Chất lượng giấc ngủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên quan của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 28 - 34)

1.2.3.1 Khái niệm về chất lượng giấc ngủ

Chất lượng giấc ngủ là một hiện tượng phức tạp mà rất khó để xác định và đo lường một cách khách quan. Chất lượng giấc ngủ bao gồm các khía cạnh định lượng và định tính của giấc ngủ, như tổng thời gian ngủ, sự khó ngủ, độ sâu của giấc ngủ, sự thoải mái sau khi ngủ dậy [18]. Chất lượng giấc ngủ tốt có thể được định nghĩa là đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng, quá trình chuyển đổi dễ dàng từ sự tỉnh táo để ngủ, duy trì giấc ngủ yên tĩnh, không bị phá với giấc ngủ giữa đêm bởi sự thức giấc và chuyển đổi dễ dàng từ giấc ngủ đến sự tỉnh táo vào buổi sáng [74]. 1.2.3.2 Tình hình chung về chất lượng giấc ngủ và các rối loạn giấc ngủ

Theo phân tích đầu tiên trên toàn châu Phi và châu Á về vấn đề giấc ngủ do Trường Đại học Y khoa Warwick ước tính, có 150 triệu người lớn đang bị khó ngủ

và có liên quan đến các rối loạn giấc ngủ. Có 16,6 % dân số báo cáo mất ngủ và rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng khác trong các nước được khảo sát - gần 20% trong số người trưởng thành nói chung ở phương Tây theo khảo sát toàn quốc tại Canada và Mỹ [78].

Kết quả nghiên cứu từ cuộc khảo sát trực tuyến ở Ghana của Đại học Witwatersrand ở Nam Phi về chất lượng giấc ngủ của 24.434 phụ nữ và 19.501 nam giới từ 50 tuổi trở lên trong tám địa điểm ở người dân nông thôn ở Ghana, Tanzania, Nam Phi, Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam và Indonesia, và một khu vực đô thị ở Kenya khi họ kiểm tra các liên kết tiềm năng giữa các vấn đề giấc ngủ và nhân khẩu học xã hội, chất lượng cuộc sống, sức khỏe thể chất và tình trạng tâm thần cho thấy: Có sự thay đổi đáng chú ý trên khắp các nước được khảo sát - Bangladesh, Nam Phi và Việt Nam đã có mức độ rất cao của các vấn đề giấc ngủ, trong một số trường hợp vượt mức mất ngủ phương Tây. Tuy nhiên, Ấn Độ và Indonesia báo cáo mức độ tương đối thấp của các vấn đề nghiêm trọng của giấc ngủ. Nghiên cứu cũng tìm thấy một tỷ lệ cao hơn của các vấn đề giấc ngủ ở phụ nữ và các nhóm tuổi lớn hơn, các mẫu được tìm thấy ở các nước thu nhập cao hơn.

Theo Saverio Stranges là tác giả chính trong nghiên cứu này tại Trường đại học Y Warwick cùng các đồng nghiệp ở Ngianga-Bakwin Kandala thực hiện phân tích cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mức độ của các vấn đề giấc ngủ trong thế giới đang phát triển cao hơn so với suy nghĩ trước đây. Điều này đặc biệt liên quan đến nhiều nước có thu nhập thấp đang phải đối mặt với gánh nặng kép của bệnh với áp lực lên nguồn tài chính, mà còn từ một tỷ lệ ngày càng tăng của các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch và ung thư. Nghiên cứu mới này cho thấy rối loạn giấc ngủ cũng có thể đại diện cho một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng và không được công nhận ở những người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ, trong những nơi thu nhập thấp. Cũng có vẻ như vấn đề giấc ngủ không liên quan với đô thị hóa như những người được khảo sát đã được chủ yếu sống ở vùng nông thôn" [78].

