7. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Hoạch định chiến lƣợc phát triển nông thôn
Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã đề ra phƣơng hƣớng mang tính chiến lƣợc, bao gồm các nội dung sau:
- Bảo đảm làm cho đất nƣớc ổn định chính trị, xã hội có trật tự kỷ cƣơng tốt, nền kinh tế tiếp tụv phát triển. Đến năm 2020 phấn đấu xóa đƣợc hộ đói nghèo hơn một nửa của tình hình đói nghèo hiện nay. Bảo đảm tự cung cấp lƣơng thực thực phẩm trong nƣớc và có một phần dự trữ. Giải quyết đƣợc cơ bản nạn phá rừng trồng lúa nƣơng, cũng nhƣ trồng cây thƣơc phiện, cần xa. Tổ chức định canh định cƣ cho đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa. Củng cố và phát triển các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nƣớc, nhằm phục vụ quá trình phát triển nông thôn và cải tạo đời sống nhân dân.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện 7 chƣơng trình quốc gia và nhấn mạnh chƣơng trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu, tạo cơ sở cho một số hàng hóa nhất
định có khả năng cạnh tranh với nƣớc ngoài. Nhằm tạo nguồn vốn ban đầu nhƣ: điện, nƣớc khoáng sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng dệt, gạo, ngô, cà phê, cây dƣợc phẩm...
- Tiếp tục phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ: phát triển mạng lƣới điện vào vùng nông thôn, xây dựng tăng thêm công trình thủy lợi, thủy điện,
dự án chế biến lƣơng thực thực phẩm, dự án phát triển hệ thống đƣờng giao thông vận tải, bƣu chính viễn thông, dự án phát triển công nghiệp du lịch, dự án phát triển vùng trọng điểm, vùng góc giác kinh tế...
- Thực hiện chƣơng trình cải cách hệ thống giáo dục - đào tạo, cả hệ thống trƣờng phổ thông và các trƣờng chuyên nghiệp. Nâng cấp chất lƣợng các trƣờng cao đẳng và đại học trên cả nƣớc. Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giáo viên (trong và ngoài nƣớc). Đào tạo các nhà khoa học gắn với thành lập viện nghiên cứu tự nhiên - xã hội. Phát triển trƣờng dạy nghề ở các tỉnh.
- Tiếp tục mở rộng mối quan hệ hợp tác đa phƣơng với nƣớc ngoài, đề trao đổi buôn bán và thu hút đầu tƣ, nhất là các nƣớc trong khối ASEAN, và các tổ chức quốc tế.
- Lƣu ý tầm nhìn xa trong chiến lƣợc phát triển đất nƣớc từ nay đến 2020, thì phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc phải tiến hành một cách có hiệu quả, phát triển bền vững, đảm bảo tính cân bằng giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trƣờng.
- Phát kinh tế - xã hội phải đảm bảo sự cân bằng giữa các ngành, các vùng, các lĩnh vực, giữa thành thị và nông thôn nhằm khuyến khich các thành phần kinh tế, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên - con ngƣời. Bảo đảm tính hợp lý trong việc thực hiện chính sách phân phối thu nhập của Nhà nƣớc.
- Phát triển kinh tế - xã hội phai đi đôi với việc củng cố phát triển hệ thống chính trị vững mạnh. Tăng cƣờng tính đoàn kết thống nhất quốc gia,
phát huy dân chủ nhân dân, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào.
- Sử dụng thế mạnh và ƣu điểm của nƣớc ta, phối hợp với sự kết tinh xu thế của thời đại, nhằm làm cho nƣớc ta đóng vai trò quan trọng trong khu vực và quốc tế.
- Phát triển kinh tế - xã hội, phải gắn liền với các công tác an ninh quốc phòng, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng, cần bảo đảm 12 chính sách sau đây:
Một là, chính sách quản lý vĩ mô. Mục đích quản lý nhà nƣớc là làm cho nền kinh tế tiếp tục phát triển bền vững, giá cả và tỷ giá hối đoái luôn ổn định. Đây là điều kiện cho sự phát triển của mọi thành phần kinh tế, giải quyết nhanh vấn đề nghèo đói, muốn vậy phai thực hiện những mục tiêu đã xác định trên.
