Hoạt động quản lý nhà nƣớc về phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 46 - 54)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Hoạt động quản lý nhà nƣớc về phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng

Xiêng Khoảng

2.2.2.1. Về ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước về phát triển nông thôn

Văn bản quy phạm pháp luật là công cụ quan trọng để quản lý nhà nƣớc. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nƣớc Lào luôn xác định xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những ƣu tiên hàng đầu và có những nỗ lực nhằm đổi mới, nâng cao chất lƣợng soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong bối cảnh đó, hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phƣơng các cấp đƣợc chú trọng, đề cao. Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đều cần có các quy phạm pháp luật để quản lý, trong lĩnh vực phát triển nông thôn cũng vậy. Hiện nay, để đảm bảo phát triển nông thôn bền vững và hiệu quả, Đảng và Nhà nƣớc Lào luôn quan tâm, chú trọng xây dựng hệ thống pháp luật, các chính sách ban hành nhằm điều chỉnh và quản lý hiệu quả lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, một lĩnh vực quan trọng trong sự nghiệp phát triển chung của cả nƣớc và của tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng.

Nghị quyết đại hội VIII của trung ƣơng Đảng Nhân dân cách mạng Lào và các văn bản hƣớng dẫn tổ chức thực hiện 11 hoạch định và 111 dự án của Đại hội Đảng đề ra. Trong đó có hoạch định thứ 6 nói về công tác xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn bao gồm có 7 dự án lớn do chính quyền các cấp trình lên.

Trên cơ sở đó, Nhà nƣớc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, ban hành các chính sách phát triển để cụ thể hóa chủ trƣơng trên. Một số văn bản của Nhà nƣớc nhƣ:

Trên cơ sở nghị quyết của Quốc hội về vấn đề công tác phát triển nông thôn, Chính phủ và Thủ tƣớng Chính phủ ban hành nghị định, quyết định riêng đối với chƣơng trình và phát triển nông thôn. Đó là Nghị quyết số

064/HĐBT của Hội đồng Bộ trƣởng ký 18/6/2005 về cách thức, phƣơng pháp và biện pháp tổ chức thực hiện chƣơng trình xóa đói giảm nghèo trong các năm tới (2005-2010).

Quyết định số 014/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 16/6/2006 về Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giải quyết và tạo việc làm cho dân tộc thiểu số ở các vùng khó khăn giai đoạn từ 2006 - 2010.

Quyết định số 116/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 15/12/2006 về Phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về phát triển nông thôn giai đoạn 2006 - 2015.

Quyết định số 128/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 17/01/2007 về việc thành lập Ban chủ nhiệm chƣơng trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo.

Quyết định 129/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 17/07/2007 về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban chủ nhiệm chƣơng trình mục tiêu quốc gia đối với công tác phat triển nông thôn.

Quyết định số 138/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 15/03/2007 về tăng cƣờng lực lƣợng cán bộ, công chức chuyên môn xuống giúp các tỉnh, các vùng thực hiện công tác phát triển nông thôn và quản lý các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn của Chính phủ và tổ chức phi chính phủ.

Ngoài ra, tỉnh Xiêng Khoảng cũng đề ra những văn bản, chính sách riêng để cụ thể hóa các văn ban, chính sách của Nhà nƣớc, ứng với tình hình thực tiễn tại địa phƣơng nhƣ:

Nghị quyết số 137/NQ-BTV ngày 25/10/2010 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Xiêng Khoảng về xây dựng văn bản và cụm bản phát triển liên kết với công tác xóa đói, giảm nghèo và phát triển bền vững ở nông thôn.

Nghị quyết số 115/NQ-TU ngày 21/4/2007 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Xiêng Khoảng về việc sát nhập bản nhỏ thành bản lớn và tạo đà cho phát triển các vùng khó khăn ở miền núi.

Chỉ thị số 08/CT-TU ngày 15/02/2008 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Xiêng Khoảng về việc triển khai thực hiện các dự án phát triển nông thôn.

Quyết định số 125/QĐ-UB ngày 25/5/2008 của UBND tỉnh Xiêng Khoảng về việc thành lập Ban chỉ đạo phát triển nông thôn….

Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, của các cấp chính quyền đối với công tác phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh trong thời gian qua là rất đáng kể. Phát triển nông thôn để xóa đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội cơ bản, đƣợc Đảng và Nhà nƣớc CHDCND Lào đặc biệt quan tâm. Thời gian qua, Ban thƣờng vụ tỉnh Ủy tỉnh Xiêng Khoảng đã cụ thể hóa những quan điểm và chủ trƣơng trên bằng những chính sách, cơ chế, chƣơng trình dự án và kế hoạch hàng năm nhằm tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn; xây dựng các công trình thủy lợi để phục vụ sản xuất và đời sống; hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cấy trồng, vật nuôi, đảm bảo an ninh lƣơng thực. Chỉ thị số 01/TTg ngày 11/3/2000 của Thủ tƣớng Chính phủ nƣớc CHDCND Lào về “Xây dựng tỉnh làm đơn vị chiến lƣợc, huyện làm đơn vị kế hoạch và xây dựng ngân sách, bản làm cơ sở tổ chức thực hiện” thực chất của nội dung trên là một bƣớc quan trọng trong cải cách cơ chế quản lý nhà nƣớc đối với kế hoạch - ngân sách quốc gia Lào nói chung và ngân sách của tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng

2.2.2.2. Về quản lý các thành phần kinh tế ở nông thôn

Phát triển kinh tế nhiều thành phần, giao ruộng đất ổn định cho nông dân, tạo đầy đủ những điều kiện sản xuất để các hộ nông dân trở thành những đơn vị kinh tế tự chủ, chuyển sang nền kinh tế sản xuất hàng háo, tạo điều kiện về đất đại, tài chính, tín dụng, ngân hàng, phổ cập kiến thức và kinh nghiệm làm ăn cho ngƣời dân,…

Trƣớc hết, đối với kinh tế nhà nƣớc, Nhà nƣớc đã có những chủ trƣơng cải cách khu vực kinh tế nhà nƣớc theo hƣớng nâng cao hiệu quả của khu vực

này. Chính phủ đã có chƣơng trình cải cách hành chính đối với các cơ quan Chính phủ và cải cách hệ thống ngân hàng.

Đối với thành phần kinh tế tập thể, khu vực kinh tế này vẫn chƣa tìm đƣợc một mô hình hoạt động hiệu quả và hấp dẫn sự tham gia của các thành viên trong xã hội. Số lƣợng các hợp tác xã mới thành lập hiện nay không nhiều. Vì vậy, để có thể đạt đƣợc mục tiêu đặt ra (cùng với kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò nền tảng trong nền kinh tế) khu vực hợp tác xã còn phải tiếp tục có những bƣớc tìm tòi và chuyển đổi mạnh mẽ. Tƣơng lai của khu vực kinh tế tập thể phụ thuộc vào sự thay đổi mô hình tổ chức và quản lý hợp tác xã.

Khu vực kinh tế cá thể mặc dù hiện nay rất phổ biến trong nền kinh tế, nhƣng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là trên qui mô toàn cầu thì khu vực này khó có thể cạnh tranh đƣợc với các công ty lớn và sẽ phải có những bƣớc phát triển mới. Về bản chất, đây là khu vực kinh tế sở hữu tƣ nhân có quy mô nhỏ. Cần đƣợc chú ý tạo điều kiện phát triển trong thời gian tới, để tăng sức cạnh tranh, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh và của cả nƣớc, nhất là trong điều kiện phát triển nông thôn trong gia đoạn hiện nay.

Trong thời gian tới, các thành phần kinh tế có thể cạnh tranh và hợp tác cùng phát triển, bổ sung lẫn nhau, tạo thành mạng liên kết sản xuất, tận dụng kinh tế theo quy mô và tăng hiệu quả của cả nền kinh tế. Nếu kinh tế nhà nƣớc đảm nhận những ngành chủ chốt, cạnh tranh với các tập đoàn lớn trên thế giới, thì kinh tế tiểu chủ cá thể đảm nhiệm những hoạt động kinh tế phụ vụ cho các nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và những thị trƣờng ngách. Nếu kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tập trung vào những ngành hiện đại, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là những khu vực thành thị và nơi có cơ sở hạ tầng tốt và thuận lợi thì khu vực kinh tế tƣ nhân và tập thể có thể phát huy khả năng trong những khu vực nông nghiệp nông thôn và những vùng miền núi khó khăn. Nhƣ vậy, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là chủ trƣơng đúng đắn và phù hợp với quy luật và xu hƣớng phát triển hiện nay.

