Tóm tắt chƣơng 2

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, Hải Phòng (Trang 42)

5. Kết cấu của luận văn

2.4 Tóm tắt chƣơng 2

Qua đánh giá thực trạng công tác thu – chi ngân sách phƣờng Hạ Lý, quận Hồng Bàng từ năm 2015-2020 có thể thấy: Để khai thác những tác động tích cực, khắc phục những điểm yếu, hạn chế, những tiêu cực trong thu – chi NS đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ và bài bản hơn nữa giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc từ cấp thành phố, quận đến phƣờng.

Qua nghiên cứu công tác quản lý thu – chi NS giúp phƣờng thực hiện tốt chức năng của mình, nhất là việc xác định các nội dung trong đầu tƣ xây dựng

cơ bản, cân đối nguồn thu – chi, phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời thẳng thắn nhìn nhận nguyên nhân khách quan và chủ quan về yếu kém trong công tác thu – chi NS, làm cơ sở xây dựng các giải pháp có tính thực thi trong thu thuế, thu ngoài thuế, quản lý các nguồn chi, nhất là chi đầu tƣ phát triển và chi thƣờng xuyên.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU – CHI NSNN TẠI PHƢỜNG HẠ LÝ, QUẬN HỒNG BÀNG 3.1. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội và công tác quản lý thu – chi NSNN tại phƣờng Hạ Lý, quận Hồng Bàng thời gian tiếp theo.

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội.

Tình hình trong nƣớc và quốc tế những năm tiếp theo diễn biến phức tạp với diễ biến khó lƣờng từ đại dịch Covid 19. Tuy nhiên, với những biện pháp tích cực, chúng ta bƣớc đầu hạn chế đƣợc sự bùng phát của đại dịch Covid 19 tạo những nhân tố và điều kiện mới cho sự phát triển đồng bộ các lĩnh vực kinh tế xã hội.

Dƣới sự tác động chung của dịch bệnh, và tình hình kinh tế chính trị trong nƣớc và quốc tế, phƣờng Hạ Lý có những thuận lợi cơ bản xong cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Quá trình hợp tác phát triển tạo ra sự cạnh tranh không nhỏ trong việc thu hút các nguồn lực trong cả nƣớc và ngoài nƣớc.

Quy mô sản xuất nhỏ bé, phân tác chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp, chất lƣợng hàng hóa chƣa cao, chi phí sản xuất tốn kém, sản phẩm chƣa có tính cạnh tranh. Giá trị sản xuất trong nông lâm thủy sản thấp, chƣa tận dụng đƣợc hết các tiềm năng lợi thế về đất đai, thị trƣờng.

Tại Đại hội Đảng bộ phƣờng Hạ Lý lần thứ XII nhiệm kỳ 2020-2025 xác định:

- Về mục tiêu tổng quát: Phát huy tiềm năng, lợi thế của các dự án phát triển đô thị đƣợc triển khai trên địa bàn phƣờng, phát huy moiọ nguồn lực để phát triển bứt phá về đô thị và kinh tế thƣơng mại, dịch vụ, thực hiện tốt an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chết và tinh thần cho nhân dân, an ninh chính trị an toàn xã hội đƣợc đảm bảo, hệ thống chính trị vững mạng, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng phƣờng Hạ Lý trở thành đô thị xanh văn minh, hiện đại.

(1). Hoàn thành và phấn đấu vƣợt chỉ tiêu quận giao về tổng thu ngân sách và thu thuế ngoài quốc doanh hàng năm từ 5% trở lên.

(2). Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 100% kế hoạch cấp trên giao, 100% các hộ dân đủ điều kiện đƣợc cấp phép xây dựng.

(3). Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị đƣợc thu gom, xử lý đạt 100% Phấn đấu tuyến đƣờng Bạch Đằng, Thế Lữ đạt tiêu chí tuyến đƣờng kiểu mẫu.

(4). 100% các dự án hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng đúng và vƣợt tiến độ cấp trên giao.

(5). Hoàn thành các chỉ tiêu tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm.

(6). Phấn đấu 90% tổ dân phố đạt “Tổ dân phố văn hóa”, giữ vững 95% trở lên hộ gia đình đạt “ Gia đình văn hóa”

(7). Giữ vững phƣờng không còn hộ nghèo.

(8). Phấn đấu trên các trƣờng trên địa bàn đạt vị trí tốp đầu ở mỗi cấp học, điểm trung bình các vbài thi vào lớp 10THPT đứng thứ 3 toàn quận.

