Nội dung quản lý nhà nƣớc về phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 28 - 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc về phát triển nông thôn

Nội dung quản lý nhà nƣớc (QLNN) đƣợc cụ thể hóa thông qua các mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng hoạt động cụ thể của từng cơ quan hành chính nhà nƣớc, từng cấp, từng ngành và toàn hệ thống hành chính nhà nƣớc. Các

cơ quan nhà nƣớc với quyền hạn, thẩm quyền xác định với cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức tƣơng ứng thực hiện chức năng hành pháp trong hoạt động trên các lĩnh vực và các mặt sau đây:

1.2.2.1. Ban hành văn bản quản lý nhà nước về phát triển nông thôn

Văn bản QLNN là hệ thống các văn bản pháp lý đƣợc ban hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay công tác ban hành văn bản đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc và các đơn vị có chức năng quản lý nhà nƣớc thực hiện, phối hợp chặt chẽ, đảm bảo tính khoa học, hợp lý và hiệu quả. Ở nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào vấn đề ban hành văn bản đƣợc tiến hành theo Luật ban hành văn bản, các cơ quan nhà nƣớc ở trung ƣơng và địa phƣơng thực hiện theo phân cấp và theo lĩnh vực quản lý. Việc quản lý nhà nƣớc về phát triển nông thôn là tổng hợp các loại văn bản khác nhau, nhƣng nhìn chung, cơ bản có hai loại hình văn bản nhƣ sau:

Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật là sản phẩm của quá trình xây dựng pháp luật, một hình thức lãnh đạo của Nhà nƣớc với xã hội nhằm biến ý chí của nhân dân thành luật. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nƣớc ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục đƣợc quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc, đƣợc Nhà nƣớc bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Thứ hai, văn bản hành chính là những quyết định quản lý thành văn mang tính áp dụng pháp luật hoặc chứa đựng những thông tin điều hành đƣợc cơ quan hành chính hoặc cá nhân, tổ chức có thẩm quyền ban hành nhằm giải quyết các công việc cụ thể, xác định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các cá nhân, tổ chức hoặc xác định những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với

ngƣời vi phạm pháp luật, đƣợc ban hành trên cơ sở quyết định chung và quyết định quy phạm của cơ quan cấp trên hoặc của chính cơ quan ban hành.

Văn bản hành chính là phƣơng tiện không thể thiếu đƣợc trong các hoạt động tác nghiệp cụ thể của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội. Mặc dù có tầm quan trọng và giá trị pháp lý thấp hơn các văn bản quy phạm pháp luật nhƣng văn bản hành chính là cơ sở thực tiễn cho các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền điều chỉnh sửa đổi hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Nhƣ vậy, trên cơ sở những quy định trong việc ban hành văn bản ở Lào, các cơ quan quản lý ban hành các văn bản thuộc lĩnh vực thực thi trên cơ sở có sự phối hợp chặt chẽ. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở Lào cũng vậy. Các cơ quan quản lý ở trƣng ƣơng là Chính phủ, Bộ Nông nghiệp, các Bộ liên ngành ban hành các văn bản liên quan về vấn đề phát triển nông thôn. Còn ở địa phƣơng, các tỉnh thực hiện công tác quản lý trực tiếp, các vấn đề trên địa bàn địa phƣơng mình, căn cứ vào các quy định của cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trên, các cấp chính quyền ở tỉnh, các Sở, ngành liên quan phối hợp ban hành các văn bản trực tiếp hƣớng dẫn, thực hiện pháp luật, đảm bảo cho các chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về phát triển nông thôn đƣợc thực hiện hiệu quả và đảm bảo chất lƣợng các văn bản quản lý.

1.2.2.2. Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về phát triển nông thôn

Trong gia đoạn hiện nay, nhà nƣớc CHDCND Lào đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự nghiệp xây dựng đất nƣớc phải đổi mới một cách căn bản phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc, nhằm nâng cao chất lƣợng lãnh đạo của Đảng, tăng cƣờng hiệu lực quản lý của Nhà nƣớc và phát huy năng lực sáng tạo của nhân dân các bộ tộc. Đồng thời, để Nhà nƣớc phát huy tốt tính chủ động trong việc thực hiện chức năng quản lý do nhân dân giao phó; nhân dân có thể giám sát và tham gia vào các hoạt động

của bộ máy nhà nƣớc. Hiện nay, hệ thống các cơ quan QLNN có tác động tích cực cho việc phát triển nông thôn và nâng cao mức sống của nhân dân.

