5. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết và nguyên nhân
* Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, công tác quản lý thu – chi NS phƣờng Hạ Lý vẫn còn một số tồn tại hạn chế nhƣ hoạt động quyản lý thu NS chƣa đƣợc khai thác triệt để hết tiềm năng sẵn có, còn buông lỏng quản lý một số khoản thu đƣơc giao gây lãng phí, làm ảnh hƣởng đến tình hình chấp hành dự toán thu - chi ngân sách.
- Thứ nhất: Hạn chế trong công tác lập dự toán NSNN: Một số chỉ tiêu chƣa sát với thực tế do lập dự toán chậm không đảm bảo thời gian tổng hợp nên việc lập dự toán chủ yếu do cơ quan tài chính cấp quận làm. Điều đó làm cho dự toán NS khi giao cho từng địa phƣơng có những bất cập, không sát với tình hình thực tế, đây là nguyên nhân gây ra những tình trạng điều chỉnh, bổ sung dự toán trong quá trình chấp hành ngân sách.
Thành phố tính toán và ấn định mức thu thu và giao dự toán cho quận và từ quận lại đƣợc giao tiếp cho các đơn vị và địa phƣơng trực thuộc. Việc thảo luận dự toán ngân sách chỉ đƣợc thực hiện vào đầu năm của thời kỳ ổn định ngân sách, các năm tiếp theo giao thu ngân sách trên cơ sở số thực hiện của năm ngân sách và tính tăng thu từ 10-15% dự toán của năm sau so với số thực hiện. Chi ngân sách theo theo định mức xây dựng ổn định 05 năm theo năm đầu. Các năm tiếp theo tính tăng do một số nhiệm vụ phát sinh nhƣ chế độ cải cách tiền lƣơng, chi chính sách an sinh xã hội, chƣơng trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới và một số chế độ chính sách thay đổi.
- Thứ hai: hạn chế trong chấp hành NSNN:
+ Về thu NS: Chính sách chƣa bao quát hết, chƣa khai thác hết nguồn thu, dẫn đến tình trạng chƣa phát huy hết khă năng thu NSĐP. Những quy định về thu phí, lệ phí và các khoản thu huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân vẫn chƣa đƣợc rõ ràng dẫn tới khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện tại địa phƣơng. Số thu của NS phƣờng mặc dù qua các năm đều tăng nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu chi thƣờng xuyên của địa phƣơng vẫn phải trợ cấp từ NS cấp trên.
Công tác quản lý thu còn hạn chế, công tác thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm về thuế chƣa đƣợc đẩy mạng dẫn đến tình trạng thất thu thuế từ khu vực công thƣơng nghiệp và dịch vụ quốc doanh còn rất lớn do các hộ kinh doanh chƣa thực hiện mở sổ kế toán đầy đủ theo quy định, thực hiện sai chế độ ghi hóa đơn bán hàng, kê khai doanh thu thuế chƣa đầy đủ,
+ Về chi NS: Chi ngân sách trên địa bàn phƣờng về cơ bản chƣa đáp ứng đƣợc nhiệm vụ chi phát triển kinh tế - xã hội, định mức chi thƣờng xuyên cho lĩnh vực quản lý nhà nƣớc, công tác vệ sinh môi trƣờng, lĩnh vực quốc phòng an ninh còn thấp, chi lƣơng hợp đồng còn lớn dẫn đến tình trạng mất cân đối nhiệm vụ chi của các đơn vị. Công tác xã hội hóa còn chậm, huiệu quả chƣa cao, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế văn hóa, TDTT, một số khoản thu xã hội hóa của các trƣờng còn nhiều bất cập gây bức xúc trong nhân dân.
Nguồn đối ứng cho các công trình của tôt dân phố gặp khó khăn vì nguồn thu thấp dẫn đến tình trạng nợ XDCB còn lớn, cơ cấu đầu tƣ XDCB chƣa hợp lý, dàn trải, chƣa thực sự căn cứ trên nguồn lực của địa phƣơng. Các quy định trong đầu tƣ XDCB từ khâu thẩm định, phê duyệt dự án, đấu thầu… còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ làm công tác giám sát của phƣờng không có chuyên môn về lĩnh vực xây dựng, gây lãng phí và thất thoát tiền của NSĐP. Công tác huy động đóng góp của nhân dân trong các công trình thực hiện theo phƣơng châm nhà nƣớc nhân dân cùng làm chƣa tốt dẫn đến kéo dài thời gian thi công, gây khó khăn trong công tác thanh quyết toán vốn đầu tƣ cho nhà thầu.