(9). Tỷ lệ dân số tham gia Bảo hiểm xã hội đạ 98% trở lên.

3.1.2. Định hướng quản lý NSNN cấp phường.

Để thực hiện các mục tiêu cơ bản mà Đại hội Đảng bộ phƣờng Hạ Lý lần thứ thứ XII nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra, thúc đẩy kinh tế phƣờng Hạ Lý tăng trƣởng, công tác quản lý NSNN trên địa bàn phƣờng Hạ Lý cần thiết phải xây dựng hoàn thiện theo định hƣớng sau:

- Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu – chi ngân sách trên địa bàn phƣờng phải phù hợp với các quy định của Hiến pháp, Luật NSNN, các chính sách, chế độ quản lý NSNN và phải gắn với tổng thể cơ chế quản lý kinh tế.

- Phân cấp quản lý NSNN cần tiến hành đồng bộ, gắn với phân cấp quản lý hành chính về kinh tế xã hội, gắn với sự phân chia quyền lợi. Đảm bảo tính tập trung thống nhất, phân định rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSNN cấp phƣờng để tăng cƣờng tính chủ động của NSĐP, xác định rõ nhiệm vụ trọng yếu

nhƣ nâng cao tỷ trọng chi đầu tƣ phát triển trong tổng chi NSNN, tập trung cho đầu tƣ cơ sở hạ tầng giao thông, trƣờng học, trạm y tế. Phát huy cao độ tính tự chủ, năng động, sức sáng tạo của chính quyền địa phƣơng và tổ dân phố.

- Công tác quản lý thu – chi NS đổi mới theo hƣớng thu NSNN trong sự bền vững, không làm suy yếu nguồn thu chính, đồng thời bồi dƣỡng và mở rộng các khoản thu lâu dài. Công tác quản lý thuế phải tạo môi trƣờng thuận lợi khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, hạn chế tối đa tình trạng thất thu, trốn thuế, thực hiện thu đúng, thu đủ mọi nguồn thu vào NSĐP.

Chấp hành tốt luật NSNN; thực hiện tốt Luật tiết kiệm chống lãng phí và Luật phòng chống tham nhũng; tăng cƣờng kiểm tra kiểm soát, thực hiện các khoản chi NS theo đúng chế độ, định mức theo quy định của luật của Nhà nƣớc; từng bƣớc tăng nguồn thu để một số ban ngành đoàn thể và tổ dân phố tự cân đối Ngân sách.

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu – chi ngân sách Nhà nƣớc tại phƣờng Hạ Lý phƣờng Hạ Lý

3.2.1. Giải pháp 1: Hoàn thiện công tác thu ngân sách

- Hoàn thiện cơ chế chính sách các khoản thu ngân sách địa phương:

Trong điều kiện Luật quản lý thuế đã đƣợc ban hành và đƣợc triển khai

thực hiện, áp dụng cơ chế ngƣời nộp thuế tự kê khai, tự nộp thuế đƣợc áp dụng rộng rãi với tất cả các đối tƣợng, các cơ quan quản lý thu Thuế cần phải tạo đƣợc sự thuận lợi, tiện dụng, dễ sử dụng và tính tự giác cho các đối tƣợng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nƣớc nhƣng cùng với đó cơ quan Thuế cần phải tăng cƣờng việc kiểm tra, giám sát việc tuân thủ và chấp hành pháp luật trong mọi lĩnh vực và mọi đối tƣợng chịu thuế.

Cơ quan Thuế cần bố trí cán bộ thực hiện kiểm tra các loại hồ sơ khai thuế ngay tại cơ quan thuế nhằm kiểm soát việc kê khai của ngƣời nộp thuế nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế nhằm vừa chống thất thu thuế và vừa là biện pháp nhắc nhở vừa tuyên truyền, vừa để hỗ trợ ngƣời nộp thuế nâng cao trách nhiệm của mình trong việc tự kê khai việc

nộp thuế. Công tác thanh tra thuế phải dựa trên cơ sở thu thập thông tin và phân tích các thông tin, cũng đánh giá mức độ trung thực và xác định rủi ro, phân loại doanh nghiệp để quyết định việc thanh tra thuế đối với từng trƣờng hợp có vi phạm pháp luật thuế hoặc có rủi ro về thuế.

Thực hiện thu đúng, thu đủ các khoản thu và định mức chi tiêu theo quy định, tập trung đẩy mạnh chống thất thu thuế, tìm các khoản thu mới, quản lý chặt chẽ, khai thác tốt các nguồn thu hiện có. Quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế, thủ tục hành chính về thuế để các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển sản xuất, tăng thu NS.