Trong những năm gần đây, Chính phủ thành lập Ban chủ nhiệm Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn giai đoạn 2006 - 2015, do phó Thủ tƣớng Chính phủ làm Trƣởng Ban, chủ nhiệm Chƣơng trình; Bộ kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Lao động và phúc lợi xã hội là cơ quan thƣờng trực. Các cơ quan quản lý chƣơng trình quốc gia và xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn ở các tỉnh miền núi gồm có: Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Lao động và phúc lợi xã hội, Bộ Tài chính, Mặt trận Xây dựng đất nƣớc Lào, các Ngân hàng và Cục kho bạc nhà nƣớc là thành viên có trách nhiệm ban hành văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn thực hiện. quản lý và điều hành dự án phát triển nông thôn, thực hiện theo cơ chế phối hợp liên Bộ. Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của mình mà chủ trì, phối hợp thực hiện.

- Các Sở và Ban phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, tham mƣu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN trên địa bàn tỉnh về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản và phát triển nông thôn; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật hoặc do UBND tỉnh giao về việc quản lý phát triển nông thôn sau đây:

- Trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, Chỉ thị về lĩnh vực thƣợc phạm vi quản lý cả sở và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình.

- Trình UBND tỉnh và chịu trách nhiệm về nội dung kế hoạch, kế hoạch phát triển, chƣơng trình, dự án về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản và phát triển nông nghiệp phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -

xã hội của địa phƣơng; các quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, dự án về định cƣ, tái định cƣ, điều chỉnh bố chí lại dân cƣ trong nông nghiệp và nông thôn.

- Tổng hợp và trình UBND tỉnh về cơ chế, chính sách, biện pháp

khuyến khích phát triển nông thôn; theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về phát triển nông thôn trên địa bàn.

- Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ trên địa bàn tỉnh.

- Hƣớng dẫn việc chế biên nông sản, lâm sản, thủy sản phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định.

- Chỉ đạo kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc khai thác và sử dụng nƣớc sạch nông thôn trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức công tác dự báo thị trƣờng nông sản, lâm sản, nông sản. Hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dự án và xây dựng mô hình phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ sản xuất của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh. Thực hiện hợp tác quốc tế theo phân cấp của UBND tỉnh và quy định của pháp luật.

Vì vậy, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ về công tác QLNN đối với việc phát triển nông thôn là:

- Hƣớng dẫn phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp và doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; tổ chức việc thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm, thủy sản nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh theo phƣơng án đƣợc duyệt.

- Hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản và phát triển nông thôn của tỉnh theo quy định của pháp luật.

- Hƣớng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong quản lý ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với cấp huyện. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và ngƣời lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của

UBND tỉnh, tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ xã phƣờng, thị trấn làm công tác quản lý về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản và phát triển nông thôn theo quy định của Bộ Nông lâm nghiệp, Bộ Thủy sản và UBND tỉnh. Quản lý Tài chính, tài sản của Sở theo quy đinh của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.

- Hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với UBND các huyện và cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn; về thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản; chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; phát triển ngành nghề, làm nghề nông

thôn.

- Hƣớng dẫn khai thác và sử dụng nƣớc sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

- Hƣớng dẫn việc chế biến nông sarn lâm sản và muối; phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định;

- Hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dự án và xây dựng mô hình phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển

nông thôn trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm thực hiện các chƣơng trình, dự án đƣợc giao; cấp và thu hồi các giấy phép thuộc các lĩnh vực đƣợc giao quản lý theo quy định của pháp luật;

- Hƣớng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong quản lý ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với cấp huyện;

- Hƣớng dẫn, kiểm tra việc cho phép mở cửa ngừng khai thác và ra kế hoạch khai thác cho chủ rừng là tổ chức và UBND cấp huyện sau khi đƣợc phê duyệt; việc thực hiện các quy định về trách nhiệm của UBND huyện, trong quản lý, bảo vệ rừng ở địa phƣơng; việc phối hợp và huy động lực

lƣợng, phƣơng tiện của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Thực hiện các quy định về quản lý sông, suối, khai thác sử dụng về phát triển các dòng sông, suối trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hƣớng dẫn việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất thủy lợi, tổ chức cắm mốc chỉ giới trên thực địa và xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện việc di rời công trình, nhà ở liên quan tới phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông theo quy định.