Hai là, đấy mạnh cải cách bộ máy quản lý nhà nước. Cải cách bộ máy quản lý nhà nƣớc một cách hợp lý và tăng cƣờng hiệu quả quản lý nhà nƣớc, xây dựng cơ chế vận hành phù hợp với thực tế, tạo môi trƣờng thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển và đẩy mạnh quá trình xóa đói giảm nghèo tạo bƣớc phát triển mang tính đột phá ở khu vực đồng bằng Xiêng Khoảng và miền núi non.
Ba là, chính sách phát triển kinh tế hàng hóa. Có chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp - thủ công nghiệp nhƣ: công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng nội thay thế hàng nhập khẩu, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng đặc khu kinh tế, khu buôn bán tự do. Đó là chính sách hết sức quan trọng để tạo công ăn việc làm, chú trọng khai thác thế mạnh của địa phƣơng nhƣ: sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng dệt thổ cẩm, các thứ hàng kỷ niệm bản sắc dân tộc...
Có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích các gia đình sản xuất thành hàng đặc thù, đồng thời tổ chức các hợp tác xã nhằm đấy mạnh sản
xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Nhà nƣớc tạo điều kiện giúp đỡ nông dân tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ thông qua tổ chức hội chợ, trong những ngày lễ hội cả trong và ngoài nƣớc.
Bốn là, chính sách đầu tư và thu hút vốn phát triển nông thôn. Các huyện, các cụm bản, các bản trong vùng phấn đấu thành lập quỹ phát triển nông thôn - xóa đói giảm nghèo, gọi tên là; “quỹ phát triển của bản”. Ban đầu có thể Nhà nƣớc cho phép địa phƣơng, cơ sở, áp dụng khoản thu nhập (dƣ thừa) hàng năm sau khi thực hiện nhiệm vụ nộp ngân sách trung ƣơng và đƣợc trung ƣơng giao lại. Đồng thời chính quyền địa phƣơng phải huy động sức lực của cải nhân dân cũng nhƣ các nhà kinh doanh tham gia, và tranh thủ các vôn đầu tƣ của nƣớc ngoài vào. Các ban ngành có liên quan phai nghiên cƣu và ban hành điều lệ sử dụng quản lý quỹ phát triển đó.
Đối vơi vốn đầu tƣ phát triển nông thôn của Nhà nƣớc hiện nay, do ngân sách còn hạn chế, không thể đáp ứng nhu cầu địa phƣơng, Chính phủ chỉ góp vốn cho các dự án xây dựng cơ sở cần thiết nằm trong khu trọng điểm đang khó khăn phức tạp nhất. Ngoài ra các vùng có điều kiện thuận lợi hơn thì chính quyền địa phƣơng, phải tự huy động các nguồn vốn và tổ chức quản lý sử dụng theo dõi một cách có hiệu quả.
Để thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc cần giao quyền cho từng đơn vị đầu tƣ một cách rõ ràng về khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên tạo chỗ, huy động nhân dân tham gia. Đồng thời Nhà nƣớc phải có chính sách khuyến khích cụ thể nhƣ miễn giảm thuế, đầu tƣ xây dựng cơ bản... đối với các doanh nghiệp đang thực hiện dự án phục vụ phát triển nông thôn trên địa bàn.
Năm là, chính sách tín dụng. Tín dụng là một bộ phận quan trọng trong công tác phát triển nông thôn, nâng cao mức sống nhân dân. Chính sách tín dụng là nhằm khiuyến khich và phát triển đầu tƣ. Do đó Nhà nƣớc có chính sách tín dụng với lãi xuất thấp hoặc một số trƣờng hợp không lãi, trong
trƣờng hợp cần thiết Nhà nƣớc phải bù lỗ cho lãi xuất của những hộ nghèo vay vốn để sản xuất và bù giá cho một số mặt hàng phục vụ sinh hoạt nhƣ: điện, nƣớc sạch, dầu lửa, giống vật nuôi cây trồng.
Sáu là, chính sách thuế. Thuế là một bộ phận quan trọng của việc hoạt động sản xuất và dịch vụ, nhất là khuyến khích sản xuất và dịch vụ trong các hộ nghèo, vùng khó khăn. Do đó muốn đầu tƣ khuyến khích cho các bản, các hộ nghèo thì Chính phủ phải có chính sách những ƣu đãu về thuế cho họ nhƣ: giảm thuế, miễn thuế, trong khoảng thời gian nhất định, tạo cơ hội để họ vƣơn lên thoát khỏi nghèo đói.