Một trong những yếu tố nổi bật nhất của sự phân tích là sự khác biệt giữa các quốc gia. Bangladesh có tỷ lệ cao nhất của các vấn đề giấc ngủ trong những nước

được phân tích với 43,9 % tỷ lệ cho phụ nữ - nhiều hơn gấp đôi tỷ lệ của các nước đang phát triển và cao hơn so với 23,6 % thấy ở nam giới. Bangladesh cũng đã thấy mô hình rất cao của sự lo âu và trầm cảm. Việt Nam cũng đã có mức rất cao của các vấn đề giấc ngủ 37,6 % ở phụ nữ và 28,5 % đối với nam giới. Trong khi đó ở các nước châu Phi, Tanzania, Kenya và Ghana thấy tỷ lệ giữa 8,3% và 12,7 %. Tuy nhiên Nam Phi đã tăng gấp đôi tỷ lệ của các nước châu Phi khác 31,3 % ở phụ nữ và 27,2 % đối với nam giới. Ấn Độ và Indonesia đều có tỷ lệ rất thấp của các vấn đề giấc ngủ là 6,5 % ở phụ nữ Ấn Độ và 4,3% ở nam giới Ấn Độ. Nam giới Indonesia báo cáo tỷ lệ của các vấn đề giấc ngủ của 3,9 % và phụ nữ có tỷ lệ 4,6 % [78]. 1.2.3.3 Hậu quả của chất lượng giấc ngủ kém

Trong nghiên cứu của Sogol Javaheri và cộng sự năm 2008 [81] đã nghiên cứu phân tích ngang về chất lượng giấc ngủ và THA ở 238 trẻ em khỏe mạnh bằng cách phân tích sâu sử dụng các biện pháp khách quan để đánh giá chất lượng giấc ngủ và THA đã cho một liên kết mạnh mẽ về hiệu quả giấc ngủ kém với tăng nguy cơ tiền THA và THA. Cụ thể là huyết áp tâm thu cao hơn đáng kể trong số các thanh niên có hiệu quả giấc ngủ kém so với những thanh niên có hiệu quả giấc ngủ cao hơn. Huyết áp tâm trương cao hơn ở thanh niên có hiệu quả giấc ngủ kém so với nhóm thanh niên hiệu quả giấc ngủ cao là 24,0% so với 2,4 %, p< 0,001. Đồng thời tác giả chỉ ra rằng nghiên cứu trong tương lai là cần thiết để giải quyết việc phòng chống THA nên bao gồm không chỉ cần quản lý cân nặng, chế độ vận động mà trong nghiên cứu của ông nhấn mạnh sự cần thiết phải theo dõi số lượng và chất lượng giấc ngủ như một phần của sự kiểm soát sức khỏe. Chứng minh trong kết quả của ông cho thấy rằng mỗi lần tăng 5% hiệu quả giấc ngủ có liên quan với 0,65±0,35 mmHg giảm huyết áp tâm trương ( p=0,05). Khi hiệu quả giấc ngủ thấp đã được mô hình hóa như một tiếp xúc lưỡng phân, mô hình điều chỉnh ước tính rằng thanh thiếu niên có hiệu quả giấc ngủ thấp có huyết áp tâm thu trung bình cao hơn 3,99±1,24mmHg so với những người có hiệu quả giấc ngủ cao hơn ( p=0,002) [81].

Chất lượng giấc ngủ kém là hậu quả của các khó chịu từ người bệnh, từ các yếu tố tình huống như thực hành vệ sinh giấc ngủ chưa tốt, yếu tố sinh lý như mệt mỏi hay lo lắng liên quan đến yếu tố tâm lý cũng như các vấn đề về nhận thức, thái độ về những hành vi vệ sinh giấc ngủ. Mối quan hệ giữa các thành phần này chỉ ra rằng chất lượng giấc ngủ kém xảy ra ở người bệnh THA có thể bị ảnh hưởng bởi một hay nhiều yếu tố ảnh hưởng trên. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng sẽ được xác định bởi các yếu tố ảnh hưởng và sẽ phụ thuộc nhiều vào cường độ của yếu tố ảnh hưởng gây nên các mức độ về chất lượng giấc ngủ trên người bệnh. Kết quả là, chất lượng giấc ngủ kém gây ra những hậu quả ngắn hạn và dài hạn về cả sức khỏe thể chất và tâm lý. Đặc biệt, giấc ngủ kém ở người bệnh THA có nguy cơ thúc đẩy các biến chứng, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Như vậy, việc thúc đẩy chất lượng giấc ngủ trong chăm sóc người bệnh THA là một điều quan trọng đáp ứng nhu cầu cơ bản trong chăm sóc toàn diện của Điều dưỡng.

