Vì sao nói âm nhạc có lúc cũng trở thành tiếng ồn?

Một phần của tài liệu EBOOK mười vạn câu hỏi vì SAO KHOA học môi TRƯỜNG p2 (Trang 47 - 48)

Thời Trung Quốc cổ đại người ta đã dùng tiếng chuông để xử tử phạm nhân. Họ trói phạm nhân vào một cái chuông to, dùng tiếng chuông kích thích khiến cho phạm nhân vật vã đến chết. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, phát xít Đức đã từng sử dụng hình phạt bằng tiếng ồn rất tàn nhẫn: ba mặt của phòng thẩm vấn đều được xây bịt kín bằng tường xi măng, trong đó đặt một cái loa và một cái còi phát ra tiếng ồn rất đáng sợ. Phạm nhân dưới sự kích thích của tiếng ồn người nảy lên như bị điện giật. Ban đầu là đứng không vững, sau đó mồ hôi đầm đìa, toàn thân co rúm, tiếp theo là gào thét, mắt đỏ mọng và cuối cùng giãy giụa, đập đầu vào tường để chết. Dưới tiếng ồn rất mạnh, nhiều người vì bị phá vỡ màng tai mà chết.

Tiếng ồn có thể phân làm hai loại: một loại là tiếng ồn bình thường, có thể nghe thấy và không bị bất ngờ, như tiếng ồn của xe cộ đi lại trên đường, tiếng tàu hỏa định kì hàng ngày và những tiếng ồn ào khác trong cuộc sống đô thị, tiếng ồn của máy móc đều là những tiếng ồn có qui luật. Một loạt tiếng ồn khác là tiếng ồn không có qui luật và không thể biết trước được, như tiếng bom nổ, tiếng rít xé tai, v.v.. loại tiếng ồn không có qui luật này rất tổn thương đến tâm lí, sinh lí của con người. Nếu tiếng ồn có cường độ mạnh xảy ra đột ngột dễ gây ra phản ứng có tính sinh lí đối với cơ thể người, người ta gọi đó là phản xạ giật mình khiến cho cơ thể phát sinh các chứng như cơ bụng căng thẳng, chớp mắt, ra mồ hôi lạnh, huyết áp tăng cao, v.v.. Nó tác hại đến chức năng bình thường của cơ thể. Đơn vị tiếng ồn là dB (đêxiben). Thông thường ban ngày tiếng ồn vượt quá 55 dB đã được xem là ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng. Theo thống kê, với âm thanh cao 95 dB, 39% số người bị váng đầu; 27% bị đau đầu, 18% bị chán ăn, 27% trí nhớ giảm sút, 27% người bị đau dạ dày, 32% bị mất ngủ, 22% bị nôn nao.

Khi thành phố Thượng Hải xây dựng cầu Nam Phố, tiếng ồn đóng cọc đạt đến 105 dB liên tục ngày đêm làm cho lợn của dân cư vùng xung quanh đều chết. Những năm 50 của thế kỉ XX, có loại máy bay tốc độ 1.100 km/h, bay ở tầm cao 60 m, tiếng rít của nó có cường độ vượt quá 150 dB gây rung động làm đổ sập một ngôi nhà. Có thể thấy tiếng ồn lớn quả thực gây nguy hiểm chết người. Vì vậy dùng nó làm hình phạt cũng không có gì là lạ.

Từ khoá: Tiếng ồn; Đêxiben.

162. Vì sao nói âm nhạc có lúc cũng trở thành tiếng ồn? ồn?

Muốn trả lời vấn đề này trước hết phải làm rõ thế nào là âm nhạc. Âm nhạc là âm thanh do những âm điệu có qui luật nhất định tạo ra. Âm nhạc hay không những có thể hun đúc tính tình, phong cách của con người mà còn kích thích trí tuệ, giúp cho con người đỡ mệt mỏi, chữa được bệnh và kéo dài tuổi thọ. Còn tiếng ồn từ quan điểm vật lí mà xét, đó là những âm thanh có tần số và cường độ khác nhau tổ hợp một cách loạn xạ không có qui

luật; từ góc độ sinh lí học mà xét thì đó là những âm thanh làm cho người ta cảm thấy phiền muộn hoặc ảnh hưởng đến học tập, công tác cũng như sức khỏe.

Vì vậy tiếng ồn có thể là những tiếng ồn ào do những chấn động không có qui tắc gây nên, cũng có thể là âm nhạc có chấn động theo qui tắc gây ra. Tiếng ầm ầm của máy móc trong nhà máy, tiếng còi ô tô trên đường phố, tiếng máy trộn vữa xi măng trên công trường cũng như tiếng ồn ào của đường phố đều khiến cho người ta cảm thấy đau đầu, đó là điều dễ hiểu. Nhưng nói âm nhạc cũng là tiếng ồn thì e rằng có người không chấp nhận. Thực ra âm nhạc quả thực trở thành tiếng ồn trong hai trường hợp: một là bản thân âm nhạc đó làm hại đến sức khỏe con người, ví dụ như nhạc Roc, nhạc Disco có tiết tấu mạnh, tuy được nhiều người thích thú nhưng nó cũng ảnh hưởng rất lớn đối với thần kinh, năng lực phán đoán và hành động, cử chỉ của con người. Nghe những tiết tấu âm nhạc mạnh trong một thời gian dài, với kích thích mạnh của nó sẽ làm cho cơ thể có những phản ứng bệnh thái như: huyết áp không ổn định, mạch tim khác thường, dễ loét dạ dày v.v.., nghiêm trọng hơn còn có thể bị ngất hoặc thần kinh thác loạn.

Trường hợp khác, khi bạn mở âm thanh quá to, thì sẽ ảnh hưởng đến việc học tập và sinh hoạt của những người xung quanh. Do đó để cho âm nhạc không trở thành tiếng ồn, chúng ta không những tránh nghe những âm thanh kích động mạnh quá mà khi nghe nhạc cũng không nên làm ảnh hưởng đến sự làm việc và nghỉ ngơi của người khác.

Từ khoá: Âm nhạc; Tiếng ồn.

Một phần của tài liệu EBOOK mười vạn câu hỏi vì SAO KHOA học môi TRƯỜNG p2 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)