Bảy là, chính sách giá cả. Sản xuất hàng hóa gắn liền với quy luật giá cả, quy luật cầu cung, nhất là hàng hóa nông nghiệp mà sản xuất theo mùa vụ. Do đó để khuyến khích nông nghiệp tiếp tục sản xuất thƣờng xuyên và có khả năng thu nhập đáp ứng đƣợc nhu cầu mức sống, thì Nhà nƣớc phải có chính sách trợ giá, đồng thời quản lý giá một cách chặt chẽ, có hệ thống tổ chức thu mua để cung cấp và điều tiết thị trƣờng trong nƣớc.
Tám là, chính sách đối với bản và hộ đã thoát khỏi nghèo đói. Để chống sự tái nghèo của những hộ đã thoát khỏi tình trạng nghèo đói thì Nhà nƣớc phải có chính sách củng cố những kết quả đã đạt đƣợc, đồng thời có những chính sách và giải pháp thích hợp nhằm tiếp tục khuyến khích phát triển cho các bản đó đƣợc nâng cấp phát triển toàn diện, có tính vững bền ổn định và từng bƣớc đô thị hóa nông thôn.
Chín là, chính sách đất đai. Đất đai là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, Nhà nƣớc cần có chính sách và biện pháp đồng bộ trong việc quản lý, sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả. Đây là một vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với phát triển kinh tế, ổn định chính trị, phát triển xã hội cả trƣớc mắt và lâu dài. Đất đai vừa là tƣ liệu đầu vào của sản xuất, vừa là bộ phận hợp thành của môi trƣờng sống. Vì vậy Nhà nƣớc phải có chính sách giao đất, giao rừng cho hộ nông dân sử dụng ổn định, lâu dài, bền vững, gắn liền với bảo vệ môi
trƣờng. Chính sách ƣu tiên đối với đất khai hoang, đất nông nghiệp vùng trọng điểm xóa đói giảm nghèo, vùng tổ chức kinh tế mới của đồng bào mới di chuyển đến, vùng tái định cƣ theo quy hoạch của Nhà nƣớc.
Mười là, chính sách quy hoạch vùng trọng điểm làm mẫu để nhân lên diện rộng.
Việc quy hoạch vùng đất dân cƣ nông thôn là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc, là cơ sở cho các cấp lãnh đạo đề ra các chủ trƣơng, chính sách và đƣờng lối phát triển nông thôn ở cấp cơ sở. Nhà nƣớc cần có ngân sách cho lĩnh vực này. Trƣớc mắt cần có quy hoạch tổng thể, quy hoạch mẫu, ngân sách cho mô hình mẫu để làm tiền đề cho phát triển lên diện rộng một cách tự phát của từng đơn vị hành chính. Công việc này tập chung vào một số vấn đề sau:
- Trƣớc hết phải cải tạo và xây dựng mạng lƣới giao thông nông thôn, cụ thể là cần hình thành hệ thống đƣờng giao thông trong các làng xóm, mỗi làng với những tiêu chí cụ thể; có 2 - 3 đƣờng chính rộng 15 - 20 mét, khoảng cách 900 mét, đắp đất hoặc bê tông, đồng thời có đƣờng ngang từ đƣờng chính vào các bản rộng 10 - 15 mét bằng bê tông hay đắp đất, khoảng cách
200 mét.
- Nhà ở của các hộ gia đình phải sắp xếp quy hoạch dọc hai bên đƣờng, mỗi nhà xây tƣờng hoặc hàng rào có cổng và biển chỉ dẫn và tên bản. Nhà ở phải thiết kế xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế, thuận lợi trong sinh hoạt và nghỉ ngơi. Phấn đấu từng bƣớc xóa bỏ tìng trạng ăn, ở mất vệ sinh, không bảo đảm sức khỏe nhƣ: để chuồng vật nuôi dƣới nhà sàn, không có nhà vệ
sinh...
- Thực hiện dự án chống ngập lụt bằng cách xây đắp con đê trên 2 bờ, một số bản ven sông có thể di chuyển sang nơi đồi gò không bị ngập lụt, một số làng nằm quá xa tốn kém xây dựng đƣờng giao thông cũng nhƣ hệ thông thủy lợi, lƣới điện... thì phải di chuyển sang nơi thuận tiện cho sản xuất, đi lại, trƣờng học, dịch vụ y tế.
Mười một là, chính sách dân số. Dân số là nhân tố quan trọng trong