Vì sao phải thận trọng khi dùng thực phẩm màu?

Một phần của tài liệu EBOOK mười vạn câu hỏi vì SAO KHOA học môi TRƯỜNG p2 (Trang 101 - 103)

có màu đỏ tươi và còn có thể không chế các loại vi khuẩn que trong thịt, nhưng chúng đều có hại đối với cơ thể.

Để ngăn cản vi sinh vật sinh sôi trong thực phẩm, ngăn ngừa thực phẩm biến chất thì người ta phải cho thêm chất ngăn ngừa biến chất vào thực phẩm. Chất đó hiện nay thường dùng là axit benzônic, axit sorbic. Axit sorbic có vai trò đề kháng rất tốt đối với loại vi khuẩn lên men và vi khuẩn háo khí, do đó nó được dùng rộng rãi trong sản xuất thịt, sinh tố hoa quả, lycopene, v.v... Thực nghiệm của các nhà khoa học phát hiện, nếu cho thêm 15% axit sorbic vào thức ăn để nuôi chuột, kết quả một nửa số chuột bị ung thư gan.

Tuy nhiều loại thực phẩm phụ gia đều có hại cho cơ thể, nhưng trong công nghiệp thực phẩm hiện đại không thể không dùng các chất đó được. Ngày nay chất thực phẩm phụ gia phù hợp với vệ sinh thực phẩm phần nhiều đã trải qua thí nghiệm trên động vật và chứng tỏ trong một thời gian ngắn dùng loại thực phẩm phụ gia này chưa thấy có hại. Nhưng chắc chắn thực phẩm phụ gia ẩn chứa mối nguy hiểm, cho nên càng dùng ít thực phẩm phụ gia càng tốt.

Từ khoá: Thực phẩm phụ gia.

217. Vì sao phải thận trọng khi dùng thực phẩm màu? màu?

Màu sắc, hương vị là những tiêu chuẩn quan trọng để phán đoán thực phẩm tốt hay xấu. Màu của thực phẩm gây cho ta cảm giác ngon lành. Trong thực phẩm phụ gia thì thực phẩm màu sẽ làm cho màu sắc của thực phẩm đẹp lên để thoả mãn nhu cầu hấp dẫn con người. Từ thời cổ người ta đã biết cho thêm vào thực phẩm chất màu thiên nhiên. Chất màu thiên nhiên nói chung không có hại cho cơ thể, có lúc còn có giá trị dinh dưỡng, cho nên đến nay có một số chất còn được sử dụng. Ví dụ, chất caroten có thể làm cho dầu thực vật, bơ và những chất dầu mỡ khác nổi màu lên. Trong cơ thể nó có thể chuyển màu thành vitamin A có ích.

Màu tự nhiên tuy có nhiều ưu điểm, nhưng rất dễ bị ánh sáng, nhiệt, oxi hoặc vi khuẩn phá hoại, do đó màu không bền, hơn nữa dùng lượng nhiều thì màu không tươi. Năm 1856, Poskin đã phát minh ra thuốc nhuộm nhân tạo. Sau đó thuốc nhuộm nhân tạo đủ các loại màu sắc tiếp tục ra đời. Những thuốc nhuộm này đều dùng than đá chế thành. Thực phẩm màu dùng than đá chế thành thì màu tươi rói, tính chất ổn định, do đó được ứng dụng rộng rãi. Từ đó màu sắc tự nhiên hầu như đều bị các màu sắc nhân tạo thay thế.

