1.2.3.1 Khái niệm rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng thay đổi cả về thời lượng và chất lượng giấc ngủ. Người bệnh có thể mất ngủ, ngủ ít hoặc ngủ quá nhiều. Đặc điểm của một số rối loạn giấc ngủ như trằn trọc khó vào giấc, hay tỉnh giấc giữa chừng, khó quay trở lại giấc ngủ sau khi tỉnh giấc, cố thể rơi vào giấc ngủ một cách mệt mỏi nhưng chỉ ngủ được khoảng 1 giờ sau đó tỉnh giấc và không thể ngủ lại được, cảm giác rất buồn ngủ nhưng khi lên giường lại không ngủ được, thức giấc sớm vào khoảng 4 giờ sáng, thức giấc nhiều lần trong đêm [11], [22].
1.2.3.2 Các loại rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ có liên quan đến những xáo trộn trong giấc ngủ do các vấn đề y tế tiềm ẩn, lối sống và các yếu tố môi trường thường dẫn đến phá vỡ giấc ngủ, làm giảm chất lượng giấc ngủ. Những rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất là mất ngủ, chứng ngủ rũ, và ngưng thở khi ngủ. Cường độ có thể bị ảnh hưởng bởi kích thích khác nhau [65].
Mất ngủ
Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ được đặc trưng bởi sự khó khăn để đi vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ với các biểu hiện khó ngủ, thức dậy thường xuyên trong đêm và gặp khó khăc trong việc ngủ lại khi bị gián đoạn giấc ngủ, thức dậy quá sớm vào buổi sáng và cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Có 2 loại mất ngủ là mất ngủ nguyên phát và mất ngủ thứ phát. Mất ngủ nuyên phát có nghĩa mất ngủ không liên quan trực tiếp đến bất kì nguyên nhân y tế, môi trường hoặc bất kì lý do nào. Ngược lại
mất ngủ thứ phát có nghĩa là mất ngủ xuất phát từ hậu quả của một bệnh tâm thần hay một bệnh thực tổn nào đó hoặc đơn giản chỉ là do tác dụng phụ của thuốc hoặc một chất mà họ đang sử dụng [21]. Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất, và theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng Ngừa Bệnh (CDC) năm 2013, "đặc trưng bởi không có khả năng bắt đầu hoặc duy trì giấc ngủ hoặc nó cũng mang hình thức của sự thức tỉnh sớm vào buổi sáng và không tỉnh táo sau khi thức giấc [34]. Theo nghiên cứu của Gellis và Lichstein năm 2009 mô tả rằng tỷ lệ thực tế trong nước Mỹ ước tính khoảng 9% đến 16% đối với chứng mất ngủ mãn tính và 27% đối với thỉnh thoảng mất ngủ và kết luận với giả định rằng "giấc ngủ kém có liên quan với tăng mệt mỏi, căng thẳng tâm lý, nguy cơ tự tử, giảm chức năng miễn dịch, chi phí cao hơn y tế, tăng khuyết tật, và những giới hạn lớn hơn trong hoạt động [43]. Ngủ không đủ có liên quan đến sự phát triển và quản lý của một số bệnh mạn tính bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, béo phì, và trầm cảm [34].
Chứng ngủ rũ
Chứng ngủ rũ là một rối loạn thần kinh mạn tính gây ra bởi sự bất lực của não bộ để điều chỉnh chu kỳ ngủ- thức bình thường. Tại thời điểm khác nhau trong suốt cả ngày người bệnh có thể rơi vào giấc ngủ trong một thời gian kéo dài từ vài giây đến vài phút hoặc thậm chí lâu hơn. Con người có thể vô tình rơi vào giấc ngủ trong khi làm việc, ngay khi đang có cuộc trò chuyện, chơi một trò chơi, trong lúc ăn hoặc nguy hiểm nhất là khi đang điều khiển phương tiện giao thông hoặc đang điều khiển máy móc do đó chứng ngủ rũ là một mối nguy hiểm tiềm tàng. Trái lại với một giấc ngủ bình thường là những người bị chứng ngủ rũ lại thường xuyên trải qua sự thức giấc thường xuyên trong giấc ngủ ban đêm. Các nhà khoa học tin rằng chứng ngủ rũ có ảnh hưởng đến cơ chế não điều kiển giấc ngủ REM. Đối với một giấc ngủ bình thường thì một chu kì giấc ngủ điển hình là khoảng 100-110 phút, bắt đầu với NREM và chuyển sang giấc ngủ REM sau 80-100 phút nhưng những người bị chứng ngủ rũ thường xuyên có giấc ngủ REM trong vòng một vài phút để đi vào giấc ngủ [20].
Hội chứng chân không nghỉ là một rối loạn thần kinh đặc trưng bởi đau nhói hay những cảm giác khó chịu khác ở chân không thể kiểm soát được và có cảm giác muốn được di chuyển để giảm sự khó chịu. Các triệu chứng xảy ra chủ yếu vào ban đêm gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Hội chứng này xảy ra cao gấp đôi ở phụ nữ có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất và ảnh hưởng nghiêm trọng là ở độ tuổi trung niên trở lên và nặng lên theo tuổi tác [70].
Ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn trong lúc ngủ biểu hiện là có một hoặc nhiều khoảng ngừng thở hoặc thở nông trong lúc ngủ, thời gian tạm dừng thở có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút và có thể xảy ra 30 lần hoặc hơn trong một giờ ngủ biểu hiện bằng một hơi thở bình thường sau đó bắt đầu bằng một lần nữa hoặc với một tiếng khịt mũi to hoặc âm thanh nghẹn do đó làm gián đoạn giấc ngủ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ là nguyên nhân hàng đầu gây buồn ngủ ban ngày quá mức và cảm giác mệt mỏi trong ngày. Hiện tượng ngưng thở khi ngủ thường không được chẩn đoán, các bác sĩ thường không thể phát hiện tình trạng này trong thời gian thăm phòng bệnh thường xuyên ngoài ra không có xét nghiệm máu nào có thể giúp chẩn đoán bệnh trạng [69].