1.2.3.4 Chất lượng giấc ngủ ở người bệnh tăng huyết áp

Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra có mối quan hệ giữa chỉ số huyết áp và đặc điểm thay đổi sinh lý ngày đêm. Ở người trưởng thành chỉ số huyết áp ban đêm giảm khoảng từ 10-20% so với chỉ số huyết áp ban ngày [75], [72]. Tuy nhiên, áp lực máu có thể giảm hơn 20% hoặc < 10% thậm chí có thể chỉ số huyết áp tăng vào thời điểm đêm khi ngủ do đó người bệnh được phân loại thường dựa trên chỉ số huyết áp tâm thu là cực giảm (extreme dippers) với tỷ số huyết áp đêm ngày < 0,8. Giảm( dippers) với tỷ số huyết áp nằm trong khoảng từ 0,8-0,9. Không giảm ( non- dippers) với tỷ số huyết áp đêm ngày là 0,9- 1,0. Sự đảo ngược của giảm ( reverse dippers) với tỷ số huyết áp đêm ngày >1,0 [36], [75]. Kết quả hiện tượng này từ mô hình ngoại sinh của hoạt động, căng thẳng và tư thế trong 24h [47], [35] cũng như nhịp sinh học nội sinh trong hệ thống thần kinh kiểm soát huyết áp [80]. Sự thay đổi trong các nhịp sinh học nội tại có thể dẫn đến không có sự giảm huyết áp về đêm (non-dipping). Hiện tượng này thường thấy ở người bệnh THA, ở một số dạng của bệnh THA thứ phát và các rối loạn của hệ thần kinh giao cảm. Sự liên quan lâm sàng của hiện tượng này đã được chứng minh trong thực tế rằng hiện tượng không

giảm chỉ số huyết áp sinh lý đêm ngày ( non-dipping) và đặc biệt là có liên quan với tăng tần số của tổn thương cơ quan đích tăng huyết áp ( não, tim và thận), cũng như mạch máu não và các bệnh tim mạch ở người bệnh tăng huyết áp [44]. Như vậy rối loạn giấc ngủ là một yếu tố quan trọng gây ra sự phá vỡ chỉ số huyết áp sinh lí ngày đêm làm tăng tần số các biến chứng và ảnh hưởng trầm trọng đến tình trạng bệnh của người bệnh THA [44]

Hội chứng nghưng thở khi ngủ (OSA) đã được Jacek Wolf và cộng sự nghiên cứu năm 2010 chứng minh rằng có liên quan lớn đến tỷ lệ mắc các bệnh lý tim mạch và góp phần tăng tỷ lệ tử vong ở các trường hợp có biến chứng tim mạch [45]. Hiện tượng không giảm tỷ số huyết áp đêm ngày thường xảy ra ở người bệnh có hội chứng ngưng thở khi ngủ- một loại của rối loạn giấc ngủ nhất là trên đối tượng người bệnh THA. Ngay cả OSA nhẹ có thể làm tăng huyết áp ban đêm thông qua các cơ chế khác nhau bao gồm cả thiếu oxy máu, kích hoạt giao cảm, thay đổi cơ học và sự gián đoạn của giấc ngủ bình thường. OSA có thể ngăn chặn sự suy giảm huyết áp sinh lý trong lòng mạch và nghiêm trọng hơn nó có thể tăng chỉ số huyết áp về đêm so với chỉ số huyết áp lúc tỉnh táo ban ngày. OSA có thể là một yếu tố quan trọng trong việc xác định các nguy cơ tim mạch trong những trường hợp tăng huyết áp mà không giảm tỷ số huyết áp ngày đêm. Hiệu quả điều trị của OSA có thể làm giảm bớt những bất thường về thần kinh và trao đổi chất, cải thiện kiểm soát huyết áp và làm giảm nguy cơ tim mạch [45]