1.2.2.3. Đổi mới hoạt động của các thành phần kinh tế ở nông thôn

- Kinh tế hộ gia đình: khuyến khích kinh tế hộ gia đình bằng các biện pháp nhƣ: sớm hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mở rộng cho nông dân vay vốn bằng nhiều hình thức phù hợp với cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ đúng lúc, đúng đối tƣợng có nhu cầu và khả năng sử dụng hiệu quả vốn vay.

- Kinh tế tƣ nhân, doanh nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn: Khuyến khích mọi ngƣời có vốn, có kinh nghiệm quản lý, kinh doanh tự đầu tƣ hoặc liên kết, kiên doanh phát triển ngành nghề, dịch vụ, công nghiệp, phát triển kinh tế trang trại....; Khuyến khích phát triển lâu dài kinh tế tƣ bản tƣ nhân và kinh tế tƣ bản nhà nƣớc theo định hƣớng, khuyến khích đầu tƣ của ngƣời nƣớc ngoài vào sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

- Kinh tế nhà nƣớc ở nông thôn: Hoạt động kinh tế nhà nƣớc trong nông thôn là làm dịch vụ đầu vào, đầu ra, đầu tƣ vào các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không đủ sức hoặc không muốn đầu tƣ, hoặc để hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác.

1.2.3.4. Quản lý quy hoạch, xây dựng các điểm dân cư nông thôn

Quy hoạch phát triển nông thôn bao gồm tổng hợp những nội dung hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trƣờng, văn hóa liên quan đến con ngƣời và các cộng đồng sống ở nông thôn theo các tiêu chí của quá trình

phát triển bền vững. Quy hoạch phát triển nông thôn đồng thời là quy hoạch tổng thể trên một vùng nông thôn rộng lớn có động vật, sinh vật và con ngƣời cùng sinh sống. Mục tiêu của quy hoạch là tăng trƣởng không ngừng mức sống của con ngƣời và đảm bảo phát triển bền vững.

Chính vì thế nhà nƣớc phải quản lý quy hoạch, xây dựng các điểm dân cƣ nông thôn nhằm đảm bảo sự phát triển của nông thôn. Nhà nƣớc phải có chức năng định hƣớng, quy hoạch trên cơ sở khoa học, hợp lý, phù hợp với từng vùng, từng điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau để quản lý và khai thác có hiệu quả các thế mạnh, tạo động lực, tiền đề cho phát triển kinh tế nông thôn.

1.2.3.5. Quản lý xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và hạ tầng xã hội nông thôn

Sự phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội nông thôn, góp phần vào sự thành công của công cuộc xóa đói, giảm nghèo và thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Sự phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn không chỉ là vấn đề kinh tế - kỹ thuật đơn thuần mà còn là vấn đề xã hội quan trọng nhằm tạo tiền đề cho nông thôn phát triển nhanh và bền vững. Do vậy, trong đƣờng lối và chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nƣớc cũng nhƣ từng địa phƣơng, việc xây dựng và phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn luôn là một trong những vấn đề đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và các cấp chính quyền chú trọng và luôn đƣợc gắn với các chƣơng trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở nông thôn hiện nay đã trở thành động lực chính trong phát triển, nó làm thay đổi bộ mặt nông thôn của cƣ dân nông thôn, với hệ thống điện, đƣờng, trƣờng, trạm,… là những công trình cơ bản để thúc đẩy phát triển. Chính vì vậy, nhà nƣớc quản

lý tốt vấn đề về quy hoạch, xây dựng và phân bổ phù hợp sẽ là cơ sở để thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển.

1.2.3.6. Đầu tư nguồn lực cho phát triển nông thôn

Đầu tƣ nguồn lực cho phát triển nông thôn đòi hỏi có sự vào cuộc của các cơ quan nhà nƣớc, nguồn lực ở đây bao gồm cả về nhân lực, vật lực, tài chính, cơ chế, chính sách cho phát triển,… tất cả các nhân tố này phải đƣợc chú trọng và đồng bộ trong từng thời kỳ và ở từng địa phƣơng nhất định, từ đó cần có sự quản lý khoa học của nhà nƣớc. Việc quyết định đầu tƣ cái gì, ở đâu và nhƣ thế nào rất cần ở sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc để thúc đẩy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)