Đối với các khoản phí, lệ phí, cần công khai trên các phƣơng tiện truyền thông và niêm yết mức thu ở các nơi thu phí và lệ phí, kiểm tra thƣờng xuyên việc sử dụng biên lai thu tiền theo quy định. Tăng cừơng sự phối hợp hơn nữa giữa đội thuế với bộ phận tài chính phƣờng đối với các khoản phí, lệ phí chƣa đƣợc chú trọng nhƣ thu thuế khoán hàng quán, bãi đỗ xe, cho thuê vỉa hè, lệ phí giao thông…

Đối với nguồn thu từ các khoản thu sự nghiệp, chỉ huy động và sử dụng nguồn vốn do nhân dân đóng góp để xây dựng những công trình phục vụ nhân dân thiết thực, trực tiếp với ngƣời dân nhƣ đƣờng giao thông, nhà văn hóa, trƣờng học.

Tiến hành phân loại hộ kinh doanh theo tiêu thức hộ lớn, hộ vừa, hộ nhỏ từ để từ đó có hình thức và các biện pháp quản lý thuế phù hợp.

Cơ quan Thuế phải thƣờng xuyên chú trọng đến tính hợp pháp, hợp lý của các chứng từ và sổ sách kế toán, xử lý nghiêm những trƣờng hợp gian lận về thuế, mua bán hóa đơn trái phép, sử dụng số sách không đúng quy định hoặc hạch toán không đúng chế độ kế toán.

Đánh giá tình hình kê khai và nộp thuế của các đối tƣợng nộp thuế để từ đó có biện pháp kiểm soát thuế giá trị gia tăng đầu vào, thuế giá trị gia tăng đầu ra, doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động và thu nhập chịu thuế, so sánh với năm trƣớc. Đánh giá mức độ thất thu đối với khu vực này, tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

Đối với các khoản thu khác, ngay từ đầu quý IV của năm trƣớc các phƣờng cần rà soát tất cả các nhiệm vụ chi đặc biệt là nhiệm vụ chi xây dựng cơ bản, hoàn tất các thủ tục để thanh toán dứt điểm các khoản tạm ứng, các khoản đã đủ điều kiện chi… trƣớc khi khóa sổ ngân sách. Ngoài ra phải thực hiện thủ tục chuyển nguồn, chuyển số dƣ đúng theo luật NSNN đối với những khoản chi trong dự toán năm chƣa chi đƣợc mà đã có nguồn cấp về.

Phối hợp với các cơ quan liên quan, rà soát, nắm bắt toàn bộ số dƣ, đối chiếu, phân loại việc thu nộp tiền thuê đất của các dự án để từ đó nắm rõ khoản nào đã thu, khoản nào chƣa thu để dự toán các khoản chƣa thu vào năm sau.

Nắm rõ số đã đi vào hoạt động, số đã hết thời hạn ƣu đãi miễn thuế để tính thuế và thu đủ các khoản thuế phát sinh, tiến hành lập hồ sơ quản lý theo từng dự án. Rà soát, tổng số doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh, số doanh nghiệp đang xây dựng, số doanh nghiệp chƣa triển khai hoặc đang trong thời kỳ ƣu đã … để xây dựng khế hoạch thu NS phù hợp.

Các cấp chính quyền cần đơn giản hóa các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để phần bất động sản đó sớm đƣợc đƣa ra thị trƣờng giao dịch tạo nguồn thu cho NSNN. Đánh giá tình hình triển khai thuê đất trên địa bàn và giá đất cho thuê cùng với những đơn vị thuộc diện nộp tiền thuê đất, xác định rõ số tiền thuê đất đã nộp, số còn phải nộp đối với từng đối tƣợng. Tình hình nợ đọng tiền thuê đất, xác định nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

Quản lý thu thuế tại phƣờng: tiếp tục thực hiện ủy nhiệm thu cho các tổ dân phố với những khoản thu nhỏ và nằm rải rác trên địa bàn phƣờng.

- Nâng cao kỹ năng khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu:

Chính quyền cấp phƣờng cần sử dụng tổng hợp các kỹ năng hỗ trợ khai thác thu để hoạt động tổ chức khai thác thu ngân sách xã thực sự có hiệu quả. Theo đó, cần lập kế hoạch xác định đúng những vấn đề trọng tâm trong khai thác nguồn thu ngân sách xã (phƣờng) (mục đích của từng khoản thu là gì, làm thế nào để mọi ngƣời dân trong phƣờng có thể hiểu và nhất trí với mục đích của từng khoản thu…)

Mở rộng danh mục đối tƣợng thu cho ngân sách cấp phƣờng và tƣơng đƣơng trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp, dịch vụ, thƣơng mại… Xây dựng bộ máy hành chính thu ngân sách xã (phƣờng) tinh giản, hiệu quả.