Các thành phần kinh tế đều có những vai trò nhất định với những ƣu thế riêng, tạo dựng nên một nền kinh tế có sức mạnh tổng hợp góp phần phát triển kinh tế, xã hội của cả nƣớc.

2.2.2.3. Quản lý quy hoạch, xây dựng các điểm dân cư nông thôn

Cần thống nhất chung về quy hoạch các điểm dân cƣ nông thôn, trƣớc hết phải nắm vững Nghị quyết Trung ƣơng Đảng Nhân dân cách mạng Lào về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, làm tốt các công tác tuyên truyền để mọi ngƣời dân hiểu chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc quyết tâm thực hiện theo phƣơng châm Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm. Quy hoạch điểm dân cƣ nông thôn phải bảo đảm giữ đƣợc những nét xây dựng cơ bản của địa phƣơng hiện nay, trên cơ sở tôn trọng lịch sử văn hoá và truyền thống của địa phƣơng, hƣớng tới xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại và bền vững.

Quy hoạch điểm dân cƣ nông thôn phải phù hợp với đặc thù vùng, miền, phù hợp với quy hoạch của các huyện thị, bảo đảm sinh hoạt, đời sống nhân dân thuận lợi. Quy hoạch điểm dân cƣ nông thôn phải bảo đảm tính dân chủ và công khai để mọi ngƣời dân trên phạm vi quy hoạch biết và tham gia ý kiến để quy hoạch xây dựng hợp lý hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Việc thực hiện dân chủ công khai quy hoạch phải bảo đảm dân chủ thực sự, tránh hình thức áp đặt vì không ai hiểu địa bàn bằng ngƣời dân cƣ trú trên mảnh đất của địa phƣơng.

Chỉ có làm tốt những vấn đề nêu trên thì mới tạo đƣợc sự đồng tình ủng hộ đóng góp của nhân dân bảo đảm cho quy hoạch có tính khả thi và thực hiện đúng tiến độ. Tăng cƣờng quản lý quy hoạch và xây dựng các điểm dân cƣ nông thôn là hƣớng đến một mô hình nông thôn mới, có diện mạo hoàn toàn mới so với khu vực nông thôn hiện nay.

Đối với điểm dân cƣ nông thôn hiện nay khi quy hoạch mới phải đặc biệt quan tâm đến việc phân khu chức năng gồm khu trung tâm hành chính, khu văn hoá xã hội, khu kinh tế bao gồm cả tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi

tập trung và dịch vụ thƣơng mại, khu vui chơi giải trí và khu dân cƣ. Tỉnh yêu cầu, mỗi khu phải dựa trên các công trình đã có, nên mở rộng và giữ lại những cơ sở văn hoá truyền thống của địa phƣơng.

Khu trung tâm hành chính: Bao gồm trụ sở UBND, Đảng uỷ huyện, nhà văn hoá bản, trụ sở các hợp tác xã đƣợc xây mới và sửa sang khang trang, đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất.

Khu văn hoá xã hội: Bao gồm các trƣờng phổ thông trung học, phổ thông cơ sở, trƣờng tiểu học, trƣờng lớp mẫu giáo, trạm y tế, nơi vui chơi giải trí nhƣ sân vận động hoặc có điều kiện là công viên nhỏ.

Khu kinh tế bao gồm: Các cơ sở dịch vụ thƣơng mại, chợ, khu chăn nuôi tập trung, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Những địa phƣơng có nghề truyền thống thì nên quy hoạch thành khu sản xuất có thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải, rác thải.

Khu dân cư mới: Giải quyếtcho những hộ phảidi chuyển để giải phóng mặt bằng và những hộ mới phát triển, quy hoạch và thiết kế phải phù hợp với điều kiện nông nghiệp, nông thôn và sinh hoạt, sản xuất của nông dân.