Nhưng khi người ta sử dụng rộng rãi màu sắc nhân tạo thì lại coi thường tác hại đối với cơ thể của chúng. Năm 1950, ở Mĩ có mấy trẻ em vì ăn phải bỏng ngô màu mà bị bệnh. Do đó những loại thực phẩm màu này đã bị cấm sử dụng. Việc này gây cho mọi người chú ý. Các nhà khoa học đã bắt tay vào nghiên cứu, kết quả phát hiện thấy rất nhiều thực phẩm

nhân tạo do nhóm azô cấu thành. Những nhóm có gốc azô (–N=N–) này đều có tác dụng gây ung thư đối với cơ thể. Trong đó màu rau dền đỏ có thể dẫn đến những khuyết tật bẩm sinh, bỗng nhiên sẩy thai, vì vậy ở nước ngoài nhiều nhà hoá học đã kiến nghị cấm dùng thực phẩm màu nhân tạo có màu rau dền đỏ. Vì đang tranh luận cho nên Trung Quốc quy định lượng sử dụng tối đa thực phẩm màu rau dền đỏ là 50 mg/kg, hơn nữa chỉ cho phép dùng vào các loại thực phẩm như kẹo, rượu, nước ga và nước hoa quả.

Thực phẩm màu dễ bị cơ thể hấp thụ, do đó gây hại nhiều cho sức khoẻ. Ngày nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu chế tạo một loại thực phẩm màu mới có các tính chất khiến các tạng phủ người không dễ hấp thụ. Chúng ta tin rằng trong tương lai sẽ có những loại thực phẩm màu hoàn toàn không có hại đối với con người sẽ được sản xuất ra. Đến lúc đó chúng ta không cần lo lắng ăn thực phẩm màu sẽ dẫn đến ung thư.

Từ khoá: Thực phẩm màu.

218. "Máy vi tính xanh" là máy vi tính màu xanh phải không? phải không?

Xã hội hiện đại ngày nay, máy tính được dùng rất rộng rãi. Từ những cửa hàng nhộn nhịp, đến các cơ quan ngân hàng, cơ quan nghiên cứu và các nhà máy xí nghiệp đến các cơ quan hành chính, từ những trận thi đấu thể thao sôi nổi đến việc phóng vệ tinh, không nơi nào không dùng đến máy vi tính. Nhưng bạn có biết rằng trong tình hình máy vi tính được sử dụng rộng rãi thì cũng đem lại sự nguy hại cho môi trường không? Ví dụ, máy vi tính phải tiêu hao điện năng. Sử dụng máy vi tính rộng rãi sẽ tốn một nguồn năng lượng lớn, dễ gây ô nhiễm môi trường. Máy vi tính còn dễ hỏng. Có người dự tính đến năm 2005, số máy vi tính hằng năm bị hỏng trên toàn thế giới sẽ đạt mức 70 triệu cái. Nếu số máy này không được xử lí kịp thời thì cả Trái Đất sẽ bị đống rác máy vi tính này vùi lấp. Máy vi tính kì diệu, vô song ngược lại sẽ biến thành nguồn ô nhiễm công cộng lớn nhất.

Vậy có thể sản xuất ra loại máy vi tính tiết kiệm năng lượng điện, không ô nhiễm môi trường không? Các nhà kĩ thuật Mĩ đã dẫn đầu trong việc nghiên cứu này và đã đưa ra một ý tưởng thiết kế loại máy vi tính mới - "máy vi tính xanh" có thể tiết kiệm năng lượng điện, không gây ô nhiễm và thu hồi được. So với máy vi tính phổ thông hiện nay, máy vi tính xanh có ba đặc điểm: một là, tiết kiệm năng lượng nhiều. Ví dụ, năng lượng điện máy vi tính xanh tiêu thụ chỉ bằng 25% so với máy vi tính thông thường. Có những loại máy vi tính xanh ở vùng ánh sáng đầy đủ có thể dùng năng lượng pin Mặt Trời để cung cấp. Hai là, phương pháp thu hồi máy tính hỏng rất đơn giản, hiệu suất thu hồi cao. Ví dụ, vỏ máy vi tính xanh có thể dùng nhựa tái sinh để sản xuất. Khi máy vi tính hỏng, có thể thu hồi vỏ máy để chế tạo các sản phẩm khác. Như vậy, giảm thấp lượng rác thải, có lợi cho bảo vệ môi trường. Ba là, trong quá trình sản xuất các linh kiện của máy tính không gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu EBOOK mười vạn câu hỏi vì SAO KHOA học môi TRƯỜNG p2 (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)