Điều kiện về xu thế hội nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 41 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.4. Điều kiện về xu thế hội nhập

Chúng ta có thể hiểu cơ bản về khái niệm hội nhập quốc tế là: Hội nhập quốc tế đƣợc hiểu nhƣ là quá trình các nƣớc tiến hành các hoạt động tăng cƣờng sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế.

Cách mạng khoa học kỹ thuật tác động vào nông - lâm - ngƣ nghiệp theo các hƣớng nhƣ: Thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa và hóa học hóa công nghệ sinh học nhằm thực hiện thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, tạo giống mới cho vật nuôi cây trồng, vừa tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất đem lại hiệu quả cao, cải thiện điều kiện lao động cho nông dân. Trong mối quan hệ sản xuất và chế biến, tiêu thụ nông sản, các hình thức đầu tƣ nƣớc ngoài vào nông nghiệp là một biện pháp quan trọng đƣa nông nghiệp phát triển, tiếp cận với thị trƣờng quốc tế. Hiện nay, xu thế hội nhập quốc tế đã và đang trở thành xu thế chung, cơ bản của tất cả các quốc gia trên thế giới. Không có bất cứ một nƣớc nào, địa phƣơng nào muốn phát triển mà lại thực thi chính sách đóng cửa, do đó, mở cửa hội nhập khu vực và quốc tế trở thành nhu cầu và là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Các địa phƣơng trong từng nƣớc cũng phải hết sức tranh thủ, kêu gọi đầu tƣ, hƣớng đến xuất khẩu hàng hóa, nông sản,… thu lại nguồn ngoại tệ về cho địa phƣơng mình. Thực tế chỉ ra rằng, ở đâu, địa phƣơng nào thu hút đƣợc đầu tƣ của nƣớc ngoài thì địa phƣơng đó có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đời sống ngƣời dân đƣợc nâng cao, vấn đề việc làm đƣợc giải quyết,… Chính vì vậy, nó cũng đặt ra vấn đề về quản lý nhà nƣớc đối với phát triển

nông thôn. Bởi cùng với những thuận lợi, kèm theo đó là những thách thức không hề nhỏ trong quản lý, làm sao đảm bảo hiệu quả công tác quản lý, đảm bảo giữ gìn đƣợc văn hóa truyển thống, tận dụng đƣợc lợi thế, góp phần phát triển địa phƣơng nhanh, ổn định và bền vững.

Tiểu kết chƣơng 1

Nhƣ vậy, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững ở các vùng nông thôn hiện nay vấn đề quan trọng nhất là sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan nhà nƣớc, sự quan tâm của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phƣơng. Công tác quản lý nhà nƣớc đƣợc chú trọng và quan tâm thì các vấn đề khác của nông thôn đƣợc đầu tƣ và phát triển toàn diện, nâng cao đƣợc mức sống của ngƣời dân, phát huy mọi nguồn lực trong phát triển nông thôn. Trong quá trình đó các chủ thể quản lý nhà nƣớc bằng các biện pháp, công cụ của mình tiến hành khắc phục khó khăn, phát huy thế mạnh của địa phƣơng tạo thành nguồn lực mới cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Qua việc tìm hiểu về vị trí, vai trò cũng nhƣ các đặc điểm, yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối với sự phát triển của nông thôn hiện nay, chúng ta có đƣợc cái nhìn tổng thể và toàn diện về nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở các nội dung quản lý nhà nƣớc chung nhất về nông nghiệp và phát triển nông thôn nhƣ vấn đề ban hành văn bản, chính sách về phát triển nông nghiệp, các vấn đề về quy hoạch khu dân cƣ, …. sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để đi vào tìm hiểu thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng, nƣớc CHDCND Lào ở chƣơng 2.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở TỈNH XIÊNG KHOẢNG, CỘNG HÒA DÂN CHỦ

NHÂN DÂN LÀO

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH XIÊNG KHOẢNG

Xiêng Khoảng (phiên âm tiếng Anh là Xieng Khuang) là một trong 18 tỉnh của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Xiêng Khoảng có diện tích 10,000 km2, độ cao bình quân là 1200m. Xiêng Khoảng tiếp giáp với tỉnh Nghệ An của Việt Nam về phí Đông, với tỉnh Viêng Chăn của Lào về phía Tây Nam. Xiêng Khoảng có những đỉnh núi cao nhất Lào, nhƣ Phu bia (2.820 m), Phu xao (2.690 m), Phu xamxum (2.620 m), Phu sane (2.218 m), Phu leb (1.761 m). Các sông Nậm Ngừm của Lào, sông Lam của Việt Nam bắt nguồn từ miền Bắc Xiêng Khoảng.

Xiêng Khoảng có di tích cánh đồng Chum nổi tiếng, trong thời kỳ chiến tranh, đây là tỉnh bị ném bom nặng nề nhất. Thời tiết Xiêng Khoảng có 2 mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô.

Xiêng Khoảng có 07 huyện và 01 thị xã: Phonsavan (còn có tên khác là Pek là tỉnh lỵ của Xiêng Khoảng), Kham, Nong Het, Khoune (còn có tên khác là Xiêng Khoảng), Morkmay, Phou Kout, Phaxay, Phathom.

Xiêng Khoảng có 542 bản, 40,283 hộ gia đình, với 250,144 ngƣời. Kinh tế chủ yếu của Xiêng Khoảng là trồng lúa và nuôi bò. Thu nhập cả tỉnh đạt 2,201,16 tỷ kíp/1năm, bình quân GDP đạt 1.328 đô la Mỹ/1 ngƣời/1 năm. Sản xuất thóc đạt 517,029,46 tấn/năm; sản xuất ngô đạt 454,097,93 tấn/năm; chăn nuôi trâu bò đạt 188,024 con, tăng lên 13%/năm. Tuy nhiên, nhìn chung Xiêng Khoảng vẫn là tỉnh nghèo, hộ gia đình nghèo chiếm 2,2%. Nộp ngân sách nhà nƣớc hàng năm đạt 433,28 tỷ kip/năm, trong khi tiêu ngân

sách nhà nƣớc là 1,841,54 tỷ kip/năm, nhà nƣớc bù khoảng 1,219,40 tỷ kip/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)