Quy hoạch điểm dân cƣ nông thôn phải đặc biệt quan tâm đến hệ thống xử lý nƣớc thải, khu vực chôn lấp xử lý rác thải, nghĩa trang, hệ thống cây xanh, hệ thống thuỷ lợi, một số nơi đặc thù thì phải quan tâm đến việc bố trí nhà chùa, nhà thờ bảo đảm cho sinh hoạt và phục vụ đời sống nhân dân.

2.2.2.4. Quản lý xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và hạ tầng - xã hội nông thôn

Cơ sở hạ tầng nông thôn là một bộ phận của tổng thể cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân. Đó là những hệ thống thiết bị và công trình vật chất - kỹ thuật đƣợc tạo lập, phân bổ, phát triển trong các vùng nông thôn và trong các hệ thống sản xuất nông nghiệp, tạo thành cơ sở, điều kiện chung cho phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực này và trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó thì các nội dung về quản lý nhà nƣớc trong xây dựng

kết cấu hạ tầng nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng trong thời gian qua thực hiện khá tốt, đáp ứng yêu cầu của công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể nhƣ:

Giao thông vận tải: Hệ thống giao thông trong toàn tỉnh hiện nay đã đƣợc cải thiện rất nhiều, đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, các trục đƣờng chính, đƣờng quốc lộ, đƣờng nhánh đƣợc đầu tƣ nâng cấp, làm mới kéo dài từ thành thị tới các vùng nông thôn. Điều đó đã làm cho sản xuất hàng hóa đƣợc lƣu thông, dân cƣ đi lại trong tỉnh đƣợc thuận lợi rất nhiều.

Tuy vậy đƣờng giao thông còn có nơi chắp vá, do vậy trong quá trình xây dựng, tỉnh đã thiết kế lại và chú ý bảo đảm giao thông nội bộ và giao thông liên huyện, liên vùng thuận lợi. Đƣờng nội bộ có mặt cắt trung bình khoảng 6 - 8 m, đƣờng liên thôn, liên xã, liên bản tuỳ theo điều kiện quy mô có thể từ 10 - 15m; có thể láng bê tông hoặc nhựa, giao thông phải đƣợc gắn với hệ thống thoát nƣớc.

Hệ thống cấp điện, cấp thoát nước: Đây là hai yếu tố quan trọng phục vụ cho ngƣời dân sinh hoạt. Tuỳ theo số hộ dân để thiết kế trạm cấp điện, về cấp nƣớc sinh hoạt (bản, cụm bản), nên có một trạm cấp thoát nƣớc, hệ thống thoát nƣớc nƣớc phải đƣợc nối liền với hệ thống thoát nƣớc của liên bản, liên vùng. Thực hiện yêu cầu này, các cấp, các ngành trong tỉnh thời gian qua đã chủ động tiến hành và cơ bản đã đảm bảo đƣợc cho nhân dân về cấp điện, nƣớc cho sinh hoạt, sản xuất.

Nhà nƣớc đã tăng cƣờng xây dựng mạng lƣới điện cho nhân dân, toàn tỉnh có 579 bản có mạng lƣới điện, chiếm 83% so với năm trƣớc, đạt 85% so với kế hoạch. Công tác lắp đặt điện cho 79.860 hộ gia đình, chiếm 80%. Nguồn điện đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của nhân dân không chỉ trong sản xuất mà còn trong sinh hoạt hàng ngày. Điện góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao dân trí, tuyên truyên, giáo dục, phổ biến khoa học kỹ thuật đến nhân dân,…

Nƣớc sinh hoạt và vệ sinh môi trƣờng nông thôn: Đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, các hộ gia đình ở nông thôn, một bộ phận đã có nƣớc sạch để dùng, còn lại các làng, bản xa vẫn dùng nƣớc suối, hoặc nƣớc giếng, … do đó vệ sinh chƣa đƣợc đảm bảo, dịch bệnh vẫn tồn tại,…

Nhƣ vậy, nội dung của việc đảm bảo cơ sở hạ tầng trong nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng trong thời gian qua đã đƣợc tiến hành quy củ và theo đúng chủ trƣơng, chính sách phát triển nông thôn, nông nghiệp của tỉnh và Nhà nƣớc, mang lại diện mạo mới cho sự phát triển nông thôn trong tỉnh, đời sống của nhân dân không ngừng đƣợc nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần.

2.2.2.5. Về quản lý tín dụng đầu tư phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)