Trong công tác chi thƣờng xuyên, chƣa nghiêm túc thực hiện các chế độ tiêu chuẩn hội nghị tiếp khách, hội họp, vẫn còn tình trạng hình thức, lãng phí. Nhiều nội dung chi thƣờng xuyên chƣa thực hiện đúng chế độ chứng từ hóa đơn, mua hàng hóa có giá trị lớn không có hóa đơn thuế nhƣng vẫn thanh quyết toán.
Công tác quản lý tài sản công còn nhiều hạn chế, không chặt chẽ nhƣ theo dõi hồ sơ, danh mục tài sản cơ quan không liên tục, khâu kiểm kê, đánh giá lại tài sản chƣa đƣợc thực hiện đúng quy định, chƣa theo dõi và tổng hợp đầy đủ tình hình tài sản của các bộ phận, việc mua sắm tài sản còn tùy tiện, mua sắm vƣợt mức quy định của Bộ Tài chính vẫn xảy ra.
- Thứ ba, hạn chế trong quyết toán ngân sách nhà nước:
Đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính – kế toán của phƣờng năng lực chuyên môn chƣa cao, do hạn chế trong kỹ năng xử lý các phần mềm, trình độ CNTT còn hạn chế vẫn còn tuy duy theo tính kế thừa hồ sơ của ngƣời khác để lại chƣa tập trung nghiên cứu các quy định hƣớng dẫn cụ thể của các văn bản. Căn cứ Nghị định số 150/2013/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 158/2007/NĐ-CP trong đó có chức danh kế toán quy định là 5 năm luân chuyển 1 lần cũng gây ảnh hƣởng đến công tác, giảm tính liên tục nắm vững cơ sở, giảm hiệu quả trong công tác quản lý, thanh quyết toán hàng năm của phƣờng. Một số đơn vị dự toán lập báo cáo quyết toán còn chậm, nội dung quyết toán một số mục thu – chi không đúng mục lục ngân sách. Việc chấp hành chƣa nghiêm Luật Kế toán, Luật NSNN và các quy định, chế độ tài chính hiện hành cũng là một yếu tố hạn chế.
Công tác thẩm tra, xét duyệt quyết toán vẫn mang tính hình thức, nhiều khi chỉ là thủ tục, hợp thức hóa số liệu thu chi NSNN cho các đơn vị sử dụng ngân sách .
* Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan:
Nguồn thu đƣợc từ điều tiết ngân sách còn hạn chế, trong khi nhu cầu chi cho việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phƣơng lại lớn dẫn đến khó khăn trong cân đối ngân sách. Chỉ tiêu thu của ngân sách cấp dƣới phải phù hợp
với ngân sách cấp trên theo từng lĩnh vực và khi đƣợc tổng hợp chung phải đảm bảo chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trƣớc theo một tỷ lệ đã đƣợc ấn định, không đƣợc bố trí các khoản tăng, giảm các khoản chi trái với định đƣợc giao. Vì những nguyên nhân khách quan này đã không khuyến khích địa phƣơng ban hành các chính sách, chế độ nhằm thực hiện tốt dự toán.
Luật thực hành tiết kiệm chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi và áp dụng thực tế, có nơi có lúc chƣa đi vào chiều sâu, còn mang tính hình thức.
- Nguyên nhân chủ quan:
Sự phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý NS tại địa phƣơng và giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý NS các cấp chƣa đồng bộ, chƣa có hiệu quả. Duy nhất phòng Tài chính – Kế hoạch quận là đơn vị trực thuộc sự quản lý toàn diện của các cấp chính quyền, còn tất các đơn vị còn lại (Thuế, Kho bạc, Thanh tra tài chính, kiểm toán nhà nƣớc) là các đơn vị ngành dọc trực thuộc cơ quan Trung ƣơng tại địa phƣơng quản lý về nghiệp vụ, tổ chức biên chế. Vì những nguyên nhân đó dẫn tới khó khăn trong việc tạo ra sự phối hợp, đồng bộ trong thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý ngân sách tại địa phƣơng giữa các cấp chính quyền với các đơn vị thuộc bộ máy tài chính địa phƣơng do Trung ƣơng quản lý.
Đội ngũ công chức làm công tác ngân sách ở phƣờng chƣa đƣợc đào tạo bồi dƣỡng định kỳ, chƣa tổ chức đúc rút kinh nhgiệm trong công tác chuyên môn.