3.2.2. Giải pháp 2: Hoàn thiện công tác chi ngân sách.

- Cơ cấu lại chi ngân sách phù hợp với nguồn lực của kinh tế địa phương:

Chi Ngân sách là vấn đề mấu chốt quyết định hiệu quả hoạt động NSNN. Vì vậy để quản lý chi ngân sách có hiệu quả cần phải thực hiện cơ cấu lại chi ngân sách hƣớng tới phát triển bền vững trong bối cảnh hiện nay, cần tập trung vào việc cơ cấu lại chi NSNN, đảm bảo phù hợp với khả năng nguồn lực của địa phƣơng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chi cải thiện chất lựơng thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.

Tăng quyền hạn và trách nhiệm trong công tác lập dự toán, quản lý và sử dụng NSNN của đơn vị sử dụng NSNN, đồng thời với việc thúc đẩy công khai, minh bạch ngân sách, tăng cƣờng trách nhiệm giải trình, tạo áp lực thực hiện có hiệu quả kế hoạch tinh giản biên chế, hoàn thiện bộ máy, sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách.

Triển khai kế hoạch tài chính trung hạn (kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch tài chính – NSNN 3 năm) mang tính định hƣớng chiến lƣợc, trong đó kế hoạch trung hạn 5 năm đóng vai trò là định hƣớng cuả cả giai đoạn, đƣợc cụ thể hóa bằng các kế hoạch trung hạn 3 năm, cập nhật các vấn đề kinh tế xã hội, làm căn cứ xây dựng dự toán hàng năm… Khắc phục căn bản tình trạng bố trí chi cho đầu tƣ phát triển vƣợt khả năng cân đối NSNN, dàn trải, kéo dài thời gian, lãng phí, nợ đọng xây dựng cơ bản, nâng cao hiệu quả đầu tƣ từ NSNN nói riêng và đầu tƣ công nói chung.

Cần triệt để tiết kiện chi thƣờng xuyên, phấn đấu giảm tỷ trọng chi thƣờng xuyên. Trong đó, giảm tỷ trong chi quản lý hành chính Nhà nƣớc chủ yếu trên cơ sở sắp xếp lại bộ máy, tinh giảm biên chế, giảm tỷ trrọng chi một số lĩnh vực.

Đối với chi quản lý hành chính: Cần ƣu tiên bố trí thỏa đáng chi bộ máy Nhà nƣớc. Tuy nhiên cần thực hiện nghiêm túc Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thực hiện công vụ, công khai trong quản lý, sử dụng NS

Đối với chi sự nghiệp kiến thiết kinh tế: cần tập trung cho những chƣơng trình, dự án trọng điểm, khuyến kích phát triển công nghiệp, dịch vụ. Vận động cá nhân, doanh nghiệp các nhà hảo tâm ủng hộ để huy động nguồn lực trong xã hội để phát triển kinh tế với phƣơng châm nhà nƣớc và nhân dân cùng làm.

Ngoài ra, để nâng cao hiểu quả công tác quản lý chi NSNN chính quyền phƣờng Hạ Lý cần kiến nghị cấp có thẩm quyền hoàn thiện định mức phân bổ, rà soát và xây dựng, bổ sung những định mức chi mới, xóa bỏ những định mức lạc hậu đảm bảo cho hệ thống định mức tiêu chuẩn có tính khoa học, sát thực tế. Thực hiện bổ sung kinh phí trên cơ sở hệ thống các chuẩn mực, tiêu chuẩn đặc biệt là trong giai đoạn bƣớc vào thời kỳ ổn định ngân sách mới.

Bảo đảm việc cấp kinh phí theo kế hoạch đƣợc giao và dự toán đƣợc duyệt, kinh phí đƣợc cấp đảm bảo thứ tự ƣu tiên, không cấp tràn lan ít hạng mục cho nhiều công trình, tránh cấp kinh phí xong lại sửa đổi thu hồi, đảm bảo có dự phòng kinh phí để xử lý khi có nhu cầu đột xuất hoặc mất cân đối giữa thu và chi trong quá trình chấp hành.

Đối với các khoản chi cá nhân thực tiếp tục thực hiện theo Chỉ thị 20 của

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, Hải Phòng (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)