5. Kết cấu của luận văn
3.3 Tóm tắt chƣơng 3
Hoàn thiện công tác quản lý thu – chi NSNN là một trong những vấn đề rất cần thiết và quan trọng nhằm góp phần sử dụng hiệu quả nhất, đúng mục đích nhất của NSNN. Đồng thời góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia, nâng cao tính công khai, minh bạch, dân chủ, bền vững trong việc sử dụng nguồn lực tài chính Nhà nƣớc nói chung và NSNN nói riêng và đáp ứng đƣợc nhu cầu trong quá trình đổi mới chính sách tài chính của nƣớc ta khi hội nhập với các nền kinh tế mới trong khu vực và trên thế giới.
Trên cơ sở khảo sát thực tế, thống kê, tổng hợp và phân tích, đánh giá thực trang công tac quản lý thu – chi ngân sách NSNN, đƣa ra các nhóm giải pháp, bao gồm cơ chế và quy trình có tính chất đổi mới cả về phƣơng thức và cách làm trong việc thu – chi NSNN, đề xuất các điều kiện cần thiết chủ yếu có liên quan đến các cấp các ngành.
Hoàn thiện công tác quản lý thu – chi NSNN tác động trực tiếp tới quyền lợi cũng nhƣ tƣ duy, cách làm của các cấp, cá ngành, các đơn vị có sử dụng NSNN trên phạm vi thành phố Hải Phòng nói chung và quận Hồng Bàng, phƣờng Hạ Lý nói riêng, đòi hỏi phải có sự đầu tƣ nghiên cứu công phu và toàn diện. Các giải pháp có tính hệ thống và xuyên suốt, phải có sự sửa đổi, bổ sung từ các văn bản pháp luật đến các văn bản hƣớng dẫn thực hiện của các bộ ,ngành và địa, đặc biệt ƣu tiên đến yếu tố con ngƣời – bởi con ngƣời là chủ thể của mọi hành động, chủ thể cải tạo thế giới, chủ thể sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần của xã hội, là thành phần cơ bản nhất của hệ thống quản lý, là nhân tố quyết định sự thành bại của bất kỳ tổ chức, cơ quan đơn vị nào trong thực hiện chức năng nhiệm vụ đƣợc giao.
KẾT LUẬN
Ngân sách phƣờng là một bộ phận của Ngân sách Nhà nƣớc. Thực hiện quản lý ngân sách phƣờng theo Luật ngân sách là một công việc khó khăn và phức tạp, ở đó các hoạt động thu – chi tài chính diễn ra đƣợc quản lý chặt chẽ và công khai, vì vậy cần có sự nhận thức đúng mức đối với cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành tài chính mà trƣớc tiên là ở cấp phƣờng. Sau khi Luật Ngân sách ngày 15/7/2020 có hiệu lực, mặc dù gặp nhiều khó khăn, các mặt hàng nhân dân làm ra tiêu thu chậm, giá thấp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm do ảnh hƣởng của đại dịch Covid 19. Đƣợc sự quan tâm của cấp ủy, Chính quyền và đƣợc sự hƣớng dẫn về chuyên môn của cơ quan quản lý cấp trên việc thực hiện quản lý NSĐP theo Luật Ngân sách nên đã có những chuyển biến tích cực, tác động mạnh góp phần tiếp tục ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
Tuy nhiên, việc quản lý thu - chi Ngân sách tại phƣờng Hạ Lý trong giai đoạn 2015-2020 vẫn còn số ít những tồn tại vƣớng mắc, nhất là những thiếu sót trong nhận thức của một số cán bộ chuyên môn trong phƣờng, tổ dân phố, trong chỉ đạo, điều hành và trong công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách trƣớc đòi hỏi của thực tiễn, cần phải khẩn trƣơng đƣa ra các giải pháp khắc phục nhằm phát huy hơn nữa vị trí, vai trò của NSĐP đối với chính quyền cơ sở.
Thông qua đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thu – chi ngân sách tại phƣờng Hạ Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng” nêu lên những kết quả bƣớc đầu và những tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại đó trong quá trình quản lý thu-chi ngân sách cấp phƣờng. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cơ bản để hoàn thiện công tác quản lý thu – chi ngân sách địa phƣơng theo Luật NSNN của phƣờng Hạ Lý trong những năm tới đạt kết quả tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí NSNN vào địa phƣơng thúc đẩy tang trƣởng toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của phƣờng Hạ Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.
Tuy nhiên, do trình độ nghiên cứu, kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn không tránh khỏi những sai sót. Do vậy, tác giả mong nhận đƣợc
những ý kiến đóng góp từ các Thầy, Cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn hoàn thiện hơn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Cô giáo TS. Nguyễn Thị Thúy Hà đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII,, Luật Ngân sách nhà nƣớc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
[2]. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII , (Kỳ họp thứ 9) Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
[3]. Chính Phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ.
[4]. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 324/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 hướng dẫn thực hiện Nghị định 163/2016/NĐ-CP.
[5]. PGS.TS. Ngô Kim Thanh, TS. Nguyễn Thị Hoài Dung (2012), Giáo trình Kỹ năng quản trị, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
[6]. Học viện Tài chính (2003), Giáo trình lý thuyết tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
[7]. Đinh Tích Linh (2003), Những điều cần biết về ngân sách nhà nước để thực hiện Luật ngân sách nhà nước mới, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
[8].MoF Dự án hỗ trợ cải cách ngân sách (2003), 100 câu hỏi và giải đáp về Luật ngân sách Nhà Nƣớc, Nhà xuất bản Tài Chính.
[9]. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng, Báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện năm đầu tiên kế hoạch năm 2020 - 2025
[10]. Ngân sách các năm 2015-2020 Quận Hồng Bàng. [11]. Ngân sách các năm 2016-2020 Phƣờng Hạ Lý.
[12]. GS.TSKH Tào Hữu Phùng (2004), An ninh tài chính quốc gia lý luận- cảnh báo- đối sách, Nhà xuất bản Tài chính 2004.
[13]. PGS.TS Lê Văn Tâm, PGS. TS Ngô Kim Thanh (2008), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
[14]. PGS.TS Hàn Viết Thuận (2008), Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.
[15]. TS. Nguyễn Thị Bích Thủy (2011), Giáo trình Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học, nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
[16]. GS.TS Vƣơng Toàn Thuyên (2011), Giáo trình Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Trƣờng Đại học Hải Phòng.
[17]. GS Đỗ Hoàng Toàn (1994), Những vấn đề cơ bản của quản trị doanh nghiệp, Nhà Xuất Bản Thống kê.