn vào không trung, trong đó có một bộ phận lắng lại trong tự nhiên hoặc bị mưa cuốn rơi lên mặt đất. Cây cối trong quá trình sinh trưởng đã hấp thụ một vi lượng kim loại này. Điều đó được ghi lại rõ ràng trong vòng năm của cây. Chúng ta chỉ cần chọn các cây ở những địa điểm thích hợp thì các kim loại nặng còn lưu giữ trong vòng năm của cây có thể thông qua phân tích quang phổ để xác định, từ đó mà nhận được đường cong thể hiện quá trình biến đổi hàm lượng của các kim loại. Ở một khu công nghiệp vùng Tây Bắc Trung Quốc ô nhiễm cađimi rất nghiêm trọng. Các nhà khoa học thông qua xác định hàm lượng cađimi trong vòng năm của cây liễu đã phát hiện thấy hàm lượng cađimi tăng lên theo hàng năm. Do đó họ đã dùng biện pháp xử lí tổng hợp ô nhiễm cađimi, về sau hàm lượng của kim loại này trong vòng năm của cây đã giảm xuống tương ứng.

Các chyên gia Nhật đã tốn mấy chục năm, nghiên cứu quan hệ giữa vòng năm của cây với ô nhiễm môi trường. Họ phát hiện thấy trong điều kiện bình thường nếu các điều kiện

khách quan như khí tượng giống nhau thì vòng năm của cây hàng năm tăng rộng lên cho đến hết thời kì cây hết tuổi trưởng thành, sau đó độ rộng vòng năm lại hẹp dần trở lại. Nếu điều kiện môi trường phát sinh biến đổi như gặp núi lửa hoạt động, hoặc môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng thì sự sinh trưởng của cây trực tiếp bị ảnh hưởng, độ rộng của vòng năm sẽ hẹp lại.

Những đặc điểm "ngôn ngữ" này trên vòng năm của cây có thể giúp ta tìm hiểu các khu vực xung quanh, thậm chí lịch sử môi trường của thế giới.

Từ khoá:Vòng năm của cây; Lịch sử môi trường.

232. Vì sao phải làm "đường cho cóc xanh" và "tường bảo vệ loài chim tapi"? "tường bảo vệ loài chim tapi"?

"Đường cóc xanh" ở Mewen miền đông nước Mĩ, đó là vùng nhiều hồ nước. Ở đó có nhiều loài cóc, to nhỏ, màu sắc khác nhau sinh sống. Hằng năm vào mùa hè, cóc xanh vượt qua sông ngòi, xuyên qua các cánh đồng tụ tập đến một địa điểm để sinh sôi nảy nở.

Về sau có một con đường cao tốc đi qua vùng này. Do đó cóc xanh đành phải vượt qua đường. Vì vậy ô tô cán chết rất nhiều cóc.

Vì cóc giảm ít nên số lượng côn trùng có hại tăng nhanh. Hưởng ứng lời kêu gọi của các chuyên gia bảo vệ môi trường, chính quyền địa phương đã căn cứ vào ý muốn của mọi người, xây dựng một con đường hầm rộng dưới đường cao tốc để cho cóc xanh có thể an toàn đi qua đó. Con đường đặc biệt này đã cứu vãn loài cóc nên người ta gọi đó là "con đường cho cóc xanh".

Còn "Bức tường bảo vệ loài chim tapi" được xây dựng ở Đức. Chim tapi là một loài chim lớn ở Châu Âu. Chúng bay rất kém và thị lực cũng kém nốt. Con trưởng thành nặng 15 kg cho nên cất cánh và hạ cánh rất khó khăn. Năm mươi năm trước, chỉ có vùng Poslentengbao có 3000 con chim này, nhưng ngày nay chỉ còn sót lại 115 con, trong đó có 35 con sống ven theo đường sắt Berlin - Hannoway. Đường sắt này từ lâu đáng lẽ phải được xây dựng thành đường sắt cao tốc. Nhưng một khi nó được xây dựng sẽ làm thay đổi môi trường sống của 35 con chim tapi. Vậy nên làm thế nào? Chính quyền địa phương đã lấy ý kiến của mọi tầng lớp, và dành ra 70 triệu đồng mác để bảo vệ loài chim này. Không những thế, còn trì hoãn công trình đường sắt chậm 2 năm, đợi đến tháng 9 năm 1995, khi đàn chim non có thể bay được mới khởi công xây dựng đường sắt, đồng thời họ còn xây dựng một bức tường bảo vệ cao 3 m để loài chim đó không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn do thi công gây ra. Năm 1997, tàu hoả bắt đầu chạy trên đường cao tốc, người ta hạn chế tốc độ tàu trong vòng 80 km/h, đồng thời nâng bức tường bảo vệ lên cao 7 m. Nhờ đó loài chim tapi đã được sống an toàn, sinh sản và phát triển mãi đến nay.

Từ khoá: Cóc xanh; Loài chim tapi.

Một phần của tài liệu EBOOK mười vạn câu hỏi vì SAO KHOA học môi TRƯỜNG p2 (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)