7. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Gắn việc phát triển nông thôn với các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế
độ phát triển kinh tế - xã hội. Nếu không sẽ dẫn đến, số hộ nghèo tăng, từ đó dẫn đến làng nghèo, huyện nghèo, tỉnh nghèo tăng theo. Do đó nhà nƣớc phải có chính sách về phát triển dân số, chính sách chăm sóc sức khỏe của nhân dân, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em, nâng cao mức sống.
Mười hai là, chính sách đối với cán bộ làm việc tại cơ sở.
Để tổ chức thực hiện chủ trƣơng chính sách, chƣơng trì nh dự án, yếu tố quyết định là ngƣời thực thi. Do đó có tính cấp thiết hiện nay là phải lựa chọn, bồi dƣỡng một đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm, có đạo đức cách mạng, có uy tín với xã hội, nhất là cán bộ, công chức làm việc trực tiếp với nhân dân. Nhà nƣớc phải có những chính sách thỏa đáng đối với những cán bộ, công chức xuống làm việc tại cơ sở nhƣ: chính sách về tiền lƣơng, các tiền phụ cấp, chính sách về chăm sóc sức khỏe, chính sách về chức vụ và tạo điều kiện khác nhƣ nhà cửa, đi lại, gia đình để họ yên tâm và ổn định công tác lâu dài.
3.2.3. Gắn việc phát triển nông thôn với các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội phát triển kinh tế - xã hội
Thực hiện lồng ghép chƣơng trình phát triển nông thôn, đòi hỏi phải tạo ra sự chỉ đạo nhất quán trong các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, nhất là trong các cơ quan chủ trì các dự án phải thực hiện lồng ghép các chƣơng trình. Việc thực hiện các chƣơng trình lồng ghép là nhằm khắc phục sự chồng chéo về mục đích và hoạt động giữa các chƣơng trình nhằm tập trung đƣợc các nguồn lực, đảm bảo sự chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất, tạo ra sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi chƣơng trình phát triển nông thôn.
Để thực hiện chủ trƣơng phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo, tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo phát triển nông thôn các cấp từ tỉnh đến huyện.
Ban chỉ đạo điều tra nắm số hộ, phân loại hộ, tìm nguyên nhân đói nghèo của từng cơ sở, từng gia đình trên cơ sở đó có biện pháp giúp đỡ. Nét nổi bật trong công tác phát triển nông thôn là có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành, các tổ chức đoàn thể đều vào cuộc. Tỉnh đã trích một phần ngân sách cùng với sự hỗ trợ của các ngành, các cơ quan, xí nghiệp, đã thành lập đƣợc quỹ phát triển nông thôn, quỹ phát triển cụm bản và xóa đói giảm nghèo.
Từng bƣớc thay đổi bộ mặt nông thôn, tỉnh Xiêng Khoảng đã và đang huy động, lồng ghép các nguồn lực để đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp. Việc huy động, lồng ghép sử dụng các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực về tài chính sẽ là yếu tố thúc đẩy tiến trình xây dựng và phát triển nông thôn ở tỉnh theo hƣớng hiện đại, phát huy thế mạnh của địa phƣơng và giữ gìn đƣợc những nét phong tục, tập quán tốt đẹp ở nơi đây. Năm 2015, tổng nguồn lực huy động thực hiện chƣơng trình xây dựng và phát triển nông thôn ở tỉnh đạt trên 1.250 tỷ kíp, trong đó vồn lồng ghép từ các chƣơng trình, dự án khác nhiều nhất đạt 550 tỷ kíp, chiếm gần 45% tổng nguồn lực; vốn ngân sách của tỉnh là 35,5 tỷ kíp; vốn tín dụng là 350 tỷ kíp, vốn doanh nghiệp là 40 tỷ kíp, vốn huy động nhân dân đóng góp là 130,5 tỷ kíp…. Toàn bộ nguồn vốn đƣợc tập trung đầu
tƣ xây dựng, hoàn thiện các công trình giao thông, điện, cơ sở vật chất văn hóa, hỗ trợ sản xuất,…
Tỉnh Xiêng Khoảng có điều kiện rất thuận lợi cho sản xuất lƣơng thực (lúa, ngô), cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, các loại rau, kể cả rau cao cấp; phát triển lợn lai kinh tế, chăn nuôi các loại gia cầm, chú trọng gà công nghiệp quy mô nhỏ và vừa, nuôi cá. Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây lƣơng thực. Do tình trạng bị lũ lụt thƣờng xảy ra nên cần phải chuyển dịch cơ cấu cây, con theo mùa vụ. Ngoài việc sử dụng giống lúa nếp mới có năng xuất cao và thời gian sinh trƣởng ngắn, chống chịu sâu bệnh tốt thich hợp với vùng ngập và thúc đẩy năng suất sản lƣợng lƣơng thực tăng nhanh.
Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ cho ngƣời nghèo, hộ nghèo, bản nghèo. Đó là các chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, chính sách an sinh xã hội, miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, trợ giúp ngƣời nghèo về nhà ở, công cụ lao động và đất sản xuất cũng đƣợc thực hiện có hiệu quả. Các dự án hỗ trợ trực tiếp xóa đói giảm nghèo (XĐGN), gồm: Nhóm các dự án XĐGN chung (Dự án tín dụng cho hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh; dự án khuyến nông - lâm - ngƣ; dự án xây dựng mô hình XĐGN ở các vùng đặc thù vùng cao, biên giới,…) và nhóm các dự án XĐGN cho các bản nghèo không thuộc chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu các bản nghèo: thủy lợi nhỏ, trƣờng học, trạm y tế, đƣờng dân sinh, điện, nƣớc sinh hoạt, chợ; dự án hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề các xã nghèo; dự án đào tạo bồi dƣỡng cán bộ làm công tác XĐGN; cán bộ thực hiện phát triển nông thôn, dự án ổn định di dân và xây dựng kinh tế mới định canh định cƣ.