Vì sao nước một số sông hồ biến thành màu đen và thối?

Một phần của tài liệu EBOOK mười vạn câu hỏi vì SAO KHOA học môi TRƯỜNG p2 (Trang 29 - 30)

đen và thối?

Trong nước phế thải hữu cơ của nước sinh hoạt và các nhà máy thực phẩm, in, nhuộm vải, sản xuất giấy chứa rất nhiều chất như mỡ, prôtein, v.v... Để nâng cao sản lượng cây trồng, trong nông nghiệp đã dùng một lượng lớn phân đạm, phân lân (phôtphat) trong đó cây trồng hấp thu chưa đến một nửa, phần còn lại lẫn vào nước chảy ra sông, biển.

Vì trong nước thải chứa phần lớn nitơ, phôtpho, kali làm cho thành phần dinh dưỡng của nước "giàu" lên. Các sinh vật thuỷ sinh cần đến những nguyên tố dinh dưỡng như nitơ, phôtpho, kali mới sinh trưởng được. Dinh dưỡng vừa đủ sẽ giúp cho chúng phát triển bình thường. Nhưng nếu các nguyên tố dinh dưỡng này quá nhiều thì một số sinh vật trong nước như vi sinh vật, các loài tảo sẽ sinh sôi nảy nở mạnh. Loài tảo bắt đầu phát triển lan tràn, chiếm phần lớn khu vực nước. Những nguyên tố dinh dưỡng như nitơ, phôtpho, v.v... sau khi xâm nhập vào nước, các loài vi sinh vật và tảo trong nước sẽ ăn chúng rất nhiều. Khi vi sinh vật và tảo phát triển nhanh sẽ đòi hỏi tiêu hao một lượng lớn oxi trong nước. Như chúng ta đã biết, trong không khí có nhiều oxi, trong nước cũng có oxi, nhưng số lượng oxi tan trong nước có hạn. Trong 1m3 nước chỉ hòa tan khoảng 9 gam oxi. Do vi sinh vật và các loại tảo tiêu hao hết oxi trong nước, nên cá, tôm, cua và những sinh vật khác vì thiếu oxi mà chết.

Ôxi tan trong nước giảm thấp dần, thậm chí cạn kiệt, vi khuẩn hiếm khí sẽ thừa cơ phát triển mạnh mẽ. Chúng sẽ phân giải hầu hết các chất hữu cơ, giải phóng những chất khí độc hại như khí amoniac, sunfua, hydrocacbon, thioalchol, khiến cho nước trở nên thối và đục. Do đó cả dòng sông hay hồ trở thành sông thối và hồ chết.

Từ khoá: Giàu dinh dưỡng hoá; Hoà tan oxi. Sinh vật thuỷ sinh; Loài tảo; Vi sinh vật.

144. Vì sao xuất hiện "hoa nước"?

Hoa nước còn gọi là tảo hoa, là hiện tượng tảo lam, tảo lục phát triển quá mức trong nước ngọt. Trong sông, hồ khi các loài tảo phát triển thì hình thành một tầng tảo màu xanh rất dày, nó xuất hiện từng mảng màu xanh gọi là "hoa nước". Hiện tượng này phát sinh ở biển người ta gọi là "triều đỏ". Những loài tảo này nhả ra chất độc màu xanh đậm, có thể giết chết cá. Sau khi tảo chết đi, trong quá trình rữa nát và phân giải, cần tiêu hao một lượng oxi

lớn tan trong nước khiến cho nước bị thối. "Hoa nước" không những phá hoại nguồn nước mà còn ảnh hưởng đến cảnh quan mặt nước.

Sông, hồ, mặt biển và các cửa sông phát sinh "hoa nước" là kết quả nước bị giàu dinh dưỡng, đó là biểu hiện nước bị suy lão. Trong điều kiện bình thường, trong đất bề mặt thường chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho các loài cây sinh trưởng. Những chất này trôi theo nước mưa, qua nước bề mặt thâm nhập vào nguồn nước, các loài sinh vật trong nước hấp thụ những chất này để sinh sôi nảy nở. Vì vậy, trong một thời gian dài, các chất dinh dưỡng chính ở trong nước như: nitơ, phôtpho, v.v... xâm nhập và thoát ra từ nước sẽ đạt đến cân bằng. Phải qua mấy nghìn năm, thậm chí mấy vạn năm hàm lượng những chất dinh dưỡng này mới dần dần tăng lên.

Ngày nay, cùng với hoạt động của con người ngày càng gia tăng, sản xuất nông nghiệp dùng một lượng lớn phân bón hoá học, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đổ vào các sông, hồ khiến cho các chất dinh dưỡng trong môi trường nước tăng lên nhanh chóng. Sự tích luỹ các chất dinh dưỡng này trong nước chỉ trong một thời gian ngắn - một hoặc vài chục năm, thậm chí chỉ mấy năm đã hình thành. Nước "béo" quá sẽ khiến cho các loài tảo thừa cơ sinh sôi nảy nở, khiến cho hệ thống sinh thái thuỷ sinh trong nước bị phá hoại nghiêm trọng. Người ta gọi đó là hiện tượng "giàu dinh dưỡng" quá mức.

Sự phát sinh nước giàu dinh dưỡng quá mức có liên quan đến các loài tảo trong nước nhiều hay ít. Theo các nhà khoa học xác định, nước giàu dinh dưỡng, vào những mùa có ánh sáng Mặt Trời và nhiệt độ thích hợp, số lượng các loài tảo có thể đạt đến một triệu loài trong một lít nước, trong đó thường thường tảo lam và tảo lục chiếm ưu thế. Khi đó mặt nước sẽ xuất hiện từng đám "hoa nước" do các loài tảo này tạo nên.

Từ khoá: "Hoa nước"; Giàu dinh dưỡng hoá. "triều đỏ"; Loài tảo.

Một phần của tài liệu EBOOK mười vạn câu hỏi vì SAO KHOA học môi TRƯỜNG p2 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)