Kết quả nghiên cứu của Rosa Maria Bruno năm 2013 khi nghiên cứu thuần tập cắt ngang về chất lượng giấc ngủ kém trên 222 người bệnh THA điều trị ngoại trú tại trường đại học Pisa, Ytaly đã cho tỷ lệ CLGN kém chung ở đối tượng nghiên cứu là 38,2%, và có sự khác biệt giữa hai giới, tỷ lệ đó ở phụ nữ so với nam giới là 46,1% so với 30,5 % [76]. Kết luận từ nghiên cứu là có mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ kém và tình trạng THA đặc biệt là THA kháng ở phụ nữ [76].

Thời gian ngủ cũng được các nghiên cứu chứng minh là có liên quan đến tình trạng THA [73], [42], [76]. Mối quan hệ giữa tự báo cáo về thời gian ngủ và tình trạng THA được tiến hành nghiên cứu phân tích theo chiều dọc trong thời gian

1982 đến 1992 của các đối tượng đã được tham gia nghiên cứu theo dõi dịch tễ học của cuộc khảo sát vê sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia NHANES của GangWisch và cộng sự đã cho thấy thời gian ngủ có liên quan đến tình trạng THA. 131 trong số 647 người bệnh được chẩn đoán THA có số giờ ngủ nhỏ hơn 7 giờ mỗi đêm là 32%, nhiều hơn 9 giờ mỗi đêm là 8%. Ở độ tuổi từ 32 đến 59 mỗi đêm ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm là 34%, nhiều hơn 9 giờ mỗi đêm là 5%. Còn ở độ tuổi trên 60 thì thời gian ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm là 25% và nhiểu hơn 9 giờ mỗi đêm là 18%. Thời gian ngủ 7-8 giờ mỗi đêm ở độ tuổi 32-59 là 61% sơ với 57% ở độ tuổi trên 60 [42]. Ngoài ra trong kết quả nghiên cứu của Rosa Maria Bruno và cộng sự cho thấy thời gian ngủ chung không có sự khác biệt đáng kể ở hai giới 6,4± 1,6 với 6,8 ± 1,6 tiếng mỗi đêm nhưng lại có sựu khác biệt về thời gian ngủ ngắn < 6 tiếng mỗi đêm ở hai giới là 27,1 % ở nam giới với 35,7 % ở phụ nữ. Thời gian đi vào giấc > 30 phút cũng cao hơn ở phụ nữ 22,6 % với 19,7% ở nam giới. Tương tự hiệu suất giấc ngủ thấp < 85% ở phụ nữ cũng cao hơn 43,5% với 37,6% ở nam giới. Ngoài ra tỷ lệ rối loạn chức năng ban ngày cũng cao hơn ở phụ nữ [76].

Nếu như cuộc khảo sát về sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia NHANES từ năm 1982 đến 1992 chỉ điều tra về thời gian ngủ ngắn như một yếu tố nguy cơ của THA thì một nghiên cứu khác của Pooja Pansil và cộng sự cũng sử dụng dữ liệu từ cuộc khảo sát về sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia của Mỹ từ năm 2005- 2008 ( NHANES) đây là cuộc nghiên cứu quốc gia đầu tiên kiểm tra mối liên hệ giữa rối loạn giấc ngủ, thời gian ngủ, chất lượng giấc ngủ và THA ở người lớn tại Mỹ. Kết quả về các vấn đề về giấc ngủ trên 3578 người THA có kết quả về thời gian ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm là 34,7% trong khoảng tương tự như cuộc khảo sát từ năm 1982- 1992 là 32 %. Tỷ lệ người có chất lượng giấc ngủ kém là 52,4% và chỉ có 25,2% cho rằng họ không có vấn đề về giấc ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ của họ bình thường và có thể chấp nhận được [73].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên quan của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)